Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp khắc phục lỗi cho học sinh khi học về đại lượng và đổi đơn vị đo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, yếu tố đại lượng và đo đại
lượng là một trong 5 mạch kiến thức cơ bản của môn Toán, nó cần được trang
bị cho học sinh Tiểu học và để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc
dạy nội dung đại lượng và đo đại lượng nhằm mục đích:
- Giúp học sinh phát triển trí thông minh, sự sáng tạo chuẩn bị điều kiện để bước
vào hoạt động thực tiễn.
- Rèn luyện một số kĩ năng thực hành, phát triển năng lực học tập Toán.
- Giúp học sinh tích lũy được những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt,
học tập của học sinh như thực hành cân các đồ vật thông dụng hàng ngày…và là
cơ sở để các em tiếp tục học các kiến thức về đại lượng ở các lớp trên.
- Việc dạy các nội dung về đại lượng và đo đại lượng trong Toán 4 có tác dụng
góp phần hình thành và rèn luyện năng lực tư duy, so sánh chuyển đổi ước
lượng, nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian….cho học sinh và hỗ trợ cho
việc học các môn học khác.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, nội dung đại lượng và đo đại lượng trong
Toán 4 bao gồm :
- Dạy học về độ dài.
- Dạy học về đo khối lượng.
- Dạy học về đo thời gian.
- Dạy học về đo diện tích.
Việc học các yếu tố về đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học nói chung và
lớp 4 nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Vì khái niệm đại lượng là
một khái niệm trừu tượng, nằm tàng ẩn trong các đối tượng vật chất cụ thể, nên
nhận thức được các khái niệm về đại lượng và đo đại lượng đặc biệt khó khăn
đối với học sinh Tiểu học. Do vậy khi giải các bài toán về đại lượng học sinh
Tiểu học thường mắc một số sai lầm, như nhầm lẫn tên đơn vị đo khi so sánh,
chuyển đổi không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng, lúng
túng trong việc thực hành đo và ước lượng… Chính vì vậy khi giảng dạy giáo
viên cần phân tích tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục những sai lầm
đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, những kiến thức liên quan về toán học hiện
đại và tâm lí học hiện đại.
Để khắc phục tình trạng trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp khắc phục
lỗi cho học sinh khi học về đại lượng và đổi đơn vị đo đại lượng toán 4”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra và đúc kết lại thành kinh nghiệm của
bản thân về biện pháp khắc phục những lỗi khi học về đại lượng và đo đại lượng
cho học sinh lớp 4A3 Trường Tiểu học Điện Biên 2, tỉnh Thanh Hóa để các em
làm toán chuyển đổi các đơn vị đo lường tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là “Một số giải pháp khắc phục lỗi cho học sinh
khi học về đại lượng và đổi đơn vị đo đại lượng toán 4” nhằm nâng cao chất
lượng môn toán cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm
- Phương pháp thông kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm:
Trong các kiến thức của môn Toán thì phần “Đại lượng và đổi đơn vị đo
đại lượng” là kiến thức khó dạy vì tri thức khoa học về đại lượng và đo đại
lượng và tri thức môn học được trình bày có khoảng cách. Các bài tập về chuyển
đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao, nó là một thuộc tính trừu tượng
của các sự vật và hiện tượng. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn
luyện tư duy tốt. Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo, các phép
tính với số đo, chuyển đổi đơn vị đo,.. tôi thấy có đầy đủ các dạng: đổi từ đơn vị
nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại rồi đổi từ danh số đơn sang danh số phức và
ngược lại... Đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình
dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học
sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Tuy nhiên, không phải mọi
học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức
toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong
khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù đã có sự
cố gắng rất nhiều. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng
mau quên, sự tập trung chung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa
bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để
khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động
tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Việc dạy học giải các dạng toán về đại
lượng trong thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa nắm vững kiến thức
khoa học của tuyến kiến thức này và chưa khai thác được quan hệ giữa tri thức
khoa học và tri thức môn học, học sinh còn hay nhầm lẫn trong quá trình luyện
tập nên hiệu quả học tập chưa cao.
Qua nhiều năm trực tiếp dạy lớp 4, trước thực tế đó tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu, tìm giải pháp rèn luyện kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và
đo đại lượng đồng thời khắc phục những sai lầm khi giải dạng toán này bởi đây
là việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng
dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và phần đại
lượng, đo đại lượng nói riêng tôi đã chọn đề tài này trao đổi và chia sẻ cùng
đồng nghiệp những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy
để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những nhược điểm.
2.2. Thực trạng của vấn đề :
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành những công việc như:
+ Phỏng vấn, tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
+ Dự giờ một số đồng chí giáo viên khối 4.
+ Khảo sát chất lượng.
+ Theo dõi thường xuyên trong quá trình giảng dạy, kết quả học tập trên
lớp, theo dõi kết quả qua các đề Kiểm tra định kì,... Để tìm ra các trường hợp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]