Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
785

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ NGỌC QUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ NGỌC QUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU NGA

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử

dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu

trong luận văn được tập hợp tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và chưa từng

được ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Lâm Bình, ngày 18 tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Quân

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế &

Quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy chương trình Cao học;

các cán bộ của Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

thực hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thu

Nga - Người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ, công chức của Ủy ban nhân

dân huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình

cung cấp tài liệu thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích

lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Lâm Bình, ngày 18 tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Quân

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii

MỤC LỤC.........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................vi

DANH MỤC BẢNG........................................................................................vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn ........................................... 3

4. Ý nghĩa khoa học của Đề tài .......................................................................... 3

5. Kết cấu của Luận văn..................................................................................... 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI...................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới............ 5

1.1.1. Lý luận về quản lý nhà nước.................................................................... 5

1.1.2. Lý luận về nông thôn mới ........................................................................ 6

1.1.3. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới...................................... 15

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới....... 27

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới tại huyện

Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 27

1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới tại huyện

Yên Định, Thanh Hóa ...................................................................................... 30

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang ............ 32

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 34

2.1. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài .................................................................. 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 34

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 34

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin.............................................. 36

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin ............................................................ 38

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 38

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng xây dựng nông thôn mới ................... 38

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý nhà nước về xây dựng NTM .. 39

iv

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG41

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lâm Bình...........................41

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................41

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .........................................................................42

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

trong thời gian qua ...........................................................................................46

3.2.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới ..................................................................................46

3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm

Bình, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua ...................................................63

3.3.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ................63

3.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính

sách về xây dựng nông thôn mới .....................................................................75

3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới............78

3.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới........81

3.3.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.............................90

3.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang...........................................................92

3.4.1. Những kết quả đạt được .........................................................................92

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .........................................93

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH

TUYÊN QUANG............................................................................................97

4.1. Chủ trương, quan điểm của tỉnh Tuyên Quang về xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2021 - 2025.......................................................................................97

4.1.1. Mục tiêu .................................................................................................97

4.1.2. Định hướng xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình giai đoạn 2021

- 2025................................................................................................................98

4.2. Giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện

Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.........................................................................106

4.2.1. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp

và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới ................................106

4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở về chương trình xây

dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức ....................................................107

4.2.3. Tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Tuyên Quang

v

chung sức xây dựng nông thôn mới” .............................................................108

4.2.4. Kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia từ cấp huyện

đến cấp xã.......................................................................................................110

4.2.5. Tập trung chỉ đạo sản xuất phù hợp với lợi thế của địa phương, nâng cao

thu nhập cho cư dân nông thôn ......................................................................111

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn

mới..................................................................................................................112

4.3. Kiến nghị.................................................................................................113

4.3.1. Kiến nghị với các Bộ, ngành ở Trung ương.........................................113

4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Tuyên Quang ...................................................113

4.3.3. Kiến nghị đối với cấp xã ......................................................................113

KẾT LUẬN...................................................................................................115

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................116

PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................120

vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA

1 BCĐ Ban chỉ đạo

2 BCH Ban chấp hành

3 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4 CHQS Chỉ huy quân sự

5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

6 CTMT Chương trình mục tiêu

7 DN Doanh nghiệp

8 GTNT Giao thông nông thôn

9 HĐND Hội đồng nhân dân

10 HTX Hợp tác xã

11 KT-XH Kinh tế - xã hội

12 MTQG Mục tiêu quốc gia

13 MTTQ Mặt trận Tổ quốc

14 NNLN Nông nghiệp lâm nghiệp

15 NNNDNT Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

16 NSNN Ngân sách Nhà nước

17 NT Nông thôn

18 PT Phát triển

19 TDP Tổ dân phố

20 THCS Trung học cơ sở

21 TW Trung ương

22 UBND Ủy ban nhân dân

23 XDNTM Xây dựng nông thôn mới

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại mức điểm đánh giá .......................................................... 36

Bảng 3.1: Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới.................................................... 47

Bảng 3.2: Tiến độ thực hiện 12 tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm

2020................................................................................................ 48

Bảng 3.3: Tiến độ thực hiện 05 tiêu chí vườn mẫu nông thôn mới năm 2020 51

Bảng 3.4: Đánh giá công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông

thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.......................... 65

Bảng 3.5: Đánh giá công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý

nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm

Bình, tỉnh Tuyên Quang ................................................................. 77

Bảng 3.6: Đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang................. 80

Bảng 3.7: Đánh giá chính sách huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn

mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.................................. 83

Bảng 3.8: Kết quả phân bổ vốn đầu tư phát triển và trái phiếu Chính phủ thuộc

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới............. 84

Bảng 3.9: Kết quả phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG

xây dựng nông thôn mới................................................................. 85

Bảng 3.10: Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây

dựng nông thôn mới........................................................................ 88

Bảng 3.11: Đánh giá công tác tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông

thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.......................... 90

Bảng 3.12: Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên

Quang.............................................................................................. 91

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn Việt Nam được xác định là địa bàn rộng lớn trải khắp các vùng

miền và chiếm hơn 70% dân số cả nước. Địa bàn nông thôn được xác định là địa bàn

chiến lược, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính

trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo

vệ môi trường sinh thái. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị,

Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Điều này được cụ thể

hóa trong Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp,

nông dân, nông thôn với quan điểm: cần có bước phát triển mới về nông nghiệp, nông

thôn và nông dân, trong đó chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân

nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững;

xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế

và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội nông thôn ổn định; xây dựng giai cấp

nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững,

bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nông thôn mới chính là giải pháp quan trọng thiết

thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW

khóa X đã đề ra, không những mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân nông thôn mà

còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trong cả

nước.

Huyện Lâm Bình là một huyện miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang

trong đó có 8 xã và 70 thôn, với diện tích tự nhiên 78.152,17 ha; dân số 31.468 người

trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm trên 100%. Thời gian qua chương trình

mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã được cấp ủy,

chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở triển khai nghiêm túc, kịp thời, huy động

được cả hệ thống chính trị tham gia vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

nông thôn mới, đô thị văn minh” với sức lan tỏa mạnh mẽ trong khắp các làng bản

vùng cao với nhiều công trình, mô hình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,

góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có sự chuyển biến rõ nét. Tính đến tháng 6 năm

2

2020, toàn huyện đã kiên cố hóa kênh mương bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn được 53

km; bê tông hóa 15 km đường giao thông nông thôn; xây dựng được trên 21 nhà văn

hóa thôn, bản gắn với sân thể thao và khuôn viên. Cùng với đó, nhiều mô hình tự

quản về an ninh trật tự, vệ sinh đường làng ngõ xóm, giúp nhau phát triển kinh tế

cũng đã được Ban Công tác mặt trận ở các khu dân cư thành lập và phát huy có hiệu

quả. (http://lambinh.tuyenquang.gov.vn)

Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn

còn có những khó khăn cả về cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư, chuyển giao khoa

học công nghệ, nhận thức của đội ngũ cán bộ có lúc, có nơi chưa thật đầy đủ và chưa

tích cực vào cuộc, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ

nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều

vấn đề xã hội bức xúc ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho cư dân nông thôn. Hơn nữa, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài,

không thể làm gấp và làm vội, và hơn nữa xây dựng nông thôn mới cũng chưa kết thúc

khi các địa phương hoàn thành các tiêu chí đề ra mà cần tiếp tục duy trì và nâng cao

hơn chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Xuất phát từ những lí do trên và từ thực tế quá

trình khảo sát tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, tác giả lựa chọn đề tài “Quản

lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” làm

đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở để nâng cao hơn hiệu quả quản lý

nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước,

nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới;

+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới;

làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm;

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về xây

dựng nông thôn mới;

3

+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài đi sâu nghiên cứu những nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thực trạng quản lý nhà

nước về xây dựng nông thôn mới; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế từ

đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang nói riêng

và cả nước nói chung.

Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Lâm Bình, tỉnh

Tuyên Quang.

Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ 2018 đến 2020. Dữ liệu sơ

cấp khảo sát vào tháng 10, 11 năm 2020.

4. Ý nghĩa khoa học của Đề tài

- Về mặt khoa học: Đề tài sẽ tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản

lý nhà nước, nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

- Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây

dựng nông thôn mới để chỉ ra những điểm còn hạn chế, tồn tại đối với việc quản lý

nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và

nguyên nhân của hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp giải pháp, kiến nghị

thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn

mới ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung.

Ngoài ra, luận văn cũng là một công trình nghiên cứu có độ tin cậy, đảm

bảo tính học thuật, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu

liên quan.

4

5. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong xây dựng

nông thôn mới

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện

Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!