Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn sử địa GDCD
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong trường Trung học phổ thông (THPT), hoạt động chuyên môn của tổ
chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục.
Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc
thực hiện đều phải qua các sinh hoạt định kỳ (hoặc đột xuất) giữa các thành viên
trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã
được xây dựng.Tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng
trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Chất
lượng hoạt động của tổ chuyên môn là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm
vụ như Điều lệ trường trung học đã quy định sẽ góp phần tích cực, quyết định
đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu
mới trong quá trình đổi mới giáo dục. Thực tế, trong nhà trường cho thấy có tổ
chuyên môn hoạt động tích cực, nhưng vẫn còn một số tổ chuyên môn hoạt động
chưa hiệu quả, còn tồn tại tồn tại hạn chế như: Chất lượng các buổi sinh hoạt của
tổ chuyên môn chưa đạt được những yêu cầu đặt ra, đôi lúc còn mang tính đối
phó, hình thức, nội dung họp sơ sài, chưa làm rõ được trọng tâm trong hoạt
động chuyên môn từng tuần, từng tháng; khi họp ít tập trung, thiếu ý kiến góp ý
xây dựng; tổ chức các chuyên đề chưa hiệu quả, chưa thiết thực...Một bộ phận
giáo viên nhận thức chưa đúng nên chưa tích cực tham gia vào quá trình sinh
hoạt tổ chuyên môn. Chất lượng hồ sơ của tổ chuyên môn và của một số giáo
viên chưa tốt, nội dung sơ sài chiếu lệ, chủ yếu ghi chép về các sự vụ hành
chính. Vai trò quản lý của tổ trưởng chuyên môn chưa rõ nét. Người tổ trưởng
chưa phát huy hết vai trò “thuyền trưởng” của mình, năng lực quản lí tổ chuyên
môn còn hạn chế, cách quản lý điều hành tổ chuyên môn chưa khoa học; chưa
phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng năng lực mà nhiệm vụ yêu cầu;
chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp... ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn.Trong các nhà trường nói
chung, nhà trường phổ thông nói riêng, vấn đề nâng cao chất lượng Dạy và Học
đang là vấn đề cấp bách được các nhà quản lý trăn trở và quan tâm để tìm ra
những giải pháp tối ưu.
Trong hàng loạt các hoạt động chỉ đạo ở trường học thì hoạt động quản lý,
chỉ đạo tổ chuyên môn là vô cùng quan trọng để góp phần tạo nên chất lượng
dạy và học. Bởi lẽ, tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở hành chính trong bộ máy nhà
trường; là đơn vị cơ sở cuối cùng, là nền tảng để tổ chức các hoạt động sư phạm,
nghiệp vụ đến giáo viên và học sinh. Đây cũng là nơi quản lý trực tiếp công tác
bồi dưỡng giáo viên và phát triển những điểm mạnh yếu, thuận lợi, khó khăn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]