Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
840.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1341

Rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

RÈN LUYỆN NĂNG LỰC

VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

CHO HỌC SINH LỚP 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

RÈN LUYỆN NĂNG LỰC

VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

CHO HỌC SINH LỚP 12

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn – Tiếng Việt

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

Thái Nguyên năm 2015

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được

chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Vân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới

Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy Cô giáo đã

tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp

đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường.

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Thu Thủy,

người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt

quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Trung học

phổ thông Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất,

tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Cảm

ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên tác giả hoàn thành

khóa học và luận văn này.

Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên

luận văn này còn có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý

chân thành của Thầy Cô và đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Vân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lờ

i cam đoan ..........................................................................................................i

Lờ

i cảm ơn.............................................................................................................ii

Mục lục ............................................................................................................... iii

Danh mục từ viết tắt .............................................................................................iv

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................9

5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................9

6. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 10

7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 10

NỘI DUNG........................................................................................................ 11

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................... 11

1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................. 11

1.1.1. Năng lực Ngữ văn và năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 11

1.1.2. Kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và hoạt động rèn luyện

năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ....................................... 14

1.1.3. Khả năng trí tuệ và nhu cầu phát triển năng lực của HS lớp 12............... 24

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 25

1.2.1. Thực trạng về tài liệu dạy học kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn

thơ cho HS lớp 12............................................................................................... 25

1.2.2. Thực trạng hoạt động dạy kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

cho HS lớp 12 hiện nay ...................................................................................... 27

1.2.3. Thực trạng hoạt động học kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

của HS lớp 12 hiện nay....................................................................................... 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tiểu kết ............................................................................................................... 32

Chƣơng 2. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VIẾT

VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ CHO HỌC SINH

LỚP 12 ............................................................................................................... 33

2.1. Một số yêu cầu rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ,

đoạn thơ cho học sinh lớp 12.............................................................................. 33

2.1.1. Yêu cầu về nội dung rèn luyện ................................................................. 33

2.1.2. Yêu cầu đối với hoạt động rèn luyện........................................................ 33

2.1.3. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá .................................................................. 35

2.2. Thiết kế hoạt động rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ,

đoạn thơ cho học sinh lớp 12.............................................................................. 36

2.2.1. Thiết kế hoạt động rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài

thơ, đoạn thơ cho học sinh trong giờ đọc - hiểu một bài thơ, đoạn thơ ............. 37

2.2.2. Thiết kế hoạt động rèn luyện năng lực viết văn nghị luận về một bài

thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp 12 trong giờ thực hành Nghị luận về một bài

thơ, đoạn thơ (Sách Ngữ văn 12, tập một (Cơ bản)).......................................... 51

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 62

3.1. Mục đích thực nghiệm:................................................................................ 62

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................................. 62

3.2.1. Về đối tượng thực nghiệm:....................................................................... 62

3.2.2. Về giáo viên thực nghiệm:........................................................................ 62

3.2.3. Về địa bàn thực nghiệm:........................................................................... 62

3.2.4. Kế hoạch thực nghiệm: Thời gian thực nghiệm tiến hành vào tháng 10

năm học 2014 - 2015. Chúng tôi tập trung đánh giá thực nghiệm cho đối

tượng lớp 12 học chương trình cơ bản. Theo PPCT là hai tiết Nghị luận về

một bài thơ, đoạn thơ (tiết 18 PPCT Chuẩn và tiết 6 PPCT Tự chọn)............... 62

3.3. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm.................................................... 63

3.3.1. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm..................................................................... 91

3.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................................... 91

KẾT LUẬN........................................................................................................ 95

TÀI LỆU THAM KHẢO ................................................................................. 97

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT TỪ, NGỮ VIẾT TẮT TỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ

1 GV Giáo viên

2 GD-ĐT Giáo dục và đào tạo

3 HS Học sinh

4 NLVH Nghị luận văn học

5 NDDH Nội dung dạy học

6 RLNL Rèn luyện năng lực

7 SBT Sách bài tập

8 SGV Sách giáo viên

9 SGK Sách giáo khoa

10 THPT Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật cùng với sự phát triển chưa

từng thấy của nền kinh tế đã đặt ra những yêu cầu mới với ngành GD-ĐT hiện nay.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: mục tiêu giáo dục ở thời gian này cần

nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo thế hệ trẻ thành những lao động

tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt

ra, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Hướng vào mục tiêu trên ngày

25 tháng 6 năm 2013, bộ GD-ĐT đã ban hành văn bản số 791/HD-BGDĐT trong đó

đưa ra những định hướng mới về việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau

năm 2015, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá

học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Mục tiêu của việc đổi mới này là khắc

phục những hạn chế của lối dạy truyền thống, đem lại những giờ học hiệu quả và bổ

ích cho người học. Học sinh không chỉ được lĩnh hội các tri thức, kĩ năng mà từ

những tri thức đó học sinh có khả năng vận dụng và giải quyết các tình huống trong

thực tiễn. Từ đó góp phần bồi dưỡng, phát triển những phẩm chất, năng lực sẵn có,

cần có cho HS. Như vậy việc dạy học theo định hướng PTNL cho HS vừa mang tính

thời sự đáp ứng được yêu cầu cấp bách do bộ GD-ĐT đề ra vừa mang tính thực tiễn

đáp ứng được nhu cầu của người học, nhu cầu của cuộc sống. Trước những nhu cầu

trên thì việc rèn luyện cho HS năng lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

cũng là một nhiệm vụ cần được giáo viên quan tâm và hướng tới.

1.2. Văn nghị luận có một vị trí quan trọng trong chương trình và SGK môn

Ngữ văn THPT. Việc học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất trọng

yếu của việc học văn trong nhà trường. Bởi văn nghị luận có thể thâm nhập vào mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là vũ khí khoa học và vũ khí tư tưởng sắc bén, giúp

cho con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn,

thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người. Văn nghị luận giúp HS biết vận dụng

tổng hợp các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện khả năng diễn đạt

bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy lôgic khoa học, có năng lực đánh giá, năng lực cảm

thụ thẩm mĩ….góp phần tích cực vào việc phát triển hoàn thiện nhân cách con người.

Trong văn nghị luận thì nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là một kiểu bài quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

trọng. Kiểu nghị luận này giúp HS phát triển được năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp

của tư tưởng, của ngôn ngữ nghệ thuật, nâng cao năng lực đánh giá, lập luận, diễn

đạt…Hình thành ở HS những phẩm chất cao đẹp như lòng yêu nước, lòng yêu thương

con người, làm giàu có cho tâm hồn, tình cảm, cảm xúc… Nhưng thực tế hiện nay

NDDH và PPDH chưa khai thác triệt để những ích lợi của kiểu bài này đối với người

học, việc dạy vẫn thiên về việc truyền thụ kiến thức chưa chú trọng nhiều đến việc

rèn kĩ năng, phát triển năng lực viết văn cho HS. HS chưa có thói quen tư duy, nghiên

cứu để giải quyết vấn đề. Các em chưa nắm được cách tiếp cận văn bản thơ nên việc

cảm thụ, chiếm lĩnh tác phẩm còn gặp nhiều lúng túng nhất là thơ mới. Vì thế HS

thường có tâm lí lo sợ khi phải tự lực cảm thụ hay phân tích một bài văn, bài thơ, nhất

là những bài mới không có trong chương trình. Đây thực sự là một hạn chế lớn cần

được khắc phục. Và điều đó càng trở nên cần thiết hơn khi Bộ GD-ĐT đã đổi mới

cách ra đề, không chỉ giới hạn trong những tác phẩm nằm trong chương trình SGK

nữa mà mở ra cả những tác phẩm ngoài chương trình. Nếu HS không được rèn kĩ

năng, không có các năng lực để tạo lập văn bản thì HS sẽ bị lúng túng, không thể đạt

được kết quả cao.

1.3. HS THPT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí tuệ,

tính cách. Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực toàn diện cho HS cũng như hình

thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp là điều cần thiết. Trong đó rèn luyện năng

lực viết văn nghị luận cho HS đóng một vai trò quan trọng để đáp ứng yêu cầu đó.

Nhưng làm thế nào để HS có hứng thú đối với bài học để từ đó có cơ hội phát triển ở

các em những năng lực, phẩm chất là điều mà mỗi GV trăn trở và suy nghĩ.

Xuất phát từ những lí do trên nên chúng tôi đã chọn đề tài "Rèn luyện năng

lực viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho HS lớp 12" với mong muốn

tìm ra một hướng đi, một giải pháp dù là rất nhỏ để việc dạy học Ngữ văn nói chung

và dạy học làm văn nói riêng đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng mục tiêu giáo dục và nhu

cầu xã hội.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu dạy học kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ở

trƣờng phổ thông

Văn nghị luận đã có từ lâu đời và nội dung nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

cũng đã được đề cập từ lâu trong chương trình và sách giáo khoa. Văn nghị luận là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

một thể loại văn chính của phần Làm văn trong bộ môn Ngữ văn nên từ lâu nó đã trở

thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều tác giả.

Giáo trình Làm văn (tập1), NXBGD, (1989) của tác giả Đình Cao - Lê A, đã

nghiên cứu những vấn đề cơ bản về văn bản nghị luận văn học và việc rèn luyện

phương pháp và kĩ năng làm văn nghị luận, trong đó đi sâu nghiên cứu phương pháp

và kĩ năng làm văn nghị luận văn học. Đó là kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn

văn, viết câu, dùng từ. Trong từng phần tác giả bàn luận rất tỉ mỉ và cụ thể. Ở kĩ năng

phân tích đề sau khi nêu tầm quan trọng của việc phân tích đề, tác giả hướng dẫn

người đọc tìm hiểu kết cấu một đề bài rồi cuối cùng là giới thiệu các thao tác cần tiến

hành khi phân tích đề. Ở phần kĩ năng viết đoạn văn tác giả lần lượt trình bày những

kiến thức cơ bản về dàn ý, trong đó bổ ích nhất là phương pháp làm dàn ý. Tương tự

sang phần kĩ năng viết đoạn văn các tác giả cũng lần lượt trình bày khái niệm, các kiểu

mô hình cấu trúc của đoạn văn và đặc biệt là quy trình viết một đoạn văn. Có thể nói

với cách trình bày khoa học, rõ ràng cộng với những kiến thức sâu rộng về kĩ năng làm

văn nghị luận, cuốn giáo trình của hai tác giả thực sự là tài liệu quý giá, bổ ích đối với

cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học làm văn nghị luận văn học.

Trong cuốn Làm văn - Từ lý thuyết đến thực hành, NXBGD, Hà Nội (1997)

tác giả Đỗ Ngọc Thống đã khảo sát tài liệu đề cập đến việc rèn luyện các kĩ năng làm

văn của các tác giả như: Lê A, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Trần Thanh

Đạm...Qua khảo sát, tác giả đã thống kê được 28 kĩ năng làm văn được đề cập đến

trong các tài liệu. Trong đó có một số kĩ năng được các tài liệu nhắc đến khá nhiều

như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, xây dựng đoạn văn, lập luận, chọn và trình bày

dẫn chứng…Như vậy có thể thấy đó là những kĩ năng rất quan trọng đối với quá trình

tạo lập văn bản, cần phải rèn luyện cho học sinh thực hành tốt những kĩ năng này.

Trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXBGD, (2003), tác giả Bảo

Quyến đã mang đến cho người đọc những kiến thức rất cụ thể, chi tiết về loại văn

nghị luận. Tác giả đã nêu ra phương pháp làm bài đối với từng kiểu bài nghị luận

(phân tích, chứng minh, bình luận…). Trong kiểu bài phân tích lại chia nhỏ ra từng

dạng: phân tích tác phẩm tự sự, trữ tình, phân tích nhân vật tự sự, trữ tình, phân tích

khía cạnh của tác phẩm. Tiếp đó tác giả bàn về quy trình làm một bài văn nghị luận,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!