Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện hậu lộc, tỉnh thanh hoá
PREMIUM
Số trang
171
Kích thước
5.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1444

Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện hậu lộc, tỉnh thanh hoá

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

LƯỜNG MINH HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

THANH HÓA, 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH

LƯỜNG MINH HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa

Mã số: 8.319.042

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Đình Hiển

THANH HÓA, 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu luận văn này hoàn toàn trung

thực, không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các công trình

nghiên cứu đã công bố cho đến thời điểm hiện nay.

Thanh Hóa, ngày 07/8/2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lường Minh Hùng

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................i

DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................iv

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................7

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................8

6. Đóng góp về khoa học của luận văn.......................................................9

7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

VÀ TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HẬU LỘC................................................10

1.1. Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về văn hóa......................................10

1.1.1. Các quan niệm và khái niệm: Văn hóa, Quản lý, Quản lý nhà nước,

Quản lý nhà nước về văn hóa....................................................................10

1.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý nhà nước về

văn hóa hiện nay........................................................................................15

1.1.3. Đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về văn hóa.......................20

1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa...........................................22

1.2. Tổng quan về huyện Hậu Lộc............................................................32

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................33

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................33

1.2.3. Đặc điểm về lịch sử, văn hóa..........................................................35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................................39

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA...................40

2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn lực quản lý Nhà nước về văn hóa............40

ii

2.1.1. Tổ chức bộ máy...............................................................................40

2.1.2. Nguồn lực quản lý nhà nước về văn hóa.........................................40

2.2. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc....43

2.2.1. Xây dựng các văn bản quản lý........................................................43

2.2.2. Xây dựng các nguồn lực cho hoạt động văn hóa............................43

2.2.3. Tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa......................44

2.3. Đánh giá chung..................................................................................73

2.3.1. Những kết quả đạt được..................................................................73

2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân..........................................................75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...............................................................................79

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC.....................................80

3.1. Quan điểm, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về văn hóa trong giai đoạn

hiện nay.....................................................................................................80

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước.................................................80

3.1.2. Định hướng của huyện Hậu Lộc.....................................................81

3.1.3. Nhiệm vụ của huyện Hậu Lộc.........................................................81

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa..............84

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng,

hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa và quản lý

nhà nước về văn hóa..................................................................................85

3.2.2. Xây dựng hoàn thiện thể chế làm công cụ chủ yếu để nhà nước

quản lý về văn hóa.....................................................................................86

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

trong hoạt động văn hóa............................................................................87

3.2.4. Tăng cường các hoạt động quản lý văn hóa....................................89

3.2.5. Xã hội hóa để huy động các nguồn lực tham gia nâng cao chất

lượng tổ chức, thực hiện các hoạt động văn hóa.......................................98

iii

3.2.6. Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết, hợp tác quốc tế về văn hóa...99

3.2.7. Tăng cường nguồn lực cho văn hóa và quản lý văn hóa.................99

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................103

KẾT LUẬN..................................................................................................104

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................107

PHỤ LỤC.....................................................................................................113

iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCĐ Ban chỉ đạo

CLB Câu lạc bộ

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CNVC-LĐ Công nhân viên chức lao động

DTLS-VH Di tích lịch sử văn hóa

GĐVH Gia đình văn hóa

HĐND Hội đồng nhân dân

LVH Làng văn hóa

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NTM Nông thôn mới

QLNN Quản lý Nhà nước

TCVHTTCS Thiết chế văn hóa thể thao cơ sở

TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

TDTT Thể dục thể thao

UBND Uỷ ban nhân dân

VH-TT Văn hóa thông tin

VHTT-DL Văn hóa thể thao và du lịch

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa và những giá trị của nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã

hội. Đứng trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn cách

mạng mới, giai đoạn chứa đựng nhiều dấu mốc lịch sử trọng đại, giai đoạn cả

nước tập trung thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng với nhiều quan

điểm, chủ trương lớn, mang tính đột phá để đưa đất nước ngày càng phát

triển, trong bối cảnh quốc tế vừa có những thời cơ, vừa có những thách thức,

vấn đề phát triển văn hóa và con người Việt Nam cần phải được chú trọng cả

về tầm nhìn, về ưu tiên đầu tư các nguồn lực để xứng đáng với vai trò, vị trí

và tầm quan trọng của lĩnh vực này. Đặc biệt, cuối năm 2019, đại dịch Covid

-19 bùng phát đã và đang tác động chưa từng có đến mọi mặt đời sống kinh tế

- xã hội của đất nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người dân,

cuộc sống thường ngày của người dân trên mọi miền đất nước từ hành vi ăn

uống, vui chơi giải trí và thực hành các nghi lễ tôn giáo, tập tục đều diễn ra

theo bản sắc văn hóa riêng mang tính vùng miền. Thành công trong phòng

chống dịch Covid -19 vừa qua thêm khẳng định những khó khăn nhất, gai góc

nhất là dịp để mỗi người dân thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đoàn

kết, “tương thân tương ái”, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, tô

điểm cho bản lĩnh khí chất con người Việt Nam. Chắc chắn những gì chúng ta

đã và đang làm sẽ củng cố uy tín, niềm tin vào năng lực giải quyết vấn đề của

cả hệ thống chính trị và sức mạnh của tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt

Nam trước cộng đồng quốc tế.

Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai

trò rất quan trọng nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một

trong những lĩnh vực có rất nhiều vấn đề đặt ra. Việc xác định vấn đề nào là

trọng tâm trong quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay có ý nghĩa làm cơ sở

2

cho việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả quản lý. Đảng ta

khẳng định “đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ

là yếu tố có ý nghĩa quyết định để khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, phát triển

sự nghiệp văn hóa, văn nghệ một cách thuận lợi” [10]. Hoạt động quản lý văn

hóa thời gian qua đã góp phần đảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc

“xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc”; Thực tế cho thấy, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa ở một

số địa phương và lĩnh vực còn có biểu hiện buông lỏng quản lý, vai trò quản

lý nhà nước về văn hóa chưa được nhận thức đúng đắn, nhất là trong các lĩnh

vực như: di sản văn hóa, tổ chức lễ hội.

Hậu Lộc là mảnh đất của những lựa chọn lịch sử, là nơi phát tích nhiều

di tích, danh thắng nổi tiếng, gắn với những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng

lớn đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua hàng

thiên niên kỷ, người Hậu Lộc đời nối đời tạo nên truyền thống, nét văn hóa

đặc trưng của một huyện ven biển.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng, vai trò

quản lý, điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các cấp, ngành và tầng

lớp nhân dân trong huyện, sự nghiệp văn hóa huyện nhà đã có những chuyển

biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng; các hoạt động văn hóa,

nghệ thuật từng bước được nâng lên cả về quy mô và chất lượng, mức hưởng

thụ về văn hóa trong nhân dân được nâng cao; công tác xây dựng đội ngũ cán

bộ làm công tác văn hóa được tăng cường, cơ sở vật chất, phương tiện cho sự

nghiệp văn hóa được đầu tư, nâng cấp; chất lượng, hiệu quả công tác tuyên

truyền có nhiều đổi mới, sáng tạo; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về di

tích, di sản, thiết chế văn hóa và các hoạt động lễ hội, du lịch, thể thao, quảng

cáo, kinh doanh dịch vụ văn hóa được tăng cường; phong trào toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh ở cơ sở; việc xây dựng nếp

3

sống văn hóa lành mạnh được xã hội và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham

gia; công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư cho văn hóa được đẩy

mạnh…góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,

giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện

đến cơ sở.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin trên địa bàn

huyện vẫn còn những bất cập như nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng

viên, nhân dân và một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở về vai trò của văn hóa

đối với sự phát triển chưa đầy đủ; đội ngũ làm công tác quản lý văn hóa chưa

đáp ứng nhu cầu, chế độ đãi ngộ đội ngũ quản lý di tích, di sản, lễ hội, thiết

chế văn hóa còn thấp; cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động văn hóa chưa

đồng bộ; kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; cơ chế phối

hợp, chỉ đạo, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn

hóa chưa thường xuyên…

Xuất phát từ những lí do nêu trên, với tình cảm, trách nhiệm của một

người làm công tác quản lý ở địa phương và để tiếp tục đưa văn hóa vào mọi

mặt đời sống của xã hội, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của huyện

nhà nói riêng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về văn hóa

trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn được góp

một phần trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý văn hóa

trên địa bàn huyện Hậu Lộc trong thời gian tới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên lĩnh vực nghiên cứu diện rộng, các tác giả đã có những nghiên

cứu, đề cập đến vấn đề quản lý văn hóa ở những nội dung, địa điểm, không

gian, thời gian, sự việc khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra hệ

thống quan điểm lý luận về quản lý văn hóa nói chung. Trên cơ sở nghiên cứu

thực tế, nhiều tác giả đã đánh giá thực tiễn ưu điểm, hạn chế trong việc quản

lý và đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý văn hóa.

4

Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về vấn đề này đã

được công bố trên các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, tạp chí và các ấn

phẩm khoa học… trên cơ sở thu thập, tác giả nêu ra một số công trình tiêu

biểu liên quan đến đề tài luận văn: GS. TS Hồ Sĩ Quý chủ nhiệm đề tài “Cơ

sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hóa, con người và

nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập

kinh tế” [43]. Tác giả đã đưa ra nhận định do cuộc cách mạng khoa học và

công nghệ hiện đại, do nền kinh tế thị trường, do toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế, giao lưu văn hóa đang đặt ra những vấn đề mới trong nghiên cứu và

phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực thế giới ở Việt Nam; GS.TS

Trần Ngọc Thêm với cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam và tìm về bản sắc văn

hóa Việt Nam” [42]; Tác giả Lê Doãn Hợp “Đẩy mạnh xây dựng và nâng cao

chất lượng đời sống văn hóa cơ sở” trên tạp chí Cộng sản, số 773/2007 [18];

Tác giả Lê Quốc Hùng “Về vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý để tăng

cường sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội” [19] trong

tạp chí Cộng sản, số 778/2007; Nguyễn Đức Mạnh “Chính quyền địa phương

với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” [20] trên tạp chí Cộng sản

chuyên đề cơ sở, số 4/2008; GS Nguyễn Đức Bình “Để văn hóa thực sự là nền

tảng phát triển” [5], tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa, số 7/2008; luận văn

“Quản lý nhà nước về văn hóa của chính quyền từ thực tiễn huyện Long Mỹ,

tỉnh Hậu Giang” [33] của tác giả Nguyễn Văn Phụng; luận văn “Quản lý nhà

nước về văn hóa từ thực tiễn Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà nẵng”... và nhiều

công trình khác.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa trên

địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chưa có tác giả nào đề cập, trong

những năm qua, có một số tác giả nghiên cứu về văn hóa nhưng ở những khía

cạnh khác nhau, như:

5

- Trương Quốc Huy (năm 2014) đã nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát

huy di sản văn hóa ở huyện Hậu Lộc” [20]. Tác giả đã có cái nhìn tổng thể hệ

thống di sản hiện có của huyện; đánh giá toàn diện thực trạng, những thành

tựu, hạn chế, nguyên nhân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di

sản, từ đó đề xuất các kiến nghị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản

văn hóa cho huyện Hậu Lộc. Qua nghiên cứu trên giúp UBND huyện và các

cơ quan chức năng của huyện sẽ có những giải pháp làm tốt hơn nữa công tác

bảo tồn và phát huy giá trị các di sản trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội

của huyện nhà.

- Nguyễn Văn Tiến (năm 2018) với đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị

Đình Làng ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” [36].

Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá hiện trạng các Đình Làng trên địa bàn huyện

hiện có; nghiên cứu thực trạng hoạt động, công tác bảo tồn và phát huy các giá

trị Đình Làng; Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất

các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị Đình Làng trên địa bàn huyện, đặc

biệt là công tác phát huy công năng của các Đình Làng trong xây dựng đời

sống văn hóa của người dân. Đây cũng là bước đầu cho công tác bảo tồn và

phát huy giá trị Đình Làng hiện nay, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.

- Nguyễn Thị Minh (năm 2018) với đề tài “Quản lý khu di tích lịch sử -

văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu xã Triệu Lộc,

huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa” [30]. Qua nghiên cứu, tác giả đã đánh giả

đúng thực trạng công tác quản lý Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt

Đền Bà Triệu; Từ đó tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý, bảo tồn, và phát huy giá trị của khu di tích.

- Vũ Thị Vân (năm 2019) với đề tài “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại

các xã ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa” [60]. Tác giả đã từng bước

tiếp cận các hoạt động quản lý trên từng việc cụ thể như việc ban hành các văn

6

bản liên quan đến quản lý di tích lịch sử văn hóa; việc xây dựng kế hoạch tu bổ

tôn tạo các di tích ven biển huyện Hậu Lộc; các hoạt động bảo tồn, phát huy giá

trị di tích hiện nay; vai trò của cộng đồng cư dân trong việc bảo tồn, phát huy

giá trị di tích thể hiện rõ nét qua việc đóng góp các nguồn lực để trùng tu, tôn

tạo di tích. Qua thực tế cho thấy, công tác quan lý di tích văn hóa, lịch sử ven

biển Hậu Lộc đã đem lại nhiều kết quả tích cực cơ bản đáp ứng được nhu cầu

đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân. Tuy nhiên, do có một số nguyên nhân,

việc bảo tồn, giữ gìn di tích ven biển huyện Hậu Lộc còn một số hạn chế như:

trong trùng tu tôn tạo chưa tôn trọng bảo tồn tối đa tính nguyên gốc, việc làm

hư hỏng các di vật, cổ vật... Tác giả trên cơ sở nhận thức vai trò của quản lý di

tích trong giai đoạn hiện nay, đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được

cũng như những hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp phần nâng

cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa các xã ven biển Hậu Lộc, tỉnh

Thanh Hóa trong thời gian tới. Luận văn đã kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ

sở lý luận và thực tiễn về quản lý di tích các xã ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh

Thanh Hóa để vận dụng vào thực tiễn cụ thể.

Như vậy, hầu hết các công trình đi vào nghiên cứu và tìm hiểu về công

tác quản lý ở một lĩnh vực hay di tích cụ thể. Việc nghiên cứu một cách hệ

thống vấn đề quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh

Thanh Hóa thì chưa có đề tài hay tác giả nào nghiên cứu đến. Vì vậy có thể

xem đây là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này tại địa phương.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò của quản lý nhà nước về văn hóa

hiện nay, luận văn đi sâu khảo sát phân tích, đánh giá những kết quả đạt được

cũng như những hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp, góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh

Thanh Hóa hiện nay.

7

3.2. Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nước về văn

hóa hiện nay; trên cơ sở đó tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng công tác

quản lý văn hóa trên địa bàn cấp huyện trong thời gian từ năm 2015 - 2020.

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về công tác quản lý Nhà nước

về văn hóa và đặc điểm, vai trò, nội dung và tổ chức triển khai các hoạt động

của quản lý văn hóa cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về văn hóa

trên địa bàn huyện Hậu Lộc, đồng thời đánh giá kết quả, tồn tại và những

nguyên nhân chủ quan, khách quan của hiện trạng công tác quản lý hiện nay ở

địa phương.

- Đề xuất các giải pháp, cách thức quản lý nhằm nâng cao hiệu lực,

hiệu quả công tác quản lý văn hóa trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý văn hóa

hiện nay.

- Quy định pháp luật hiện hành để điều chỉnh hoạt động quản lý nhà

nước về văn hóa.

- Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện

Hậu Lộc, gồm các hoạt động: thông tin, tuyên truyền, cổ động; kinh doanh

dịch vụ văn hóa; quản lý di sản và lễ hội truyền thống - hiện đại; quản lý hoạt

động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; quản lý các thiết chế văn hóa, Thể dục

thể thao (TDTT); công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Kinh nghiệm trong công tác của một số địa phương về quản lý văn hóa.

8

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, chỉ giới hạn nghiên cứu,

khảo sát những lĩnh vực cụ thể trong công tác quản lý Nhà nước về văn hóa

trên địa bàn huyện Hậu Lộc giai đoạn từ năm 2015 - 2020, vì đây là khoảng

thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm

kỳ 2015 - 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành việc nghiên cứu, tác giả thực hiện các phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiếp cận hệ thống lý thuyết về quản

lý; quản lý văn hóa; phương pháp tiếp cận hệ thống văn bản luật và dưới luật

liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài.

Trên cơ sở những tài liệu, những công trình nghiên cứu khoa học về

công tác quản lý văn hóa của các tác giả nghiên cứu và công bố, những chính

sách, chủ trương trong công tác quản lý Nhà nước, tổng hợp, phân tích, đối

sánh để có cơ sở đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý văn hóa, đưa ra những

kiến nghị tháo gỡ khó khăn, thách thức.

- Phương pháp phỏng vấn: Qua các buổi gặp gỡ, trao đổi với các nhà

nghiên cứu, các người làm công tác quản lý, người dân địa phương, người

nghiên cứu sẽ thu thập được những thông tin, kiến thức quan trọng trong công

tác quản lý văn hóa

- Phương pháp khảo sát, quan sát, điền dã, mô tả, so sánh, thống kê…

Dùng trao đổi, phỏng vấn các cán bộ làm công tác quản lý văn hóa, quản lý di

sản, người dân; Quan sát, tham dự việc tổ chức các hoạt động văn hóa tại địa

phương để tìm hiểu thực trạng, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, những tồn tại, hạn

chế, khác biệt trong công tác tổ chức và quản lý văn hóa, từ đó đề xuất các

giải pháp hữu hiệu trong quản lý, giúp việc định hướng cho công tác quản lý

văn hóa trong huyện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!