Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp chỉ đạo, quản lý nhằm hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ giờ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, hiện tượng nghỉ học, bỏ học ở học sinh diễn ra
khá phổ biến, là mối quan tâm trăn trở của những người làm nghề (trồng người)
và cũng là mối quan tâm của các bậc phụ huynh.
Câu hỏi: Làm thế nào để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ
học, đặc biệt là học sinh chốn học đi chơi là vấn đề muôn thuở của nhà trường,
đồng thời không ít cán bộ quản lý trường học, giáo viên đã dành một thời gian
khá lớn cho công việc này.
Nguyên nhân tạo ra thực trạng trên từ nhiều phía vì tất cả đều có nguồn
gốc phức hợp. Đó có thể từ gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè. Tuy nhiên, với
chức năng là một cơ quan giáo dục chuyên biệt, nhà trường vẫn luôn giữ vai trò
chủ đạo trong việc giúp các em yên tâm học tập mà không nghỉ học, bỏ học
cũng như vận động thuyết phục học sinh bỏ học trở lại trường và xem việc đến
trường để học các môn học là (mục tiêu) của chính các em.
Được thành lập vào năm 2014, đối tượng học sinh của nhà trường phần
lớn là những học sinh trong vùng tuyển của 5 xã phía Bắc của huyện có điều
kiện kinh tế khó khăn so với các xã khác trong huyện, sự quan tâm của gia đình
và xã hội cho vấn đề về học tập cũng chưa có sự đầu tư bằng các xã khác vì
nhiều lí do(hầu hết bố mẹ đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà, người thân nuôi
dưỡng, chăm sóc; phong trào học tập chưa cao, mặt bằng dân trí của người dân
chưa cao…) với sự thiếu quan tâm của gia đình, việc nhác học của học sinh, nên
trong những năm qua việc học sinh hay nghỉ học giữa chừng, chốn học bỏ tiết để
đi chơi đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường kể cả
về chất lượng giáo dục mũi nhọn, cũng như về chất lượng giáo dục đại trà.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý
nhằm hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ giờ trong trong các buổi học ở
trường THCS&THPT Như Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này là để tìm ra các giải pháp quản
lý, chỉ đạo nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng học sinh nghỉ học trong
các buổi học ở trường THCS&THPT Như Thanh, từ đó đề xuất các giải pháp
duy trì sĩ số học sinh để phục vụ cho công tác chuyên môn của nhà trường góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số giải pháp chỉ đạo, quản lý nhằm duy trì sĩ số học sinh trong các
buổi học ở trường THCS&THPT Như Thanh”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Nghiên cứu Luật Giáo dục, Căn cứ vào Điều lệ trường THCS, THPT và
trường phổ thông có nhiều cấp học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục
của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Như Thanh;
+ Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển giáo dục -
đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]
+ Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học; các văn bản về
đổi mới giáo dục toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29- BCHTW Khóa VIII;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát để nắm tình hình việc dạy của giáo viên trên lớp.
+ Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát điều tra để nắm tâm tư,
nguyện vọng của học sinh, cũng như ý kiến phản hồi của học sinh về việc dạy
của giáo viên trên lớp.
+ Phương pháp vận động, thuyết phục, giúp đỡ: Sau khi hiểu được tâm tư,
nguyện vọng của học sinh, có những buổi gặp gỡ riêng nhằm động viên,vận
động các em, tháo gỡ khó khăn của học sinh để từ đó các em thấy được ý nghĩa
của việc học, làm cho các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Khi nghiên cứu đề tài này nhằm khắc phục nguyên nhân dẫn đến học
sinh bỏ học và hiểu biết thêm thực trạng về đời sống kinh tế, về sự quan tâm của
mỗi bậc phụ huynh đối với học sinh. Sự gắn bó mật thiết giữa nhà trường và gia
đình, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đối với đời sống kinh tế của nhân
dân cũng như phong trào giáo dục của xã nhà, nhằm tạo mọi điều kiện cho trẻ
được tiếp tục đến trường,tăng tỷ lệ về việc duy trì sĩ số của trường đạt 100%. Từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để
tạo điều kiện cho trẻ được tiếp tục đến trường, góp phần nâng cao việc duy trì sĩ
số của trường.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người. Là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững”. Vì thế Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là: “Quốc sách hàng đầu”.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lầ thứ XIII của Đảng đã khẳng đinh “Tiếp
tục phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân cao, trọng tâm là hiện đại
hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong
bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu
rộng…”. Để đạt được mục tiêu đó, trong luật Giáo dục cũng đã quy định: “ Mọi
công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình. Địa
vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Điều 10 luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đã quy định: “Trẻ em có quyền học
tập…”. Trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Điều 28, khoản e quy định
“Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học”.
Có biện pháp khuyến khích việc học ở nhà trường đều đặn và hạ thấp tỷ lệ bỏ
học.
Để thực hiện tốt việc duy trì sĩ số cho học sinh, phòng trừ mọi tệ nạn xã
hội có thể xảy ra khi có học sinh bỏ học, thì mỗi chúng ta: Gia đình - Nhà
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add [email protected]