Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học nga phượng 1
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống. {Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu
giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành
mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó
khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù
hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc
sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ
bị thất bại trong cuộc sống.} (GDKNS trong các môn học ở Tiểu học - Tài liệu
dành cho giáo viên lớp 2.)
Nhưng thực trạng hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các
trường tiểu học cũng hạn chế, chưa có nét chuyển biến rõ rệt, về tư tưởng của
phụ huynh và giáo viên chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức văn hóa, việc dạy
và rèn kĩ năng sống cho các em cũng mang tính hình thức cho có. Giáo dục kĩ
năng sống chưa được quan tâm đúng mức nên đa phần học sinh ở các cấp học
phổ thông và cả những học sinh tốt nghiệp các trường đại học kĩ năng sống cũng
hạn chế, nhiều em hành xử những việc cơ bản nhất cũng không biết, một số học
sinh cũng có tính ích kỉ không đoàn kết với bạn, nhiều em nói tự do với thái độ
cử chỉ chưa lễ phép với người lớn, chính vì thế trong những năm gần đây vấn đề
bạo lực học đường có nguy cơ gia tăng, học sinh vi phạm pháp luật xuất hiện ở
rất nhiều lứa tuổi, điều này là nỗi lo của phụ huynh, thầy cô và cả xã hội.
Học sinh tiểu học, nhất là các em ở các lớp đầu cấp rất hiếu động, hay bắt
chước, dễ bị lôi cuốn với các diễn biến của môi trường xung quanh khi các em
nhìn thấy. Vì vậy, đối với lứa tuổi này, giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức
quan tâm, gẫn gũi với các em, phát hiện những biểu hiện lệch lạc, chia sẻ kịp
thời những vướng mắc của các em, dạy cho các em biết phân biệt cái đúng, cái
sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn
mực đạo đức và thói quen đạo đức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của các em, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em. Giáo dục kĩ
năng sống cho các em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo
viên, phụ huynh và các tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường, địa phương.
Giáo dục kĩ năng sống là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết với các em
học sinh. Chính sự cần thiết ấy, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp rèn kĩ
năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Phượng 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh có hành vi thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp
hành pháp luật, …
- Giúp học sinh có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ,
độc lập, tự tin khi giải quyết các vấn đề.
- Trang bị cho học sinh các kĩ năng cơ bản: Học để biết, Học để làm, Học
để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected] 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học .
- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2A,
trường Tiểu học Nga Phượng 1 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát tình hình thực tế việc rèn luyện kĩ năng sống tại nhà trường.
- Dự giờ đồng nghiệp.
*Phương pháp thực nghiệm:
- Vận dụng những kinh nghiệm dạy tại lớp.
- Rút kinh nghiệm tại trường.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
Đặc điểm về thể chất của trẻ. Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ
và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển
tốt. Trẻ có thể lực yếu hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào người thân những việc làm
tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo...
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của học sinh là hệ thần kinh của
trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Khả năng
kìm hãm của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các
em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô
giáo và cha mẹ cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ,
lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh
xung quanh.
Khi trẻ bắt đầu học tiểu học, các em phải tiến hành hoạt động học - hoạt
động có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động
chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; trẻ không tránh khỏi bỡ
ngỡ.
Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý, trí
nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm: tính cách,
nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ
ảnh hưởng lớn đến phát triển nhân cách, việc hình thành và rèn luyện kĩ năng
sống. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước.
Tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ bắt chước cả cái tốt và cái xấu.
Các dạng hoạt động của trẻ em được thực hiện trong các quan hệ: trẻ em -
gia đình, trẻ em - đồ vật, trẻ em - nhà trường, trẻ em - xã hội. Trong đó, quan hệ
thầy trò là mối quan hệ đặc biệt. Ở tiểu học, hành vi cử chỉ của người thầy ảnh
hưởng rất lớn đến học sinh. Các em tin tưởng tuyệt đối ở thầy cô giáo nên chúng
thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy cô giáo mình. Vì thế những
hành vi và cử chỉ của thầy cô phải luôn chuẩn mực. Ở trường, các em còn được
tiếp xúc với bạn bè, với tập thể; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không
ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected] 2