Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

RÈN LUYEN KĨ NĂNG KÊT HỢP NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRONG PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CÓ ĐIỀU KIỆN
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
254.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1642

RÈN LUYEN KĨ NĂNG KÊT HỢP NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRONG PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CÓ ĐIỀU KIỆN

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Trung Tiến

1

www.MATHVN.com Trường THPT Kiến An

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KẾT HỢP NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRONG

PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CÓ ĐIỀU KIỆN

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những kiến thức lượng giác đặc biệt là phương trình lượng giác (PTLG) là

một bộ phận quan trọng trong chương trình toán THPT nói chung và trong Đại số

và giải tích 11 nói riêng. Trong các đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng thường

xuyên có mặt dạng toán giải PTLG, trong đó loại PTLG có điều kiện thường làm

cho học sinh bối dối. Đa số các em gặp khó khăn trong khâu kết hợp nghiệm của

phương trình hệ quả với điều kiện của phương trình ban đầu.

Đặc thù của PTLG thường là có vô số nghiệm và công thức nghiệm cho một

PTLG có thể có những hình thức biểu diễn khác nhau. Dung lượng kiến thức ở

phần này tương đối lớn, số lượng tiết học trên lớp chỉ đảm bảo cho các em nắm

vững kiến thức cơ bản. Để giải quyết tốt các đề bài PTLG có điều kiện ở mức độ

thi đại học và cao đẳng, học sinh cần tìm tòi thêm và phải liên hệ tốt với kiến

thức về công thức lượng giác.

Nhằm giúp đỡ học sinh có kỹ năng tốt trong việc kết hợp nghiệm với điều

kiện của PTLG có điều kiện qua đó có được những phương án giải quyết tối ưu

và trọn vẹn cho mỗi bài toán PTLG có điều kiện, tôi chọn nghiên cứu chuyên đề:

“RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KẾT HỢP NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRONG

PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CÓ ĐIỀU KIỆN”

2. Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiếp cận vấn đề từ nhiều

góc độ khác nhau từ đó chọn được một phương pháp kết hợp nghiệm với điều

kiện phù hợp nhất đối với mỗi bài toán PTLG cụ thể. Qua đó có thể rút ngắn

đáng kể thời gian để có được lời giải trọn vẹn, ngắn gọn, mạch lạc.

3. Phương pháp nghiên cứu

+ Tổng hợp kiến thức, kiểm nghiệm qua thực tế dạy học.

+ Tập hợp những vấn đề nảy sinh, những băn khoăn, lúng túng của học

sinh trong quá trình giải quyết bài toán phương trình lượng giác có điều kiện. Từ

đó đề xuất các phương án giải quyết, tổng kết thành bài học kinh nghiệm.

4. Phạm vi nghiên cứu

Trong việc giải PTLG có điều kiện có thể có nhiều phương pháp kết hợp

nghiệm với điều kiện, xong tôi chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu những phương

pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhất và phù hợp với học sinh. Trong chuyên đề, tôi

Nguyễn Trung Tiến

2

www.MATHVN.com Trường THPT Kiến An

tổng hợp và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy vấn đề này mà chủ

yếu là đối với học sinh đang học lớp 11.

5. Điểm mới của chuyên đề

Chuyên đề tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng kết hợp nghiệm và

điều kiện của phương trình lượng giác có điều kiện. Đặc biệt là cố gắng giúp học

sinh nhận định được nên áp dụng phương pháp nào cho mỗi bài toán cụ thể.

Chuyên đề cũng chú ý rèn luyện cho học sinh biết kết hợp các phương pháp kết

hợp nghiệm và điều kiện trong một bài toán phương trình lượng giác.

www.DeThiThuDaiHoc.com

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!