Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp hiệu quả trong việc dạy hát dân ca cho học sinh ở trường tiểu học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
1. Mở đầu 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm chắc chương trình dạy hát dân
ca của toàn cấp học. 5
2.3.2. Giải pháp 2: Tạo hứng thú của học sinh trong tiết dạy học hát
dân ca. 5
2.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy hát dân ca. Tạo sự chú ý, hiểu biết và
yêu thích của học sinh đối với dân ca.
8
2.3.4. Giải pháp 4: Sử dụng triệt để các trang thiết bị, đồ dùng dạy
học phục vụ tiết dạy học. 11
2.3.5. Giải pháp 5: Quan tâm phát triển khả năng âm nhạc cho học
sinh. 11
2.3.6. Giải pháp 6: Đổi mới các phương thức tổ chức hoạt động âm
nhạc ngoại khoá. 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16
3. Kết luận, kiến nghị 16
3.1. Kết luận 16
3.2. Kiến nghị 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC HĐKH NGÀNH XẾP LOẠI
0
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ở cấp tiểu học, Âm nhạc giúp học sinh: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và
tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển
những phẩm chất cao đẹp; Bước đầu trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm
nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp
và hợp tác; Bước đầu hình thành năng lực âm nhạc dựa trên kiến thức và kỹ
năng âm nhạc phổ thông, hình thành năng lực tự chủ và tự học; Bước đầu làm
quen với sự đa dạng của thế giới âm nhạc, các giá trị âm nhạc truyền
thống;Bước đầu phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình thành năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.[1]
Học sinh ở độ tuổi Tiểu học là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc. Cuộc
sống của các em không thể thiếu được loại nghệ thuật này.Trong chương trình
Âm nhạc ở Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến
lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba
dạng bài là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca, và các bài hát nước ngoài.
Dân ca là một thÓ loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, những tinh hoa
văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ được lưu truyền từ
đời này sang đời khác. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa
vào trong chương trình học của các bậc học. Thực tế hiện nay, trong chương
trình giảng dạy âm nhạc của tiểu học, các bài htas dân ca được đưa vào chương
trình còn ở mức độ khiêm tốn: 11 bài chính khóa trong quá trình 5 năm học.
Thạc sỹ Tố Mai cho rằng: “Với thời lượng khiêm tốn đó thì mong muốn học sinh
phổ thông biết nhiều bài hát dân ca và thực sự yêu âm nhạc dân tộc khó thành
hiện thực. Vốn kiến thức sơ đẳng về dân ca Việt Nam nói chung của các em rất
hạn chế”.
Ngày nay, kinh tế xã hội đang trên đà phát triển hội nhập, các em cũng
được tiếp thu các nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan
tràn trên khắp các thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không
còn biết, và chú trọng đến các làn điệu dân ca là một trong những nét văn hóa
đặc trưng riêng của quê hương mình.Mặt khác sự xâm nhập tràn lan những dòng
nhạc phong trào cộng với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu hiện tại là nguyên
nhân khách quan trực tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến
dân ca Việt Nam.
Vì vậy, là một giáo viên trực tiếp dạy môn âm nhạc tôi luôn trăn trở và đặt
cho mình câu hỏi: Phải làm gì? và làm như thế nào? để khơi dậy và duy trì được
phong trào ca hát dân ca trong nhà trường. Từ những lý do trên cùng với những
điều kiện thực tế của nhà trường, bản thân đã nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm:
“Một số giải pháp hiệu quả trong việc dạy hát dân ca cho học sinh ở trường
Tiểu học Nga Điền 2, Nga Sơn, Thanh Hóa” nhằm nâng cao chất lượng dạy
hát dân ca ở trường tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng học hát dân ca cho học sinh trường
Tiểu học Nga Điền nói 2 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]