Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN QUỐC KHÁNH
QUYỀN CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT
XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO TINH THẦN
CẢI CÁCH TƯ PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN QUỐC KHÁNH
QUYỀN CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT
XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO TINH THẦN
CẢI CÁCH TƯ PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Hưng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản
thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu và tài
liệu trình bày trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc.
Những thông tin, tài liệu này được tác giả thu thập đảm bảo tính khách quan
và trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Quốc Khánh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
HĐXX : Hội đồng xét xử
HĐTP : Hội đồng Thẩm phán
HTND : Hội thẩm nhân dân
KSV : Kiểm sát viên
LTCTAND : Luật tổ chức Tòa án nhân dân
PLTP&HTTAND : Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân
QĐĐVARXX : Quyết định đưa vụ án ra xét xử
TANDTC : Tòa án nhân dân Tối cao
TAQS : Tòa án quân sự
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
BCA : Bộ Công An
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CỦA THẨM
PHÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ...............6
1.1. Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.......................................................6
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm, mục đích của giai đoạn xét xử sơ thẩm ...................................8
1.2. Quyền của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự ..................................10
1.2.1. Khái niệm chức danh Thẩm phán ...........................................................10
1.2.2. Quyền của Thẩm phán- quyền lực công quyền tư pháp..........................11
1.2.3. Quyền của Thẩm phán- quyền quyết định số phận con người................13
1.3. Quyền của Thẩm phán một số nước trên thế giới.....................................15
1.3.1. Quyền của Thẩm phán ở Cộng hoà Liên bang Đức ...............................15
1.3.2. Quyền của Thẩm phán ở Liên bang Nga ................................................16
1.3.3. Quyền của Thẩm phán ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa......................18
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
QUYỀN CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ...........................................................................................................20
2.1. Quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên toà........................................20
2.1.1. Quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án................................................................20
2.1.2. Quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung............................................................23
2.1.3. Quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn......................................................30
2.1.4. Quyền ra Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án .................................32
2.1.5. Quyền triệu tập những người tham gia tố tụng.......................................34
2.2. Quyền của Thẩm phán tại phiên toà sơ thẩm ...........................................35
2.2.1. Quyền điều khiển phiên toà.....................................................................35
2.2.2. Quyền xét hỏi...........................................................................................36
2.2.3. Quyền xử phạt hành chính tại phiên toà .................................................38
2.2.4. Quyền trong khi nghị án..........................................................................40
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
THỰC HIỆN QUYỀN CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ
VỤ ÁN HÌNH SỰ ....................................................................................................42
3.1. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự ..................................................................................................................42
3.1.1. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán trước khi mở phiên tòa.....42
3.1.2. Thực trạng thực hiện quyền của Thẩm phán tại phiên tòa .....................46
3.2. Bối cảnh thực hiện Cải cách tư pháp .........................................................53
3.2.1. Sự cần thiết Cải cách tư pháp ở Việt Nam..............................................53
3.2.2. Định hướng Cải cách tư pháp.................................................................54
3.3. Giải pháp hoàn thiện....................................................................................57
3.3.1. Kiến nghị đối với hệ thống pháp luật......................................................57
3.3.2. Một số giải pháp khác .............................................................................62
KẾT LUẬN..............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều ghi nhận
chức năng xét xử chỉ thuộc về Tòa án. Chức năng này được Tòa án thực hiện
thông qua việc xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao
động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của
pháp luật. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành thì
hệ thống Toà án được thực hiện theo chế độ hai cấp xét xử, đó là cấp xét xử
sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Trong đó, xét xử sơ thẩm là giai đoạn trung
tâm của cả quá trình tố tụng thể hiện rõ nhất các nguyên tắc dân chủ, bình
đẳng, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; là kết quả của toàn bộ hoạt động tố
tụng điều tra, truy tố và bào chữa.
Tòa án thực hiện chức năng xét xử thông qua hoạt động của Thẩm phán
mà đặc biệt là Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà và Hội thẩm
nhân dân (HTND). Tuy nhiên, người có vị trí trung tâm, vai trò quan trọng và
cốt lõi nhất trong hoạt động xét xử là Thẩm phán được phân công làm chủ toạ
phiên toà. BLTTHS năm 2003 quy định về quyền của Thẩm phán nói chung
và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng một cách tổng thể bao hàm chung
cả nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình tố tụng
cũng như giai đoạn xét xử sơ thẩm. Nhưng những quy định này chưa thể hiện
được vai trò trọng tâm của hoạt động xét xử, việc thực hiện quyền của Thẩm
phán chưa được đầy đủ đúng vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp.
Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong thời gian qua cho thấy
quyền của Thẩm phán không được áp dụng thống nhất, tính độc lập khi xét xử
của Thẩm phán chưa được đảm bảo khi toàn bộ nguồn chứng cứ được xem
xét, chứng minh và giải quyết; trong quá trình xét xử Thẩm phán hầu như chỉ
sử dụng những chứng cứ được thu thập từ giai đoạn điều tra. Có một số phiên
toà hình sự sơ thẩm cá biệt, Thẩm phán và Hội đồng xét xử (HĐXX) sử dụng
những chứng cứ được thu thập tại phiên toà từ phía bị cáo, người bào chữa
hoặc người làm chứng để xem xét và tuyên án theo hướng có lợi cho bị cáo.