Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn thị xã nghi sơn, tỉnh thanh hoá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
LÊ THỊ THU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
THANH HÓA, 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH
LÊ THỊ THU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 8.319.042
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Tạo
THANH HÓA, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Tạo. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong luận văn này là do bản thân tôi tìm hiểu, điều tra, khảo sát, tổng hợp.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..........................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................7
4. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu...................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................8
6. Đóng góp của luận văn................................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA VÀ
TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ NGHI SƠN..........................................................10
1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về văn hóa............................................10
1.1.1. Các quan niệm và khái niệm:..............................................................10
1.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý nhà nước về văn
hóa hiện nay..................................................................................................12
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về văn hóa............................15
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa...............................................18
1.2. Tổng quan về thị xã Nghi Sơn................................................................32
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên...............................................................................32
1.2.2. Đặc điểm kinh tế.................................................................................35
1.2.3. Đặc điểm dân cư..................................................................................38
1.2.4. Di sản văn hóa.....................................................................................38
Tiểu kết:........................................................................................................42
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ NGHI SƠN........................................................................43
2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn lực quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn
Thị xã Nghi Sơn............................................................................................43
ii
2.1.1. Tổ chức bộ máy...................................................................................43
2.1.2. Nguồn lực quản lý nhà nước về văn hóa.............................................48
2.2. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn...........50
2.2.1. Xây dựng các văn bản quản lý............................................................50
2.2.2. Xây dựng các nguồn lực cho hoạt động văn hóa.................................51
2.2.3.Tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa...........................55
2.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát..............................................84
2.3. Đánh giá chung......................................................................................84
2.3.1. Những kết quả đạt được......................................................................84
2.3.2. Những hạn chế....................................................................................86
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập:..........................................88
Tiểu kết:........................................................................................................89
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
NGHI SƠN...................................................................91
3.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ quản lý văn hóa trong bối cảnh phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập thế giới..................................................91
3.1.1. Phương hướng.....................................................................................91
3.1.2. Mục tiêu..............................................................................................92
3.1.3. Nhiệm vụ.............................................................................................94
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa....................95
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho nhân dân và các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở
về vai trò của văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa.....................................95
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , phát huy vai trò quản lý của các
cấp chính quyền địa phương.........................................................................96
3.2.3.Tăng cường nguồn lực cho văn hóa và quản lý văn hóa......................98
3.2.4. Tăng cường các hoạt động quản lý văn hóa......................................101
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt
động văn hóa...............................................................................................106
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị.................................................................108
iii
3.3.1. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.............108
3.3.2. Kiến nghị với Thị Ủy, UBND Thị xã Nghi Sơn................................109
3.3.3. Đối với chính quyền cấp xã, phường.................................................109
Tiểu kết:......................................................................................................110
KẾT LUẬN......................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................113
PHỤ LỤC ........................................................................................................120
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
KTXH Kinh tế xã hội
Nxb Nhà xuất bản
QĐ Quyết định
QLNN Quản lý nhà nước
QLVH Quản lý văn hóa
TDTT Thể dục thể thao
Tr Trang
UBND Ủy ban nhân dân
VHTT Văn hóa thông tin
VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch
VHXH Văn hóa xã hội
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê chuyên ngành đào tạo của cán bộ văn hóa Thị xã Nghi Sơn...48
Bảng 2.2: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng gia đình văn hoá năm 2020........57
Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp kết quả xây thôn, tổ dân phố văn hóa năm 2020..........59
Bảng 2.4: Các loại hình di tích đã được kiểm kê bảo vệ ở Thị xã Nghi Sơn.......70
Bảng 2.5: Phân bố di tích lịch sử - văn hóa ở Thị xã Nghi Sơn theo xã, Phường....71
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là sợi dây xuyên suốt từ quá khứ tới hiện tại và tương lai của một
dân tộc. Không có sự thay thế, chỉ có sự kế thừa, chuyển đổi, phát triển, thích
nghi. Không phải là bắt chước, sao chép mà là học tập, tham khảo, tiếp thu những
gì cần thiết phù hợp để phát triển. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa luôn giữ vai trò là động lực, là mục
tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là hệ điều tiết nhằm khắc phục
những mâu thuẫn vốn có của nền kinh tế thị trường. Sự tác động của văn hóa đối
với phát triển kinh tế và xã hội được thực hiện thông qua việc thiết lập và ứng
dụng những khuôn mẫu, giá trị đạo đức, giá trị tinh thần được xã hội thừa nhận, từ
đó định hướng cho KTXH phát triển theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Để “Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển KTXH” thì việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa trở nên rất
cấp thiết và được quan tâm hơn bao giờ hết. Công tác quản lý nhà nước về văn
hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước,
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo thông qua việc
ban hành các nghị quyết và ngày càng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật. Các nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII;
Nghị quyết Trung ương 10 khóa IX; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI, XII
đã nhất quán đưa ra các định hướng theo mục tiêu thúc đẩy, đầu tư, tổ chức và
phát triển văn hóa ngày một hiệu quả hơn. Trong quá trình đổi mới, phát triển đất
nước, việc làm tốt công tác quản lý văn hóa là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, lâu
dài và có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển KTXH của địa phương.
Thị xã Nghi Sơn là vùng đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hoá,
trung tâm Thị xã cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Nam theo quốc lộ
1A. Thị xã Nghi Sơn nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Tây Nam của Tỉnh
Thanh Hóa và là 1 trong 15 khu kinh tế ven biển quốc gia. Nơi đây hội tụ đồng
thời cả 3 vùng sinh thái: vùng biển, đồng bằng, trung du và bán sơn địa, chính
là điều kiện thuận lợi để Thị xã Nghi Sơn thực hiện sự phát triển đa dạng, tổng
hợp các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bao gồm cả kinh tế biển,
2
đồng bằng và kinh tế miền núi bán sơn địa. Thị xã Nghi Sơn có hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt thuận lợi, có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc -
Nam chạy xuyên suốt chiều dài của Thị xã, cùng với các tuyến đường tỉnh lộ
nối các cảng biển trong Khu kinh tế Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, Cảng
hàng không Thọ Xuân. Với hệ thống đa dạng các cảng biển, cảng tổng hợp,
cảng chuyên dụng là đầu mối trung chuyển, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu
hàng hoá phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá và các vùng lân cận.
Đóng góp chung vào sự nghiệp đổi mới đất nước, Thị xã Nghi Sơn đã đạt được
những thành tựu to lớn về lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Công tác quản lý nhà nước về văn
hoá đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn Thị
xã. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân đã từng bước được đáp ứng, mức
hưởng thụ văn hóa được nâng lên. Những văn bản quy phạm pháp luật của nhà
nước và chính quyền địa phương về văn hóa được ban hành đã có tác động tích
cực đến đời sống văn hóa của nhân dân trên toàn Thị xã. Các hoạt động văn
hoá từng bước được nâng cao về chất lượng và hướng về phục vụ cơ sở nhiều
hơn. Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm văn hoá đã được chú ý.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị hoạt động văn hoá bước đầu được đầu tư. Hệ
thống thiết chế văn hoá - thể thao từng bước được xây dựng. Nếp sống văn hoá
mới đã và đang được hình thành.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về văn hóa của Thị xã Nghi Sơn
trong những năm gần đây đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và
bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
văn hóa còn thiếu đồng bộ, chưa coi trọng đúng mức công tác nghiên cứu, tổng
kết về quản lý nhà nước về văn hóa; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ở
các cấp không theo kịp sự phát triển; ngân sách đầu tư cho hoạt động văn hóa
hàng năm còn hạn hẹp, chưa huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội để đầu
tư phát triển văn hóa; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động của ngành còn
thiếu và yếu; vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống chưa
được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả; hoạt động kinh doanh dịch vụ
văn hóa đã và đang phát sinh nhiều tiêu cực, các tệ nạn xã hội đang có chiều
3
hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong, mỹ tục và môi trường
văn hoá của Thị xã Nghi Sơn. Tất cả những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên
nhân đó là công tác quản lý nhà nước về văn hóa chưa thực sự mang lại hiệu
quả.
Muốn giải quyết được những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong việc quản lý
hoạt động văn hóa trên địa bàn Thị xã cần phải có một quy hoạch tổng thể, có
chính sách, chiến lược phát triển văn hóa đúng đắn và đặc biệt phải có những
giải pháp mang tính khả thi cao để quản lý tốt các hoạt động văn hóa trên địa bàn
Thị xã. Trong quá trình học tập và nghiên cứu chuyên ngành quản lý văn hóa,
đồng thời là người công tác trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhận thức được vai
trò quan trọng, cũng như tính cấp thiết của công tác quản lý nhà nước về văn hóa
trên địa bàn thị xã Nghi Sơn tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về văn hóa
trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình. Qua quá trình nghiên cứu, tôi hi vọng sẽ góp thêm một phần trí tuệ vào
việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa, đóng góp vào sự
phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã Nghi Sơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Quản lý nhà nước về văn hóa là vấn đề luôn mới, có nhiều sự biến đổi và
khá thời sự, chính vì vậy luôn nhận được sự quan tâm của nhiều học giả từ
những công trình nghiên cứu đến bài viết khoa học, các luận văn, luận án đã
được nghiệm thu, công bố. Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả luận văn rất quan
tâm đến các công trình đi trước.
Bàn về lý luận quản lý văn hóa, năm 1994, tác giả Phan Văn Tú đã biên
soạn tập bài giảng “Cơ sở lý luận của quản lý văn hóa”, tài liệu lưu hành nội bộ
thuộc trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Nội dung tập bài giảng nêu bật cơ sở lý
luận cơ bản trong công tác quản lý văn hóa. Bốn năm sau (1998), tác giả cùng
với các cộng sự: Nguyễn Văn Huy, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị
Duyên xuất bản sách “Quản lý hoạt động văn hóa”, Nxb Văn hóa - Thông tin
(VHTT) [71] Nội dung cuốn sách tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu: chính
sách quản lý, hoạt động văn hóa, nội dung quản lý hoạt động văn hóa và xây
4
dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay.
Năm 2002, tác giả Lê Như Hoa cho ra mắt “Văn hóa vì sự phát triển xã
hội”, Nxb Lao động, Hà Nội [39]. Quá trình phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và
phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục văn hóa và
sự nghiệp phát triển xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xã hội hóa hoạt
động văn hóa…là những nội dung chính mà cuốn sách đề cập.
Cùng năm 2002, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản giáo
trình “Lý luận văn hóa và Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam”, do
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành [40]. Sách gồm 02 phần chính là lý luận
văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng. Hai phần này không tách rời mà đan
xen với nhau, sự phát triển về lý luận thúc đẩy quá trình hoàn thiện đường lối,
tạo điều kiện để lý luận thâm nhập vào thực tiễn, soi sáng thực tiễn.
Năm 2006, tác giả Hoàng Vinh cho ra mắt tập sách “Những vấn đề văn
hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, Nxb VHTT và Viện Văn hóa Hà
Nội [78]. Tác giả bàn về những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam
hiện nay như: Di sản văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng,
hoạt động vui chơi giải trí và vai trò của nó trong đời sống xã hội, cội nguồn của
văn hóa và đạo đức…
Năm 2015, Đinh Xuân Dũng: “Mấy vấn đề văn hóa Việt Nam hiện nay -
thực tiễn và lý luận”, Nxb Lao động, Hà Nội [16]. Cuốn sách đã đề cập đến
những vấn đề căn cốt và nêu bật một số nét về thực trạng và công tác nghiên cứu
lý luận văn hóa Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu về chính sách văn hóa
như: Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn
thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam. Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội [67]. Tác
phẩm đề cập đến những khái niệm về văn hóa, quản lý và quản lý văn hóa, giới
thiệu những chính sách về văn hóa của các quốc gia trên thế giới, tình hình xây
dựng và hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu
này, bước đầu làm rõ những vấn đề trên phương diện lý luận của chính sách văn
hoá và mối quan hệ giữa chính sách với thực tiễn quản lý văn hóa như: đại
5
cương về chính sách văn hóa, chính sách văn hóa của Việt Nam và một số nước
trên thê giới, nội dung hoạch định và thực thi chính sách văn hóa. Năm 2012, Lê
Thị Hiền, Phạm Bích Huyền, Lương Hồng Quang, Nguyễn Lâm Tuấn Anh :
“Giáo trình Chính sách văn hóa” (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Lao động,
Hà Nội [26]. Đây là cuốn giáo trình được biên soạn công phu khái quát các vấn
đề nghiên cứu của chính sách văn hóa.
Những công trình nghiên cứu này, bước đầu làm rõ những vấn đề trên
phương diện lý luận văn hoá, công tác quản lý văn hóa, như: mối quan hệ giữa
văn hóa và kinh tế, đại cương về quản lý hoạt động văn hóa, chính sách văn hóa,
nội dung quản lý hoạt động văn hóa, quản lý xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
hiện nay và cho thấy được tính căn bản về hệ thống chính sách văn hóa, công cụ
quản lý nhà nước ở một số nước trên Thế Giới và Việt Nam.
Đồng thời, còn có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về
văn hóa như: Vũ Thị Phương Hậu (2008): Quản lý nhà nước trên văn hóa
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
nội [34]. Tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận mà thực tiễn đặt ra, đồng
thời cũng chỉ ra những mặt yếu kém trong công tác quản lý nhà nước và đưa ra
một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước.
Năm 2009: Nguyễn Thị Vân, “Quản lý nhà nước một số hoạt động văn hóa
ở thành phố Thanh Hóa hiện nay – thực trạng và giải pháp” (Học viện Chính trị
- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) [56]. Luận văn nghiên cứu về vấn đề quản
lý nhà nước về một số các hoạt động văn hóa ở thành phố Thanh Hóa, đồng thời
luận văn cũng đề xuất đưa ra các giải pháp, góp phần quan trọng trong công tác
quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Bùi Quốc Chiều (2011), Quản lý nhà nước về văn hóa ở Thành phố Thái
Nguyên, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, Trường Đại học văn hóa Hà Nội, Hà
Nội [12]. Luận văn này đã nêu ra được thực trạng công tác quản lý nhà nước trên
địa bàn và đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước trên địa bàn
Năm 2012: Trịnh Văn Quyết "Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn
6
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay", Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá:
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội [53]. Luận văn làm rõ thực trạng quản lý nhà
nước về văn hóa trên địa bàn, những thành tựu đạt được và những hạn chế, tồn
tại, nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận văn cũng đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn trong thời
gian tới.
Cùng năm 2012, La Thị Trang: “Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa
bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá:
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội [68]. Luận văn làm rõ thực trạng quản lý nhà
nước về văn hóa trên địa bàn, những thành tựu đạt được và những hạn chế, tồn
tại, nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận văn cũng đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn trong thời
gian tới.
Kết quả nghiên cứu của các tài liệu trên sẽ làm tiền đề sáng tỏ về phương
diện lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước trên văn hóa, về quản lý nhà nước
trong một số lĩnh vực cụ thể của văn hóa, bước đầu nghiên cứu thực trạng quản
lý nhà nước trong một số lĩnh vực cụ thể của văn hóa, bước đầu nghiên cứu,
khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa
Ngoài ra, còn có một số tác giả có các công trình nghiên cứu liên quan đến
văn hóa như: năm 2000, tác giả Cao Đức Hải chủ biên trong việc biên soạn cuốn
giáo trình “Quản lý lễ hội và sự kiện”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội [32]. Giáo
trình giới thiệu hệ thống lý thuyết cơ bản trong quản lý văn hóa đối với hoạt
động lễ hội và sự kiện. Đồng thời, tập trung phân tích các khía cạnh của việc
quản lý lễ hội truyền thống phù hợp với chính sách văn hóa Việt Nam; Trình bày
một cách cơ bản quy trình quản lý một dư án tổ chức lễ hội và sự kiện, tập trung
vào các lễ hội và sự kiện đặc biệt.
Năm 2005: Đinh Thị Vân Chi, Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ: Quản lý Nhà nước
đối với thị trường băng đĩa -nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, Hà Nội [18]. Trong đề tài tác giả đã xác định và đánh giá thực trạng
hoạt động của thị trường băng đĩa Việt Nam hiện nay, những thành tựu, hạn chế
và tác động tiêu cực của thị trường băng đĩa đối với xã hội. Qua đó, tác giả cũng