Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với văn học.
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1338

Rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với văn học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 36-40

36 Email: [email protected]

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC

Nguyễn Thị Minh Phương - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Ngày nhận bài: 05/7/2019; ngày chỉnh sửa: 08/8/2019; ngày duyệt đăng: 16/8/2019.

Abstract: In this article, we analyze and propose a process to train comparative skills for children

in activities of familiarizing with literature which conducted in 5 steps: Listening and identifying

comparative verses; repeat comparison; conversation about comparison; say comparisons;

experience the comparison. This training process will both help children develop thinking and help

children develop language and participate in communication activities more effectively.

Keywords: Skill, comparison, preschool children, activity, literature.

1. Mở đầu

So sánh là một trong những thao tác dùng để nhận

thức thế giới, nhận thức hiện thực khách quan. So sánh

được sử dụng thường xuyên trong mọi hoạt động thuộc

tất cả những lĩnh vực khác nhau của đời sống thường

ngày. Ngay từ khi còn được bế ẵm trên tay cho tới khi

chập chững biết đi rồi tới trường mẫu giáo, có lẽ trẻ

không ít lần được nghe bà nói nựng, mẹ hát ru những lời

thơ, câu hát mang đậm các hình ảnh so sánh. Phần nào

đó trẻ hiểu về thế giới xung quanh qua các hình ảnh so

sánh trong lời mẹ ru, mẹ hát ấy. Như vậy, rõ ràng là

những câu nói, những cách nói so sánh trẻ đã được làm

quen từ rất sớm và không phải là quá xa lạ khi trẻ bước

chân vào trường mẫu giáo. Có lẽ không phải là quá khi

chúng ta nói rằng, thế giới trẻ thơ là thế giới của tưởng

tượng và so sánh. Qua tưởng tượng và so sánh, trẻ vừa

có thể khám phá và nhận thức về hiện thực, vừa có được

cách sử dụng so sánh sinh động, giúp cho lời nói thêm đa

dạng và giầu hình ảnh. “Chất màu” để nuôi dưỡng và

phát triển trí tưởng tượng và so sánh ấy cho trẻ chính là

những hoạt động kể chuyện, đọc thơ của cô trong nhà

trường, hay nói một cách khác chính là trong hoạt động

làm quen với văn học.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Sự khác biệt giữa rèn luyện so sánh cho trẻ trong

hoạt động làm quen với văn học với các loại hoạt động

khác

- Trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non, có hai

loại hoạt động nâng cao kĩ năng so sánh cho trẻ một cách

hiệu quả nhất là: hoạt động khám phá môi trường xung

quanh và hoạt động làm quen với văn học. Nếu trong

hoạt động nhận thức khám phá môi trường xung quanh,

khi cần phải nhận thức một đối tượng nào đó thì trẻ được

tiếp xúc trực tiếp với đối tượng ấy. Những đối tượng đó

thường là những vật thật (cũng có thể là mẫu vật hay

tranh ảnh…), trẻ được nhìn tận mắt, được sờ mó, cầm

nắm tận tay. Hay nói một cách khác, đối tượng tồn tại

trong hiện thực khách quan mà trẻ được tiếp xúc chính là

đối tượng cần phải nhận thức. Còn trong hoạt động làm

quen với văn học thì đối tượng cần nhận thức của trẻ lại

là những âm thanh, những câu chữ. Đó là những lời nói

mang nội dung trừu tượng không thể sờ mó, cầm nắm

mà chỉ có thể nhận thức thông qua suy luận, liên tưởng.

Những câu văn, câu thơ là thứ ngôn ngữ cô đọng, hàm

súc, giầu hình ảnh, nhiều tầng nghĩa, nhiều lượng thông

tin nên rất khó nắm bắt đối với trẻ.

- Trong hoạt động làm quen với văn học, trẻ được tiếp

xúc với câu văn, câu thơ để tìm hiểu về chúng và vì vậy

câu văn, câu thơ với cách thức tổ chức ngôn từ phải trở

thành đối tượng cần nhận thức. Nhưng ở đây, bản thân

việc tổ chức ngôn từ của câu văn, câu thơ ấy chưa phải là

cái đích cuối cùng của nhận thức văn học. Việc tổ chức

ngôn từ mới chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích. Nếu

nhận thức của trẻ chỉ dừng lại ở đấy thì câu văn, câu thơ

mới chỉ có “xác” mà chưa có “hồn”, trẻ mới chỉ tiếp xúc

được với những tín hiệu vật chất mang tính kí mã của

ngôn ngữ. Bởi vậy, việc giải mã các tín hiệu ngôn ngữ ấy

để nắm bắt được nội dung kí gửi, những điều nằm sau

các câu chữ mới là điều hết sức cần thiết. Đây mới là

“phần hồn” của câu văn, câu thơ. Vì thế có thể thấy trong

hoạt động làm quen với văn học, trẻ sẽ phải có hai lần

nhận thức: lần thứ nhất (trực tiếp) là nhận thức về cách

thức tổ chức ngôn ngữ (là hình thức, mang tính vật chất)

và lần thứ hai (gián tiếp) là nhận thức về những điều mà

tác giả gửi gắm trong hình thức ấy (là nội dung, mang

tính tinh thần). Trong hai đích này thì đích nhận thức nội

dung mới là đích giữ vai trò quan trọng nhất, là cái đích

cuối cùng của hoạt động làm quen với văn học.

- Đã nói đến hoạt động làm quen với văn học là nói

đến cảm xúc, cảm nhận, sự rung động, sự liên tưởng...

Nếu điều này là xảy ra thường xuyên với trẻ khi tham gia

hoạt động làm quen với văn học thì ngược lại, điều này

lại rất ít khả năng xảy ra khi trẻ tham gia hoạt động khám

phá môi trường xung quanh. Khi nghe một câu văn, câu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!