Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
797

Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Quách Ngọc Dũng

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Quách Ngọc Dũng

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 9 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. Lê Như Thanh

2. TS. Nguyễn Danh Ngà

HÀ NỘI, 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các tài

liệu, thông tin, số liệu trích dẫn tự điều tra, khảo sát và kết quả trình bày trong

luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố

trong bất kỳ tài liệu và công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận án

Quách Ngọc Dũng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT.................................................................... 8

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................... 10

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................... 10

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích quốc gia đặc

biệt......................................................................................................... 10

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về di sản văn hóa, di

tích quốc gia đặc biệt.............................................................................. 16

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu....................................... 24

1.2.1. Những kết quả nghiên cứu luận án kế thừa................................... 25

1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án....................... 26

Kết luận chương 1 ................................................................................... 28

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH

QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ............................................................................. 29

2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án........................ 29

2.1.1. Di tích quốc gia đặc biệt............................................................... 29

2.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. 32

2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt............. 37

2.1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc

biệt......................................................................................................... 41

2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt................. 46

2.2.1. Xây dựng, ban hành và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chính sách, pháp luật về di tích quốc gia đặc biệt ................................... 46

2.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

di tích quốc gia đặc biệt.......................................................................... 49

2.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy

giá trị di tích quốc gia đặc biệt ............................................................... 51

2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản

lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt.................................................. 52

2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động quản lý nhà

nước về di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và giá trị tham khảo

đối với Việt Nam...................................................................................... 55

2.3.1. Kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức ................. 55

2.3.2. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam................................... 60

Kết luận chương 2 ...................................................................................... 61

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH

QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............... 62

3.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Hồng và di tích quốc gia đặc

biệt vùng đồng bằng sông Hồng ............................................................. 62

3.1.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Hồng ..................................... 62

3.1.2. Di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng ................... 64

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

vùng đồng bằng sông Hồng..................................................................... 70

3.2.1. Xây dựng, ban hành và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chính sách, pháp luật về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông

Hồng ...................................................................................................... 70

3.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng.............................. 78

3.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy

giá trị di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng ................... 87

3.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà

nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng ................ 91

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

vùng đồng bằng sông Hồng..................................................................... 95

3.3.1. Những kết quả đạt được................................................................ 95

3.3.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích quốc

gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng................................................. 97

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................ 102

Kết luận chương 3 .................................................................................... 104

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG............................................................................................ 106

4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích

quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng...................................... 106

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

vùng đồng bằng sông Hồng.................................................................. 106

4.1.2. Định hướng và mục tiêu ............................................................. 111

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

ở vùng đồng bằng sông Hồng................................................................ 113

4.2.1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

về di tích quốc gia đặc biệt theo hướng liên kết phát triển theo vùng... 113

4.2.2. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích quốc

gia đặc biệt........................................................................................... 119

4.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc

biệt....................................................................................................... 123

4.2.4. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý

nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt.................................................... 125

4.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy

giá trị di tích quốc gia đặc biệt ............................................................. 127

4.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong quản

lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt................................................ 130

4.2.7. Các giải pháp khác ..................................................................... 134

Kết luận chương 4 .................................................................................... 136

KẾT LUẬN............................................................................................... 139

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI VIÊT CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ.......................................................................................... 141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 142

PHỤ LỤC ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU CÁC CHUYÊN

GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ... 152

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Số lượng và tỷ trọng di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông

Hồng ............................................................................................................ 65

Bảng 3.2. Di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng................... 65

Bảng 3.3. Phân loại di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng .... 68

Bảng 3.4. Thống kê phòng quản lý về di sản văn hóa tại các tỉnh vùng đồng

bằng sông Hồng năm 2016........................................................................... 79

Bảng 3.5. Số lượng Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng

sông Hồng năm 2016.................................................................................... 83

Bảng 3.6. Nguồn vốn đầu tư để bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng

bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2016 ........................................................ 89

DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT

TT Các chữ viết tắt Viết tắt

1 Đồng bằng sông Hồng ĐBSH

2 Quản lý nhà nước QLNN

3 Quốc gia đặc biệt QGĐB

4 Ủy ban nhân dân UBND

5 Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT&DL

6 Xã hội chủ nghĩa XHCN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Di sản văn hóa nhân loại nói chung và di tích quốc gia đặc biệt

(QGĐB) nói riêng là di sản quý báu của các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ

sau. Di tích QGĐB thuộc di sản văn hoá vật thể, là những yếu tố quan trọng

góp phần tạo nên bản sắc độc đáo của văn hoá dân tộc Việt Nam. Trong thời

gian qua, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia được Đảng, Nhà

nước và xã hội quan tâm, coi trọng. Với vai trò, vị trí đặc biệt của di sản văn

hóa nói chung và di tích quốc gia nói riêng trong suốt quá trình phát triển của

đất nước, nhất là trong giai đoạn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam, đã chỉ ra nhiệm vụ cụ thể: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn

hoá: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi

của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá”.

Nhà nước đã đầu tư nhiều hơn, có trọng điểm và hiệu quả hơn để bảo tồn, trùng

tu và tôn tạo các di tích quốc gia, để nâng cấp cơ sở hạ tầng nơi có di tích.

Nhiều di tích quốc gia đã được phục hồi và được xếp hạng di tích QGĐB,

nhiều điểm tham quan du lịch mới được tạo ra xung quanh các khu di tích

QGĐB. Di tích QGĐB đã góp phần quan trọng để phát triển kinh tế, trở thành

những điểm du lịch hấp dẫn trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân cả

nước cũng như du khách quốc tế, đã và đang đóng góp thiết thực vào công

cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Trong các vùng trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

nằm trong vùng văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt, Là vùng có nhiều di tích

QGĐB với các công trình tín ngưỡng, tôn giáo và di tích danh lam thắng

cảnh. Vùng ĐBSH hiện nay, bao gồm 11 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung

ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,

Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Với mật độ dân

2

cư đông đúc nhất cả nước, cũng là nơi có số lượng lớn di tích QGĐB trong đó

nổi bật là Thủ đô Hà Nội, luôn đóng vai trò trung tâm về chính trị, kinh tế và

văn hoá của cả nước. Di tích QGĐB vùng ĐBSH có bề dày lịch sử lâu đời, mật

độ dày đặc, đa dạng về loại hình bao gồm: di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến

trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh.

Tuy nhiên, có nhiều di tích đang bị xuống cấp và bị xâm hại nghiêm

trọng. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho di tích bị xuống cấp

nghiêm trọng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khai thác di tích quá mức,

sự xâm hại của con người. Trong đó, xét dưới góc độ quản lý, có nguyên nhân

quan trọng cần phải xem xét, nghiên cứu về tính hiệu lực, hiệu quả của quản

lý nhà nước (QLNN) về di tích QGĐB. Bên cạnh những mặt thuận lợi và đạt

hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với di tích QGĐB thì vẫn còn những hạn chế

bất cập như: Tình trạng xâm hại di tích, vi phạm lấn chiếm đất đai, che lấp

không gian di tích chưa được giải quyết; vấn đề xã hội hoá để bảo tồn, trùng

tu và tôn tạo di tích thiếu sự kiểm tra, kiểm soát, đã không giữ được giá trị

nguyên gốc của di tích; hệ thống văn bản pháp luật chưa cụ thể, chi tiết, quy

chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB còn thiếu, chưa đồng

bộ; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý còn hạn chế về trình độ, năng lực; quy

mô, tổ chức quản lý không thống nhất, có sự chồng chéo về chức năng và

nhiệm vụ tạo nên những mâu thuẫn, gây khó khăn cho hoạt động quản lý;

thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN các cấp nên khi tổ chức hoạt

động, phối hợp liên ngành trong công tác bảo tồn và khai thác phát huy giá trị

di tích QGĐB còn nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là việc tích cực bảo tồn và

phát huy giá trị di tích QGĐB, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc sao cho

phù hợp, hiệu quả. Để có thể đáp ứng yêu cầu và thực hiện được mục tiêu đó

đòi hỏi hoạt động QLNN phải có hiệu lực, hiệu quả mới có thể bảo tồn, giữ

gìn và phát huy các giá trị của di tích QGĐB phục vụ cho công cuộc phát

triển đất nước một cách bền vững. Đặt biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3

và toàn cầu hóa, những thách thức trong hoạt động QLNN đối với di tích

QGĐB vùng ĐBSH càng tăng. Giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của

nền kinh tế thị trường trong xu thế toàn cầu hóa, những thách thức chủ yếu

trong hoạt động QLNN đối với di sản văn hóa nói chung và di tích QGĐB nói

riêng bao gồm: Xu thế hội nhập quốc tế tạo cơ hội để tiếp thu những tinh hoa

văn hoá của thế giới nhưng cũng đồng thời nảy sinh những nguy cơ về sự thay

đổi quan niệm sống, cách sống mới thâm nhập và tác động nhiều đến giá trị

văn hoá truyền thống; đời sống văn hoá - xã hội của cộng đồng dân cư nói

chung trong đó có vùng ĐBSH còn có khoảng cách khác xa nhau giữa khu

vực nông thôn và thành thị; hoạt động QLNN về di sản văn hoá nói chung và

về di tích QGĐB nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong quá

trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN),

để có thể phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc nhất thiết phải bảo đảm giữ

gìn và phát huy những nhân tố tích cực của văn hoá truyền thống mà nền tảng

cơ bản là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. QLNN về di tích QGĐB

cần phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn cùng với sự nỗ lực chung

của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế.

Từ những lý do chính nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà

nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng” để nghiên

cứu triển khai thực hiện luận án tiến sĩ quản lý công là cần thiết xét dưới góc

độ lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận QLNN về di tích QGĐB;

phân tích, đánh giá thực tiễn và xây dựng luận cứ khoa học để đề xuất giải

pháp hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định thực hiện

các nhiệm vụ sau:

4

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu một

số công trình khoa học trong nước và ngoài nước dưới góc độ lý luận và thực

tiễn để kế thừa và giải quyết những vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài.

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản của QLNN, phân tích làm rõ cơ sở

khoa học của QLNN về di tích QGĐB như: khái niệm di tích quốc gia đặc

biệt, QLNN về di tích QGĐB; nội dung QLNN về di tích QGĐB; nghiên cứu

kinh nghiệm QLNN về di tích, di sản văn hóa thế giới.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về di tích QGĐB

vùng ĐBSH giai đoạn 2010-20107, trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm, hạn

chế, tìm ra nguyên nhân của thực trạng.

- Xác định quan điểm hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH

từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về di tích QGĐB vùng

ĐBSH.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về di tích QGĐB

vùng ĐBSH.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Trong phạm vi đề tài nghiên cứu là hoạt động QLNN về

di tích QGĐB vùng ĐBSH với bốn nội dung cụ thể: Về xây dựng, ban hành

và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về di tích

QGĐB; về tổ chức bộ máy QLNN và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý di

tích QGĐB; về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát

huy giá trị di tích QGĐB; và thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật

trong QLNN về di tích QGĐB.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu di tích QGĐB vùng ĐBSH gồm 11

tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải

Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh).

5

- Về thời gian: luận án nghiên cứu tài liệu, khảo sát QLNN về di tích

QGĐB vùng ĐBSH giai đoạn từ năm 2010 - 2017, từ khi có Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Di sản văn hóa số: 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 có hiệu

lực từ ngày 01/01/2010 (Bổ sung mới về di tích QGĐB).

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án được thực hiện nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của

học thuyết Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm duy vật

biện chứng, duy vật lịch sử và lý thuyết hệ thống.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp

nghiên cứu khoa học cụ thể như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối

chiếu, hệ thống hóa, dự báo khoa học để đưa ra các kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích tài liệu: phương pháp này được sử dụng để phân

tích cả tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản

pháp luật và Văn kiện của Đảng có liên quan, các số liệu thống kê chính thức

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp bao gồm các bài báo, tạp

chí, kết luận phân tích đã được các tác giả khác thực hiện.

- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để tổng hợp

các số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng vấn, hỏi

chuyên gia. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và

đề xuất của đề tài.

- Phương pháp so sánh: phương pháp này chủ yếu được áp dụng để so sánh

QLNN về di tích ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới.

- Phương pháp lịch sử: Vấn đề QLNN đối với di tích QGĐB vùng

ĐBSH đã được nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức trong và ngoài nước

quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong lịch sử. Mỗi giai đoạn, các lý thuyết

và kết quả ứng dụng lại có những bước tiến nhất định. Do vậy, tác giả sử dụng

6

phương pháp này để nghiên cứu lịch sử QLNN đối với di tích QGDB, phân tích

những ưu điểm, nhược điểm của các giai đoạn lịch sử.

- Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu cho luận án để chứng minh cho

thực trạng QLNN về di tích QGDB vùng ĐBSH. Để thu thập thông tin,

trước hết đề tài sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra các số liệu cần thiết.

Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn thông qua kết quả thống kê, báo cáo

cũng được thực hiện. Mặt khác, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu khá rộng,

mang tính định tính vì vậy các phương pháp nghiên cứu như: phỏng vấn sâu,

khảo sát bằng bảng hỏi được sử dụng để đưa ra những đánh gia đa chiều,

xác thực.

Liên quan đến việc đi thực địa và khảo sát, tác giả thực hiện khảo sát

ở 11 tỉnh, thành phố vùng ĐBSH (gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải

Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Binh,

Quảng Ninh).

Đối tượng khảo sát là các cơ quan QLNN cụ thể: Bộ VHTT&DL:

Văn phòng Bộ, Cục Di sản Văn hóa (phòng quản lý di tích), Thanh Tra Bộ

(phòng thanh tra văn hóa), Vụ Kế hoạch Tài Chính (phòng kế hoạch tổng

hợp), Vụ Pháp Chế (tổ Pháp chế); UBND tỉnh, thành phố vùng ĐBSH: Sở

VHTT&DL (phòng quản lý di sản văn hóa), Ban quản lý di tích QGĐB,

UBND quận, huyện, thị xã (phòng văn hóa thông tin), UBND xã, phường

và thị trấn (ban văn hóa). Thực hiện khảo sát và phỏng vấn trực tiếp lãnh

đạo một số cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến QLNN về di tích

QGĐB. Ngoài ra, có tham khảo ý kiến của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc

gia Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Viện Bảo tồn Di tích.

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bổ

trợ khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để cung cấp thêm

các luận cứ khoa học và thực tiễn triển khai đề tài.

7

5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

5.1. Giả thuyết khoa học

Di tích QGĐB có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và

giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. QLNN về di tích QGĐB đóng vai trò quyết định

trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích QGĐB. Tuy nhiên, di tích QGĐB

vùng ĐBSH vẫn bị xuống cấp và bị xâm hại do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nếu có giải pháp tốt theo hướng thống nhất quản lý và phân cấp quản lý cho chính

quyền địa phương, kết hợp giữa Bộ quản lý ngành (Bộ VHTT&DL) với QLNN

trên địa bàn của các địa phương và sự liên kết phát triển theo vùng, đồng thời xã

hội hóa nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB và cùng với việc

tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thì mới có thể thoàn thiện QLNN về di

tích QGĐB vùng ĐBSH trong thời gian tới.

5.2. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu chính như sau:

- Di tích QGĐB là gì? Nội hàm khái niệm QLNN về di tích QGĐB là gì?

- Vai trò, giá trị của di tích QGĐB như thế nào? Vai trò và sự cần thiết

QLNN về di tích QGĐB trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích

QGĐB như thế nào?

- Hiện trạng di tích QGĐB ở vùng ĐBSH hiện nay như thế nào?

- Thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH giai đoạn hiện nay

như thế nào? Ưu điểm? Hạn chế và nguyên nhân?

- Quan điểm, định hướng và giải pháp nào để hoàn thiện QLNN về di

tích QGĐB vùng ĐBSH?

6. Đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới của luận án được thể hiện trên các khía cạnh sau:

6.1. Đóng góp mới về lý luận

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của lý luận QLNN về di tích

QGĐB; làm rõ khái niệm di sản văn hoá, di tích, di tích QGĐB, QLNN về di

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!