Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện
hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở
lớp 11 trung học phổ thông
Wrought perceptual skills and language teaching reproduced image in lyrical poetry in
grade 11 high school
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 109 tr. +
Trần Thị Hồng
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn);
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho những nghiên cứu
về việc rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng. Khảo sát thực tiễn dạy học và
những biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng cho học sinh trong dạy
học thơ trữ tình ở lớp 11trung học phổ thông (THPT). Đề xuất một số biện pháp rèn kỹ
năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Keywords: Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Thơ trữ tình; Hình tượng văn học; Kỹ năng
tri giác.
Content
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay đòi hỏi con người phải có năng lực,
trình độ nhận thức, hiểu biết và phải có tầm khái quát toàn diện và sâu sắc. Để đáp ứng được yêu
cầu trên thì chất lượng giáo dục phổ thông phải được nâng cao. Cùng với các môn học khác, Ngữ
văn có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục việt Nam. Ngữ văn là bộ môn nghệ thuật,
chất liệu xây dựng là ngôn từ. Hình tượng là vấn đề sống còn của nghệ thuật ngôn từ. Chính nhờ
hình tượng được ngôn ngữ tạo thành mà hình tượng văn học có tính phi hình thể và sự tổng hợp
khái quát kì lạ.
Để hiểu tác phẩm văn chương, người đọc phải huy động thoạt đầu là tri giác và sau đó là
tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Nếu quá trình
này không xảy ra thì người đọc, dù bằng cách nào đi nữa, cũng khó có thể hiểu được sâu sắc văn
bản mình đọc.
Một xu hướng dạy học hiện đại và tiến bộ được đưa ra đó là thay đổi vị trí của người thầy
và người trò: người thầy đóng vai trò chủ đạo, thầy là người cố vấn, người kích thích, người điều