Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn kỹ năng giải bài chương "mắt và các dụng cụ quang" vật lý 11 thông qua các câu hỏi định hướng tư duy.
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1214

Rèn kỹ năng giải bài chương "mắt và các dụng cụ quang" vật lý 11 thông qua các câu hỏi định hướng tư duy.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG

“MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG” VẬT LÝ LỚP 11 THÔNG QUA

CÁC CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ

HÀ NỘI – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI CHƯƠNG

“MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG’’ VẬT LÝ LỚP 11 THÔNG QUA

CÁC CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ

Chuyên nghành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN VẬT LÝ)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ HƯƠNG TRÀ

HÀ NỘI – 2012

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban lãnh đạo,

tập thể cán bộ, giáo viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội

đã chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS.TS. Đỗ

Hương Trà – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

chuẩn bị và hoàn thành luận văn.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường THPT Đa phúc

cùng các đồng nghiệp, các em học sinh, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên

tôi trong quá trình học tập, làm việc và thực nghiệm sư phạm.

Tôi rất mong các thầy, các cô giáo và các bạn đồng nghiệp tiếp tục giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình công tác cũng như trên bước đường học tập nghiên

cứu của mình.

Hà Nội, tháng 11 năm 2012

Nguyễn Trường Giang

ii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

PP

THPT

BT

TNSP

TH

Phương pháp

Trung học phổ thông

Bài tập

Thực nghiệm sư phạm

Trung học

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm số (x i x ) của bài kiểm tra.................................85

Bảng 3.2: Kết quả xử lí tính tham số ...............................................................86

Bảng 3.3: Các tham số thống kê ......................................................................86

iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Trang

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong dạy

học tích cực ................................................................................................ 7

Sơ đồ 1.2. Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy giải quyết vấn đề

trong dạy học vật lí ..................................................................................... 24

Đồ thị 3.1. Phân bố tần suất Lớp thực nghiệm 11A ................................... 87

Đồ thị 3.2. Phân bố tần suất Lớp thực Lớp đối chứng 11B ....................... 88

Đồ thị 3.3. Đường phân bố hội tụ lùi........................................................... 89

v

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ................................................................................................ i

Danh mục viết tắt........................................................................................ ii

Danh mục các bảng..................................................................................... iii

Danh mục các sơ đồ, đồ thị......................................................................... iv

Mục lục ....................................................................................................... v

MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC

SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TRONG

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP................................................................ 6

1.1. Phương pháp dạy và học tích cực ........................................................ 6

1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 6

1.1.2. Các đặc trưng của dạy và học tích cực ............................................. 7

1.1.3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong mô hình dạy học truyền thống.......... 8

1.1.4. Tổ chức quá trình dạy học tích cực trong mô hình dạy học truyền thống ......... 12

1.2. Câu hỏi định hướng tư duy ................................................................ 14

1.2.1. Khái niệm về câu hỏi định hướng..................................................... 14

1.2.2 .Các tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của câu hỏi........................... 15

1.2.3. Nguyên tắc đặt câu hỏi của Ivan Hanel ............................................ 15

1.2.4. Các bước đặt câu hỏi của Ivan Hanel ............................................... 17

1.2.5. Kĩ thuật đặt câu hỏi........................................................................... 18

1.2.6. Kĩ thuật thiết kế câu hỏi trong dạy học............................................. 22

1.3. Bài tập vật lí ........................................................................................ 25

1.3.1. Thế nào là bài tập vật lí..................................................................... 25

1.3.2. Vai trò của BT vật lí ......................................................................... 25

1.3.3 .Tư duy trong dạy học vật lí............................................................... 27

1.3.4 .Phương pháp giải bài tập vật lí ......................................................... 32

1.3.5. Hướng dẫn học sinh giải BT vật lí.................................................... 33

1.3.6. Kỹ năng giải bài tập vật lí................................................................ 37

1.4 .Thực tiễn của việc sử dụng câu hỏi định hướng tư duy trong việc

dạy học hiện nay nói chung và việc hướng dẫn giải BT vật lí nói riêng ......... 38

1.4.1 .Thực trạng......................................................................................... 38

vi

1.4.2 Nguyên nhân ...................................................................................... 39

1.4.3. Giải pháp khắc phục ....................................................................... 40

Kết luận chương 1....................................................................................... 41

Chương 2: SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY,

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT.

CÁC DỤNG CỤ QUANG” VẬT LÍ 11................................................... 42

2.1. Vị trí, nội dung về kiến thức của chương " Mắt. Các dụng cụ

quang" vật lí 11 chương trình vật lí phổ thông hiện hành .......................... 42

2.2. Các mục tiêu kiến thức và kĩ năng cần đạt khi dạy học chương

“Mắt. Các dụng cụ quang”.......................................................................... 43

2.2.1 .Mục tiêu kiến thức cần đạt................................................................ 43

2.2.2 .Mục tiêu kĩ năng cần đạt................................................................. 44

2.2.3. Sơ đồ cấu trúc lô gíc chương mắt và các dụng cụ quang ................. 45

2.3. Phân loại bài tập chương mắt và các dụng cụ quang........................... 47

2.3.1 Bài tập về lăng kính và thấu kính mỏng ........................................... 47

2.3.2. Bài tập về mắt và các tật của mắt ..................................................... 48

2.3.3. Bài tập về các dụng cụ quang: Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn 49

2.4. Hệ thống bài tập nhằm rèn kĩ năng giải BT chương “Mắt. Các

dụng cụ quang” ........................................................................................... 51

2.5. Soạn thảo hệ thống câu hỏi định hướng tư duy và hướng dẫn học

sinh giải một số bài tập đã soạn để rèn kĩ năng giải BT chương "Mắt.

Các dụng cụ quang" vật lí 11 THPT........................................................... 60

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 78

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm(TNSP) ....................................... 78

3.2. Nhiệm vụ của TNSP ............................................................................ 78

3.3. Đối tượng thực nghiệm........................................................................ 79

3.4. Thời điểm thực nghiệm........................................................................ 79

3.5. Tiến trình TNSP................................................................................... 79

3.6. Phân tích và đánh giá kết quả TNSP ................................................... 80

3.6.1. Đánh giá định tính về việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải

quyết vấn đề trong việc giải bài tập chương mắt và các dụng cụ quang ....

80

3.6.2. Đánh giá định lượng ......................................................................... 84

vii

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 92

1. Kết luận................................................................................................... 92

2. Khuyến nghị............................................................................................ 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 93

PHỤ LỤC................................................................................................... 95

viii

1

MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

Ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, của khoa học kĩ

thuật. Việc đổi mới trong ngành giáo dục và đào tạo, để cho thế hệ trẻ có đủ

khả năng làm chủ được khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại là vấn đề cấp

thiết. Trong việc đổi mới dạy- học thì việc đổi mới phương pháp để nâng cao

hiệu quả của việc rèn kĩ năng, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho người

học. Đặc biệt là các kĩ năng, năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn, vì vậy

trong dạy học nói chung và trong dạy học vật lí nói riêng việc đổi mới phương

pháp để nâng cao kĩ năng, năng lực sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh

đã và đang được các nhà giáo chúng tôi thực hiện trên từng bài giảng. Một

trong những tiêu chí về đổi mới phương pháp (pp) là phải tìm ra được cách

thức định hướng hành động nhận thức hiệu quả nhất dành cho học sinh, và câu

hỏi luôn là phương tiện quan trọng để có thể định hướng tư duy cho học sinh.

Thật vậy, người thầy muốn dạy tốt thì cần đưa ra câu hỏi hay để có thể khuấy

động trí tò mò của học sinh, kích thích trí tưởng tượng của chúng và tạo động

cơ tìm hiểu những kiến thức mới. Nó có thể thách thức học sinh bắt chúng phải

suy nghĩ, tìm tòi và thực hiện hành động có định hướng. Việc xây dựng và sử

dụng câu hỏi trong quá trình dạy học có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu

quả của quá trình dạy học. Qua thực tiễn dạy học vật lí ở trường phổ thông,

chúng tôi thấy nếu soạn được hệ thống câu hỏi định hướng tư duy và sử dụng

nó trong tiến trình giảng dạy, sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc rèn kĩ

năng, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho học sinh, nó giúp cho người

học có khả năng giải quyết vấn đề một cách tự lực, nâng cao được kĩ năng xử

lí tình huống gắn với thực tiễn.

Chương “ Mắt. Các dụng cụ quang “vật lí 11 là phần duy nhất trong

chương trình THPT trang bị kiến thức về quang hình học, các bài tập phần này

phần lớn có nội dung cụ thể, gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh cần được

định hướng tư duy một cách đầy đủ, để có thể vận dụng kĩ năng tự lực giải

2

quyết tốt các yêu cầu mà các bài tập đặt ra. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực

tiễn nói trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Rèn kĩ năng giải bài tập chương “

Mắt. các dụng cụ quang” thông qua các câu hỏi định hướng tư duy”.

2. Lịch sử nghiên cứu

Mục tiêu giáo dục mà Unesco đưa ra là: “Học để biết, học để làm, học

để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Để đạt được những mục tiêu đổi mới giáo dục nêu trên thì mục tiêugiáo

dục nước ta nói riêng cũng như trên thế giới nói chung luôn luôn tìm tòi, khám

phá, sáng tạo ra những PP ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn, trong xã hội

phát triển và hiện đại. Trước đây Ivan Hanel (2009) đưa ra PP đặt câu hỏi hiệu

quả cao trong dạy học.Vào tháng 12 năm 2010, trường đại học giáo dục hội

thảo với chủ đề " Dạy học với câu hỏi hiệu quả". Nhóm tác giả lớp QH 2007

Sư phạm vật lí, Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội có đề tài: Sử dụng

câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học vật lý áp dụng cho bài lăng kính và thấu

kính mỏng chương trình vật lý 11 cơ bản".

Trong cuốn lý luận dạy học vật lý ở trường trung học ở Trang 74 - 75

mục g. Tác giả cuốn sách là Giáo sư Phạm Hữu Tòng cung đề cập tới hệ thống

câu hỏi đề xuất vấn đề trong các tình huống dạy học.

Trong cuốn dạy học và tích cực, một số PP và kĩ thuật dạy học của nhóm

tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị

Thặng có đề cập đến kĩ thuật đặt câu hỏi.

Một số đề tài nghiên cứu, tìm ra các giải pháp cho việc đổi mới phương

pháp dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” như.

Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ

quang” vật lí 11 nâng cao luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thị Hu Hà - 2010.

Tổ chức hoạt động dạy học một số kiến thức chương “Mắt.Các dụng cụ

quang” vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, luận văn thạc

sĩ của tác giả Lê Đình Hưng - 2011.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!