Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước về phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ CẦM HỒNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN- 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ CẦM HỒNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ THANH HUYỀN
THÁI NGUYÊN- 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ theo định hướng ứng dụng “Quản lý
nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” là
quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi dưới sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng
dẫn là TS. Tạ Thị Thanh Huyền. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa
từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2020
Tác giả
Hà Cầm Hồng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên,
Phòng QLĐT sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học KT & QTKD - Đại
học Thái Nguyên những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và
những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để
tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Tạ Thị Thanh Huyền - Người
đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa, Trung tâm trường Đại học KT
QTKD - Đại học Thái Nguyên đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan
tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu
và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2020
Học viên thực hiện
Hà Cầm Hồng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG ....................................4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp..........................4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................4
1.1.2. Chức năng, vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp................................7
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của chính quyền cấp
huyện .........................................................................................................................11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp......18
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ........21
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp ở huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái....................................................................................................21
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp ở huyện Mai
Sơn tỉnh Sơn La.........................................................................................................23
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên .......................24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................27
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................27
iv
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................27
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin...........................................................................29
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin ....................................................30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................31
2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế xã hội của địa phương............31
2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp........................................................................................................................32
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN .34
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên .34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên..................................34
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.......................37
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên .................................................................................40
3.2.1. Quy trình quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp của chính quyền huyện
Mường Ảng ...............................................................................................................40
3.2.2. Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch QLNN về phát triển nông nghiệp........41
3.2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp về quy mô và số
lượng trên địa bạn huyện Mường Ảng......................................................................46
3.2.4. Thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp về chất lượng của
huyện Mường Ảng ....................................................................................................63
3.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện
Mường Ảng ...............................................................................................................69
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ..........................................................70
3.3.1. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................70
3.3.2. Các nhân tố khách quan ..................................................................................73
3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.......................................................................77
3.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................77
v
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................81
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................83
Chương 4 :GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN
BIÊN .........................................................................................................................86
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ......................................................86
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại
huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.......................................................................89
4.2.1. Chính sách về phát triển nông nghiệp.............................................................90
4.2.2. Quản lý cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý......................................................92
4.2.3. Nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý đối về nông nghiệp ..................93
4.2.4. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ....94
4.2.5. Tăng cường công tác khuyến nông .................................................................97
4.2.6. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ phát triển nông nghiệp....................98
4.2.7. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về nông
nghiệp......................................................................................................................100
4.2.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp100
KẾT LUẬN............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103
PHIẾU ĐIỀU TRA................................................................................................105
PHIẾU ĐIỀU TRA................................................................................................108
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QSDĐ
NTM
NN&PTNT
UBND
KTXH
HTX
QLNN
SXNN
TNHH
CNH-HĐH
PTNN
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Quyền sử dụng đất
Nông thôn mới
Nông nghiệp & phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân
Kinh tế xã hội
Hợp tác xã
Quản lý nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Phát triển nông nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Mường Ảng..................................37
Bảng 3.2: Một số chương trình phát triển nông nghiệp của huyện...........................42
Bảng 3.3: Hiện trạng quản lý sử dụng đất tại huyện Mường Ảng trong năm 2019..46
Bảng 3.4. Hiện trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp theo cấp xã năm 2019........47
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động thành thị và nông thôn trên địa bàn huyện ....................49
Bảng 3.6: Cơ cấu lao động nông nghiệp huyện Mường Ảng theo nhóm tuổi ..........50
Bảng 3.7: Thực trạng cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện .....................52
Bảng 3.8: Thực trạng phát triển cây trồng và diện tích rừng của huyện trong giai
đoạn 2017-2019 .......................................................................................53
Bảng 3.9: Cơ cấu một số loại cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Mường
Ảng ..........................................................................................................56
Bảng 3.10: Cơ cấu một số loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Mường Ảng ............58
Bảng 3.11: Sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Mường Ảng59
Bảng 3.12: Thực trạng phát triển một số loại vật nuôi của huyện trong giai đoạn
2017-2019 ................................................................................................61
Bảng 3.13: Sản lượng một số loại vật nuôi chính trên địa bàn huyện Mường Ảng .63
Bảng 3.14: So sánh vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và các hoạt động khác........64
Bảng 3.15: Tình hình vay vốn của người dân cho mục đích sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 - 2019...........................66
Bảng 3.16: Một số dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu
thụ sản phẩm năm 2019 và giai đoạn 2019-2020 của huyện Mường Ảng
.................................................................................................................67
Bảng 3.17: Đánh giá về nhận thức của các chủ thể về quản lý nhà nước về phát triển
nông nghiệp của huyện ............................................................................70
Bảng 3.18: Đánh giá về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ...............................72
Bảng 3.19: Đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới quản lý nhà
nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng............74
Bảng 3.20: Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý
nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng .....76
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Quy trình quản lý nông nghiệp cấp huyện ...................................................11
Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động thành thị và nông thôn..................................................49
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi..............................................................51
Biểu đồ 3: Sự thay đổi về diện tích một số loại cây trồng công nghiệp ...................56
Biểu đồ 4: Sự thay đổi về diện tích một số loại cây ăn quả ......................................58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành đóng vai trò quan trọng, là ngành trực tiếp sản xuất
lương thực, thực phẩm cho xã hội và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành
kinh tế khác, tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh lương thực của mỗi quốc gia, đặc biệt ở
những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Đối với tỉnh Điện Biên, sau hơn 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và 1 năm thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có
bước tiến đáng kể, kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng
hóa, bộ mặt nông thôn được cải thiện rõ nét. Tỉnh đã giao ngành Nông nghiệp tổ
chức khảo nghiệm, sản xuất thử các giống cây trồng nông nghiệp mới để lựa chọn
những giống thích nghi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh. Giai
đoạn 2017 - 2019, đã tiến hành khảo nghiệm 15 giống, sản xuất thử 9 giống, thử
nghiệm 17 giống cây trồng nông nghiệp các loại, trong đó đã lựa chọn được một số
giống chất lượng cao, giá trị kinh tế vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ đã được các
doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng bước đầu thành công và nhân rộng trên địa bàn
như: Ứng dụng công nghệ nhà lưới và canh tác thủy canh trong sản xuất ra tại
huyện Điện Biên; công nghệ tưới nhỏ giọt với dự án trồng cây ăn quả công nghệ
cao tại huyện Mường Ảng; áp dụng công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
trên rau và cây ăn quả với tổng diện tích khoảng 92ha.
Huyện Mường Ảng là một huyện miền núi nằm ở phía đông tỉnh Điện Biên với
điều kiện phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng còn nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ, giá trị sản xuất nông nghiệp liên
tục tăng lên. Chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển ổn định, sản xuất nông nghiệp là
thế mạnh của huyện, trồng cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu
nhập cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh những kết quả đã đạt
được thì phát triển nông nghiệp của huyện vẫn còn nhiều bất cập, chưa tận dụng
2
được những lợi thế về điều kiện tự nhiên, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ
giới hóa vào sản xuất còn nhiều hạn chế, công tác bảo vệ rừng chưa chặt chẽ, sản
xuất còn mang tính tự phát, nguồn tài nguyên như lao động, đất đai chưa được khai
thác hiệu quả, nhiều diện tích đất còn bị bỏ hoang chưa được đầu tư khai thác, thị
trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn thiếu tính liên kết, cơ sở hạ
tầng phục vụ nông nghiệp còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Xuất phát từ thực trạng đó tác giả lực chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh
Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý nhà
nước về phát triển ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quản lý nhà
nước về phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát
triển ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trực trạng và giải pháp quản lý nhà nước
về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.