Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GD TIỂU HỌC – MẦM NON
============
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
Sinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Thảo
Lớp :10 STH2
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Phan Lâm Quyên
Đà Nẵng, tháng 5/2014
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐĐ Đạo đức
GV Giáo viên
HS Học sinh
MT Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
SL Số lượng
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
PPDH Phương pháp dạy học
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng, biểu Nội dung Trang
Bảng 1.1 Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của giảng dạy môn
ĐĐ
20
Bảng 1.2 Kết quả mức độ rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn
ĐĐ
21
Bảng 1.3 Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng
BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ
21
Bảng 1.4 Kết quả mức độ sử dụng các PPDH 22
Bảng 2.1 Kết quả mức độ hứng thú học môn ĐĐ của HS 26
Bảng 2.2 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học rèn
luyện
27
Bảng 2.3 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học dự án 28
Bảng 2.4 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học trò chơi 29
Bảng 2.5 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động đóng vai 29
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra lần 1 77
Bảng 3.2 Phân loại trình độ HS lần 1 77
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra lần 2 78
Bảng 3.4 Phân loại trình độ HS lần 2 79
Biểu đồ 1.1 Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của giảng dạy môn
ĐĐ
20
Biểu đồ 1.2 Kết quả mức độ rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn
ĐĐ
21
Biểu đồ 1.3 Kết quả mức độ nhận thức tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng
BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ
22
Biểu đồ 1.4 Kết quả mức độ sử dụng các PPDH 23
Biểu đồ 2.1 Kết quả mức độ hứng thú học môn ĐĐ của HS 26
Biểu đồ 2.2 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học rèn
luyện
27
Biểu đồ 2.3 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học dự án 28
Biểu đồ 2.4 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động dạy học trò chơi 29
Biểu đồ 2.5 Kết quả mức độ hứng thú của HS với hoạt động đóng vai 30
Biểu đồ 3.1 Kết quả kiểm tra lần 1 78
Biểu đồ 3.2 Phân loại trình độ HS lần 1 79
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................2
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................2
6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................4
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm...................................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm kỹ năng..............................................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm BVMT...............................................................................................4
1.1.2. Tổng quan về MT ..................................................................................................5
1.1.2.1. Định nghĩa MT ...................................................................................................5
1.1.2.2. Vai trò của MT ...................................................................................................6
1.1.2.3. Các tác động của con người gây ô nhiễm và hủy hoại MT................................7
1.1.2.4. Những vấn đề về MT của Việt Nam trong quá trình phát triển .........................7
1.1.3. Ý nghĩa của việc việc rèn kỹ năng BVMT cho HS Tiểu học..............................11
1.1.3.1. Mục tiêu rèn kỹ năng BVMT ...........................................................................11
1.1.3.2. Ý nghĩa của việc rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học ......11
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học........................................................11
1.1.4.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học.....................................................11
1.1.4.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học .....................................................13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................14
1.2.1. Tổng quan về môn ĐĐ ........................................................................................14
1.2.1.1. Vị trí của môn ĐĐ ở Tiểu học..........................................................................14
1.2.1.2. Những đặc điểm của môn ĐĐ ở Tiểu học........................................................15
1.2.1.3. Chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học............................................................17
1.2.2. Tìm hiểu thực tế việc rèn kỹ năng BVMT trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học ..19
1.2.2.1. Mục đích điều tra..............................................................................................19
1.2.2.2. Đối tượng điều tra.............................................................................................19
1.2.2.3. Nội dung điều tra ..............................................................................................19
1.2.2.4. Phương pháp điều tra........................................................................................19
1.2.2.5. Kết quả điều tra ................................................................................................20
1.2.3. Tìm hiểu thực tế việc học môn ĐĐ có nội dung rèn kỹ năng BVMT.................25
1.2.3.1. Mục đích điều tra..............................................................................................25
1.2.3.2. Đối tượng điều tra.............................................................................................25
1.2.3.4. Phương pháp điều tra........................................................................................25
1.2.3.5. Kết quả điều tra ................................................................................................25
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................31
Chƣơng 2: RÈN KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNGTRONG DẠY HỌC MÔN
ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC ...........................................................................................32
2.1. HỆ THỐNG CÁC BÀI HỌC CÓ NỘI DUNG PHÙ HỢP ĐỂ RÈN KỸ NĂNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC.......32
2.1.1. Hệ thống các bài học có nội dung phù hợp để rèn kỹ năng bảo vệ môi trường
trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học ........................................................................32
2.1.2. Nhận xét nội dung rèn kỹ năng bảo vệ môi trường trong dạy học môn Đạo đức ở
Tiểu học .........................................................................................................................35
2.1.2.1. Chương trình môn Đạo đức lớp 1, 2, 3.............................................................35
2.1.2.2. Chương trình môn Đạo đức lớp 4,5..................................................................35
2.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CÓ KHẢ NĂNG RÈN KỸ NĂNG
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 35
2.2.1. Cơ sở đề xuất các phương pháp dạy học .............................................................35
2.2.1.1. Dựa vào đặc điểm của các phương pháp dạy học ............................................35
2.2.1.2. Dựa vào đặc điểm các bài học Đạo đức có nội dung rèn kỹ năng bảo vệ môi
trường ............................................................................................................................36
2.2.2. Một số phương pháp dạy học có khả năng rèn kỹ năng bảo vệ môi trường trong
dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học .........................................................................................37
2.2.2.1. Phương pháp dạy học đóng vai ........................................................................37
2.2.2.2. Phương pháp dạy học dự án .............................................................................47
2.2.2.3. Pháp dạy học rèn luyện.....................................................................................58
2.2.2.4. Phương pháp trò chơi .......................................................................................66
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................75
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................76
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................................76
3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM ............................................................................76
3.3. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM............................................76
3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm...............................................................................76
3.3.2. Bố trí thực nghiệm...............................................................................................76
3.3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm.........................................................................77
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...............................................................................77
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................81
1. Kết luận......................................................................................................................81
2. Kiến nghị ...................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................83
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện đại, ngày càng đòi hỏi phải trang bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng
để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Xu
thế phát triển trong thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện tới ngành giáo dục. Ngày
xưa, nhà trường chỉ chú trọng dạy kiến thức nhưng hiện nay, bên cạnh việc dạy tri thức
thì nhà trường còn hình thành những kỹ năng, thái độ để đào tạo ra những con người
không chỉ làm chủ tri thức mà phải có những kỹ năng cần thiết trong xã hội để hội
nhập với thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nước. Đó là những con người vừa
hồng vừa chuyên. Để đào tạo ra những con người như vậy, thì công việc đào tạo
những kỹ năng phải bắt đầu từ một nền giáo dục cơ bản, đó là bậc Tiểu học.
Hiện nay, hậu quả của việc tàn phá MT đang đưa cuộc sống của loài người đến
gần hơn với hiểm họa của sự diệt vong. Không phải ngẫu nhiên mà những cơn bão lũ,
những trận động đất, sóng thần, lốc xoáy đều để lại những hậu quả khôn lường, cướp
đi sinh mạng của hàng ngàn con người. Những điều đó, buộc con người phải thay đổi
nhận thức và quan điểm về vấn đề MT, các quốc gia, các tổ chức và toàn xã hội đang
nỗ lực để tìm ra những giải pháp thích hợp đối phó với vấn đề MT.Tác nhân gây nên
những vấn đề MT hiện nay không ai khác chính là con người. Sự bùng nổ của các
ngành công nghiệp, sức ép về dân số, sự đô thị hóa nhanh chóng, vấn đề biến đổi khí
hậu, mất cân bằng về sinh thái, khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên tự nhiên… do
con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra đã làm thay đổi cuộc sống của chính con
người. Do đó, việc giải quyết vấn đề MT cũng phải bắt đầu từ chính con người, cụ thể
là phải rèn kỹ năng BVMT cho thế hệ trẻ.
Bậc Tiểu học là bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là lứa tuổi
đang phát triển và định hình về nhân cách, các em coi trọng và dễ nghe lời người lớn,
nhất là thầy cô giáo. Việc chuẩn bị cho các em những hiểu biết về MT, để các em có ý
thức, thái độ, kỹ năng BVMT là điều quan trọng đối với tương lai của đất nước.
Hiện nay, việc rèn kỹ năng BVMT là vấn đề quan trọng và cần thiết giúp HS
nhận thức đúng về MT trong thời đại mới. Để giúp HS thấy được tầm quan trọng của
MT và làm thế nào để BVMT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số
6327/BGDĐT – KHCNMT triển khai tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào các môn
2
học trong các trường phổ thông nhằm rèn kỹ năng BVMT cho HS. Việc rèn kỹ năng
BVMT trong quá trình dạy học môn ĐĐ nhằm giúp các em hiểu và hình thành, phát
triển ở các em thói quen, những hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với MT.
Mặt khác, kỹ năng BVMT là một trong số những kỹ năng sống đang được triển
khai và áp dụng trên một số trường Tiểu học. Việc nghiên cứu đề tài cũng đóng góp
một phần công sức nhỏ bé vào chương trình giáo dục kỹ năng sống cho HS Tiểu học.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kỹ năng bảo vệ môi
trƣờng cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc rèn kỹ năng BVMT cho HS Tiểu học, từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm rèn kỹ năng BVMT trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học.
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Việc rèn kĩ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến việc rèn kỹ năng BVMT trong
dạy học môn ĐĐ cho HS ở Tiểu học.
Tìm hiểu thực tế việc dạy và học các bài học có nội dung rèn kỹ năng BVMT
cho HS trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học.
Đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng BVMT cho HS trong dạy học môn ĐĐ
ở Tiểu học.
Thiết kế bài dạy có sử dụng các biện pháp nhằm rèn kỹ năng BVMT cho HS
trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học.
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc rèn kỹ năng BVMT
cho HS trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc rèn kỹ năng BVMT cho HS các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 trường
Tiểu học Trần Cao Vân qua môn ĐĐ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp đọc và phân tích – tổng hợp tài liệu
Để nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết cho đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra bằng Anket
3
Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
5.3. Phương pháp thống kê
Để phân tích kết quả thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
5.4. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các giờ dạy môn ĐĐ ở trường Tiểu học và kỹ năng BVMT của HS
ngoài giờ học.
5.5. Phương pháp thực nghiệm
Đề xuất giáo án và thực hiện giảng dạy các bài có nội dung rèn kỹ năng BVMT
trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học.
5.6. Phương pháp đánh giá và xử lí kết quả
Đánh giá, phân tích và xử lí số liệu kết quả thu được sau khi thực nghiệm
5.7. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn GV về việc rèn kỹ năng BVMT trong dạy học môn ĐĐ ở Tiểu học.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, phụ lục bảng biểu, các danh mục tư liệu
tham khảo, bảng điều tra, phụ lục…đề tài gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho HS trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu
học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm kỹ năng
Trong cuộc sống ta thường gặp rất nhiều dạng kỹ năng và có rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Kỹ năng là khả năng chuyên biệt của một cá nhân về
một hoặc một vài lĩnh vực được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào
đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng những
điều đã học vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một
nhóm hành động nhất định. Kỹ năng luôn có định hướng và chủ đích rõ ràng. Vậy, kỹ
năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi các
hành động trên cơ sở hiểu biết về kiến thức hoặc kinh nghiệm nhằm tạo ra kết quả
mong đợi.
1.1.1.2. Khái niệm BVMT
Khái niệm BVMT xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII, khi mà chủ nghĩa tư bản phát
triển mạnh mẽ, nhiều nguồn tài nguyên được phát hiện và được khai thác ngày càng
tăng lên gấp bội, các nguồn tài nguyên bị tàn phá và nhanh chóng cạn kiệt, vì vậy ý
niệm phải BVMT nảy sinh.
Lúc đầu BVMT chỉ nhằm bảo vệ những TNTN bị tàn phá như những khu rừng,
những phong cảnh tự nhiên. Con người đã thành lập ra những khu rừng cấm, những
khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ sự toàn vẹn của tự nhiên ở một khu vực nhất định.
Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, việc khai thác các nguồn tài
nguyên cũng ngày một tăng lên, việc BVMT với nghĩa như trên không còn phù hợp
nữa.
Hiện nay, BVMT không chỉ mang ý nghĩa “giữ gìn” mà nó mang ý nghĩa tổng
hợp, bao quát nhiều khía cạnh để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội,
đồng thời cũng không tàn phá MT, đó là:
- Sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ sự cân bằng sinh thái