Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp hướng dẫn học sinh soạn bài nhằm nâng cao năng lực đọc   hiểu văn
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
233.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1217

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp hướng dẫn học sinh soạn bài nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu văn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀ VĂN MAO

***************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

VÀ CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG

THPT

Người thực hiện: Trần Thị Thu

Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2021

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Đây là đề tài tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong hai năm học 2018 –

2019; 2019 – 2020, được Tổ chuyên môn cũng như Hội đồng khoa học

Trường THPT Hà Văn Mao đánh giá xếp loại A cấp trường và được gửi cấp

ngành đánh giá (kết quả đánh giá cấp ngành chưa cao). Nhưng là giáo viên

giảng dạy thực tế được tiếp xúc và hướng dẫn các em về môn học, tôi vẫn thấy

tính khả thi, ứng dụng của giải pháp mình đưa ra nên đã tiếp tục phát triển

đề tài ở năm học này với đối tượng không chỉ dành riêng cho các em học sinh

lớp 10 mà cả lớp 11 và 12 cùng một số đồng nghiệp trong Tổ Ngữ văn. Tên đề

tài tôi đã nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc - hiểu văn bản khi

soạn bài Ngữ văn ở nhà đạt hiệu quả, tạo hứng thú và đam mê học tập.

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm

theo Quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ:

“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện

theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự

học của người học”; “Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi tuyển

sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và

công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết

quả thi”(trang 12)

Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/06/2014 Ban hành Chương trình hành

động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của

Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và

đào tạo cũng đã xác định:“Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và

đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp

đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của

các nước có nền giáo dục phát triển”(trang 3,4)

Vậy, đổi mới căn bản toàn diện là yêu cầu chung của giáo dục hiện nay.

Việc xây dựng, áp dụng những phương pháp dạy học mới, hướng tiếp cận mới

trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là vấn đề luôn được đặt

lên hàng đầu của mỗi cơ sở giáo dục nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói

chung, từng bước thực hiện đề án giáo dục thay đổi chương trình SGK sau năm

2015, đưa chương trình giáo dục phổ thông từ hướng tiếp cận nội dung sang tiếp

cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học

được cái gì đến chỗ học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục ấy, bản thân tôi với vai trò là một giáo viên,

trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Hà Văn Mao, nhận thấy một

thực tế: trong những năm trở lại đây, xu thế học lệch, học theo ban, chọn ngành

nghề theo khối đã tạo ra không ít khó khăn, bất cập trong việc lựa chọn môn học

ở các em học sinh. Các môn xã hội thường bị coi nhẹ vì ít ngành nghề hấp dẫn,

nó chỉ được lựa chọn dành cho kì thi tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, với yêu

cầu đổi mới thì môn Ngữ văn trong nhà trường lại là một môn học công cụ,

đứng đầu trong việc phát triển các năng lực cơ bản ở người học. Không những

thế, xét về góc độ đặc thù môn học, nó còn có lợi thế để giáo dục tư tưởng, tình

LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!