Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài
MIỄN PHÍ
Số trang
16
Kích thước
200.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
833

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục là sự nghiệp của quần

chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ

thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò

với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng

lợi nhiệm vụ đó ...” . Bác cũng đã chỉ rõ: “Trường học phải liên hệ chặt chẽ với

gia đình, với xã hội, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ. Các cơ quan chính quyền

và các cấp uỷ Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của

con em mình hơn nữa...” và Người cũng đã từng khẳng định:

" Dễ trăm lần không dân cũng chịu

Khó vạn lần dân liệu cũng xong".

GS-TS Phạm Minh Hạc Thứ trưởng thứ nhất Bộ giáo dục và đào tạo tại

hội thảo " Xã hội hoá giáo dục" năm 1994 cũng đã xác định: “ Xã hội hoá giáo

dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con

đường phát triển giáo dục ở nước ta” [3]. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã

thường xuyên có những chính sách và giải pháp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển

giáo dục của nước nhà.

Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH trung ương Đảng

khóa XI tiếp tục khẳng định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự

nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát

triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế￾xã hội."

Như vậy, có thể nói xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ có tính

phổ biến, có tính qui luật giữa cộng đồng với xã hội. Thiết lập được mối quan hệ

này là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội: “Mỗi người dân đều

nhận thấy đó là trách nhiệm của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp

hành động thực hiện, đồng thời chính họ là người hưởng thụ mọi thành quả của

hoạt động đó đem lại”. Xã hội hóa giáo dục có hai vế: mọi người có nghĩa vụ

chăm lo phát triển giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Đồng thời có

quyền được học tập, học tập thường xuyên, học suốt đời, học để biết cách sống

trong cộng đồng, lao động để tồn tại và phát triển. Hai vế này nêu rõ hai yêu cầu

của xã hội hóa giáo dục là: phải xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người

đối với giáo dục và xã hội hóa quyền lợi về giáo dục. Hai yêu cầu này có quan

hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và thực hiện liên kết, hợp đồng với

nhau. Trong đó yêu cầu về xã hội hóa quyền lợi về giáo dục là đỉnh cao, là mục

tiêu, là cốt lõi của xã hội hóa giáo dục; phải làm cho toàn xã hội đều được học

tập, tiến tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

Với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy mọi

hoạt động của nhà trường, việc quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây

dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ là hết sức quan

trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học góp phần hoàn thành nhiệm vụ

từng năm học. Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã tìm hiểu thực trạng của công

tác vận động tài trợ ở địa phương, rút ra nguyên nhân của những tồn tại cũng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!