Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Thiên Tai Trên Địa Bàn Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1218

Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Thiên Tai Trên Địa Bàn Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN NGỌC HOÀNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐỒNG THỊ VÂN HỒNG

Hà Nội, 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hòa Bình, ngày tháng năm 2021

Người cam đoan

Nguyễn Ngọc Hoàng

ii

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường với

thực tiễn điều tra, phân tích cùng với sự hỗ trợ nỗ lực cố gắng của bản thân.

Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân,

tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Đồng Thị Vân Hồng, người đã tận

tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học

cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Lâm Nghiệp

Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên

cứu tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các phòng

ban chuyên môn thuộc chi cục Thủy lợi Hòa Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia

đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hòa Bình, ngày tháng năm 2021

Người cam đoan

Nguyễn Ngọc Hoàng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP TỈNH........................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai ..................... 5

1.1.1. Các khái niệm ................................................................................... 5

1.1.2. Các loại hình thiên tai ...................................................................... 9

1.1.3. Nguyên nhân và tác động của các loại hình thiên tai .................... 10

1.1.4. Sự cần thiết phải phòng, chống thiên tai........................................ 13

1.1.5. Vai trò quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai ....................... 14

1.1.6. Nội dung của quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai trên địa

bàn tỉnh ..................................................................................................... 15

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về phòng

chống thiên tai .......................................................................................... 22

1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai ................ 26

1.2.1. Kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nước về phòng chống thiên tai

tại các địa phương .................................................................................... 26

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình......................................... 28

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....31

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 31

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 31

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................ 40

iv

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tỉnh Hòa Bình ảnh hưởng đến công

tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai........................................ 48

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 52

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................. 52

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................... 53

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................. 53

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 54

2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 54

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 56

3.1. Tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................... 56

3.2. Hệ thống tổ chức quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về phòng

chống thiên tai.............................................................................................. 60

3.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình ........................................................................................ 62

3.3.1. Ban hành, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật, chính sách các

quy định của Nhà nước về phòng chống thiên tai .................................... 62

3.3.2. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống

thiên tai ..................................................................................................... 63

3.3.3. Xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn;

tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu

yếu phẩm và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt...................... 72

3.3.4. Kiểm tra, đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất

xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang

thiết bị theo phương châm bốn tại chỗ để chủ động ứng phó khi thiên tai

xảy ra ........................................................................................................ 76

3.3.5. Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp,

thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; tổ chức khắc phục hậu

quả thiên tai. ............................................................................................. 78

v

3.3.6. Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng,

chống thiên tai trên địa bàn...................................................................... 79

3.3.7. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật về

phòng, chống thiên tai .............................................................................. 88

3.3.8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm

pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.............................. 90

3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình............................................................................................... 91

3.4.1. Cơ chế chính sách pháp luật .......................................................... 91

3.4.2. Yếu tố thuộc về cơ quan quản lý..................................................... 94

3.4.3. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước ............................ 98

3.4.4. Chính sách đãi ngộ ......................................................................... 99

3.4.5. Yếu tố thuộc về ý thức của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng

chống thiên tai ........................................................................................ 100

3.5. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về phòng chống thiên tai trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình ...................................................................................... 101

3.5.1. Những thành công......................................................................... 101

3.5.2. Những hạn chế.............................................................................. 103

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế............................................................. 105

3.6. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước

về phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ................................ 106

3.6.1. Định hướng, dự báo tình hình và các yếu tố tác động do ảnh hưởng

của thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình................................................ 106

3.6.2. Các giải pháp nhằm tăng cường phòng chống thiên tai trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình.......................................................................................... 108

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1. BCH Ban chỉ huy

2. CN Công nghiệp

3. CP Chính phủ

4. CP Cổ phần

5. DN Doanh nghiệp

6. DT Diện tích

7. GTSX Giá trị sản xuất

8. KTQD Kinh tế quốc doanh

9. KT-XH Kinh tế -xã hội

10. KH Kế hoạch

11. NĐ Nghị định

12. NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

13. PCTT Phòng chống thiên tai

14. QĐ Quyết định

15. QH Quốc hội

16. QLNN Quản lý nhà nước

17. SP Sản phẩm

18. SX Sản xuất

19. TKCN Tìm kiếm cứu nạn

20. TNHH Trách nhiệm hữu hạn

21. UBND Ủy ban nhân dân

22. VLXD Vật liệu xây dựng

23. XD Xây dựng

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm.................... 35

Bảng 2.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội............................ 42

giai đoạn 2016 - 2020...................................................................................... 42

Bảng 2.3. Dân số phân theo giới tính và khu vực thành thị - nông thôn ........ 42

Bảng 3.1. Thiệt hại do thiên tai từ năm 2017 - 2020 ...................................... 58

Bảng 3.2. Các văn bản pháp luật về phòng chống thiên tai của tỉnh Hòa Bình

đến năm 2020 .................................................................................................. 64

Bảng 3.3. Xác định nhu cầu vật tư phòng chống thiên tai.............................. 68

đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình ......................................................................... 68

Bảng 3.4. Phân giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh

Hòa Bình. ........................................................................................................ 69

Bảng 3.5. Công tác xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn trên

địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................................................................... 71

Bảng 3.6. Tỉnh hình xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình ........................................................................................... 74

Bảng 3.7. Việc xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình ........................................................................................... 74

Bảng 3.8. Nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ

ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.................................................. 75

Bảng 3.9. Số cuộc kiểm tra đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm,

hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và

trang thiết bị theo phương châm bốn tại chỗ................................................... 77

Bảng 3.10. Phân loại phân cấp các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ....... 80

Bảng 3.1. Kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hạ tầng phòng chống thiên

tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. ........................................................................ 85

Bảng 3.12. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với công trình hạ

tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh......................................................................... 87

viii

Bảng 3.13. Các lớp phổ biến , tuyên truyền về công tác phòng chống thiên tai

......................................................................................................................... 89

Bảng 3.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.............. 91

Bảng 3.15. Ban hành văn bản về phòng chống thiên tai................................. 92

Bảng 3.16. Đánh giá sự phù hợp về văn bản pháp luật, kế hoạch, phương án

phòng chống thiên tai của cơ quan quản lý nhà nước..................................... 93

Bảng 3.17. Trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản

lý về PCTT tỉnh Hòa Bình .............................................................................. 96

Bảng 3.18. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về PCTT tỉnh Hòa Bình

......................................................................................................................... 97

Bảng 3.19. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác

phòng chống thiên tai...................................................................................... 98

Bảng 3.20. Chế độ đãi ngộ trong công tác phòng chống thiên tai................ 100

Bảng 3.21. Hiểu biết về thiên tai của người dân tại các khu vực thường xuyên

xảy ra thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ................................................... 101

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình.................................................. 31

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai

tỉnh Hòa Bình .................................................................................................. 61

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về

người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội,

bao gồm các loại hình như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét,

mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do

tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các

loại thiên tai khác...

Thiên tai trong những năm vừa qua gây thiệt hại hàng trăm nghìn ngôi

nhà, hàng trăm nghìn ha đất diện tích sản xuất nông nghiệp, hàng trăm nghìn

con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh

hưởng. Đặc biệt, thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống cơ sở hạ tầng

công cộng phục vụ cho đời sống dân sinh và an sinh xã hội: Các công trình

giao thông, thuỷ lợi,… nhiều công trình hồ đập bị hư hỏng có nguy cơ mất an

toàn, công trình đường giao thông từ quốc lộ đến liên huyện, xã thường xuyên

xẩy ra ngập úng, sạt lở làm ách tắc giao thông.

Năm 2013 Luật Phòng, chống thiên tai ra đời có hiệu lực từ 01/5/2014 thay

thế cho Pháp lệnh phòng chống lụt bão năm 1993 với nhiều quy định đổi mới, bổ

sung về quyền, nghĩa vụ của các đơn vị quản lý, tổ chức cá nhân, xác định rõ các

loại hình thiên tai... đã giúp cho việc quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai

được rõ ràng, cụ thể, tăng cường hiệu quả quản lý, trong đó việc nâng cao trách

nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, sự quản lý của các cơ quan Trung

ương trong việc phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về Phòng chống thiên tai (PCTT)

từ khi Luật đựợc ra đời đã đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, thực

tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế bất cập trong công tác này. Hệ

2

thống văn bản qui phạm pháp luật về PCTT cơ bản đã được ban hành đầy đủ

nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, hệ

thống các cơ quan QLNN ở các cấp địa phương vẫn chưa đảm bảo về lực

lượng và cơ sở vật chất làm công tác QLNN về PCTT, chưa đáp ứng được về

số lượng và yêu cầu chuyên môn.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thiên tai trên trên

đất nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng diễn ra ngày càng khắc nghiệt,

các trận mưa lớn, rét đậm rét hại, sạt lở đất đá, lũ ống lũ quét diễn ra với cường

suất lớn và thường xuyên hơn, ảnh hưởng của thiên tai đến đời sống, sản xuất và

phát triển kinh tế là không nhỏ đối với tỉnh Hòa Bình. Công tác QLNN trên địa

bàn tỉnh đã đã đạt được một số thành công nhất định như ban hành các văn bản

triển khai Luật, Nghị định, xây dựng các quy chế, kế hoạch, phương án ứng phó

thiên tai, tuyên truyền tập huấn cho các lực lượng làm công tác phòng chống

thiên tai của tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên cũng còn nhiều mặt hạn chế trong quá

trình triển khai thực hiện như một số quy định vẫn còn khó triển khai ra thực tế,

chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng

hống thiên tai, bộ máy Quản lý nhà nước vẫn còn thiếu và yếu, được thể hiện

qua quá trình công tác như: lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai chưa

kinh nghiệm, không được đào tạo đúng chuyên môn, phần lớn chưa được tập

huấn bài bản , sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong QLNN chưa chặt

chẽ, chủ yếu tập trung công việc vào cơ quan thường trực, do điều kiện tự nhiên,

trình độ hiểu biết của người dân chưa được nâng cao do đó, ý thức của các tổ

chức cá nhân vẫn còn hạn chế, xem nhẹ công tác phòng chống thiên tai.

Để đánh giá công tác quản lý nhà nước về Phòng chống thiên trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình, việc nghiên cứu thực trạng để thấy những kết quả đạt

được và những mặt tồn tại trong QLNN của tỉnh, từ đó đưa ra những giải

pháp khắc phục phù hợp góp phần hạn chế các thiệt hại do thiên tai gây ra,

thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay.

3

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước

về phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận văn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, luận văn đề xuất một số

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên

tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sơ lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phòng

chống thiên tai.

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai trên

địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng chống

thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phòng

chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng

đến công tác QLNN về phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Về phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác Quản lý nhà nước về

phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Về phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn

2018 - 2020, số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu trong năm 2020, những giải

pháp đề xuất sẽ áp dụng từ năm 2021 - 2030.

4

4. Nội dung nghiên cứu

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước quản lý nhà nước về

phòng chống thiên tai.

+ Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tại tỉnh

Hòa Bình.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về phòng chống

thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

+ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phòng chống

thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương với các

nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phòng chống

thiên tai cấp tỉnh.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

5

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP TỈNH

1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai

1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Thiên tai

Theo Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (Quốc hội, 2013) là hiện tượng

tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều

kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Đây là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên có thể ảnh hưởng tới môi

trường, và dẫn tới những thiệt hại về kinh tế, môi trường hay con người. Thiệt

hại do thiên tai phụ thuộc vào khả năng chống đỡ và phục hồi của con người

với thảm hoạ. Thiên tai trong tự nhiên có rất nhiều loại hình như mưa, bão, áp

thấp nhiệt đới, lũ, núi lửa, băng giá, lở tuyết, động đất, sóng thần.

1.1.1.2. Rủi ro thiên tai

Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan

đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra khi có

thiên tai. Theo Luật Phòng, chống thiên tai 2013 đây là thiệt hại mà thiên tai

có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh

tế - xã hội.

Như vậy rủi ro thiên tai có thể gây ra thiệt hại đối với hầu hết các lĩnh

vực trong cuộc sống của chúng ta nó có thể gây ra thiệt hại về người như chất,

mất tích, thương tật; nó có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong khu

vực ảnh hưởng như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; ảnh hưởng lớn đến đời

sống kinh tế xã hội như thiệt hại hư hỏng công trình công cộng, công trình

của cá nhân tổ chức.

1.1.1.3. Phòng, chống thiên tai

Đây là một quá trình bao gồm 3 bước chính phòng ngừa, ứng phó và

khắc phục, phòng ngừa là xác định các tỉnh huống, loại hình thiên tai có thể

6

xảy ra, để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa như xây dựng kế hoạch,

phương án để sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra. ứng phó là các hoạt

động thực hiện trong quá trình thiên tai xảy ra từ những phương án đã chuẩn

bị và diễn biến thực tế của các loại hình thiên tai để chúng ta hạn chế thấp

nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, như ứng phó với ngập lụt ta phải có các giải

pháp thoát nước, bơm nước, ứng phó với sạt lở phải di chuyển người tài sản

và xúc dọn đất đá sạt lở. Khắc phục là sau khi thiên tai xảy ra để lại các thiệt

hại từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để tiến hành khôi phục các hoạt động

bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Theo Luật Phòng, chống thiên tai 2013 đây là quá trình mang tính hệ

thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Như vậy Phòng, chống thiên tai là quá quá trình mang tính hệ thống,

bao gồm nhiều hoạt động trước, trong và sau thiên tai để đảm bảo một quá

trình thống nhất, phù hợp, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

1.1.1.4. Công trình phòng, chống thiên tai

Theo Luật Xây dựng (Quốc hội 13) Công trình xây dựng nói chung là

sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng,

thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm

phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt

nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình

dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông

thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Theo Luật phòng, chống thiên tai 2013 Công trình phòng, chống thiên

tai là một phần trong định nghĩa về công trình xây dưng, đây là công trình do

Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí

tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ

đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt

lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền,

nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!