Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tằng Lỏong, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lài Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH THỊ HÒA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG,
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH THỊ HÒA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG,
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ HẬU
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có
nguồn gốc rõ ràng.
Học viên
Trịnh Thị Hòa
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ
của cô giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã tạo điều
kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Hậu, Cô giáo hướng dẫn
luận văn cho tôi, cô đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận
vấn đề một cách khoa học, logic, qua đó đã giúp cho đề tài của tôi có ý nghĩa thực
tiễn và có tính khả thi.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ban Quản lý khu kinh tế
tỉnh Lào Cai, các đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ, chuyên viên các sở ngành
liên quan... đã giúp tôi nắm bắt được thực trạng, cũng như những vướng mắc và đề
xuất trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp Tằng
Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo,các đồng nghiệp,bạn bè và
gia đình đã góp ý và tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Học viên
Trịnh Thị Hòa
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ...................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
5. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP...........5
1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN.............. 5
1.1.1. Những khái niệm có liên quan ................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN.......... 8
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với khu
công nghiệp ..................................................................................................... 11
1.1.4. Các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với khu
công nghiệp ..................................................................................................... 13
1.1.5. Nội dung của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN......... 17
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đối với KCN....................................................................................... 29
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN....... 32
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với một
số KCN ở Việt Nam........................................................................................ 32
1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối
với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai................................. 36
iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 39
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 39
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp................................................. 39
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 41
2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.............................................................. 41
2.4. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 41
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 42
2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp trong KCN........................................................................................... 42
2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đối với KCN ........................................................................................ 44
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG,
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI................................................... 45
3.1. Khái quát về KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai .......... 45
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 45
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ......................................................................... 46
3.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
trực thuộc có ảnh hưởng đến QLNN về BVMT đối với KCN Tằng
Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.......................................................... 47
3.1.4. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp
Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ................................................ 50
3.2. Công cụ quản lý ....................................................................................... 51
3.2.1. Tình hình thực hiện công cụ chính sách, pháp luật............................... 51
3.2.2. Công cụ kinh tế ..................................................................................... 53
3.2.3. Công cụ kỹ thuật ................................................................................... 55
3.2.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường ..................................... 55
v
3.3. Hiện trạng môi trường của KCN Tằng Loỏng......................................... 56
3.3.1. Về thủ tục môi trường ........................................................................... 56
3.3.2. Hiện trạng môi trường không khí tại KCN Tằng Loỏng ...................... 56
3.3.3. Hiện trạng môi trường đất tại KCN Tằng Loỏng.................................. 58
3.3.4. Hiện trạng môi trường nước tại KCN Tằng Loỏng .............................. 58
3.3.5. Hiện trạng chất thải rắn tại KCN Tằng Loỏng...................................... 59
3.4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại
KCN Tằng Loỏng............................................................................................ 61
3.4.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường KCN
Tằng Loỏng ........................................................................................... 61
3.4.2. Xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường KCN
Tằng Loỏng ........................................................................................... 61
3.4.3. Đầu tư các nguồn lực bảo vệ môi trường KCN Tằng Loỏng ............... 62
3.4.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường KCN
Tằng Loỏng ..................................................................................................... 63
3.4.5. Quản lý nước thải, khí thải, chất thải KCN............................................... 65
3.4.6. Hợp tác trong và ngoài nước để phòng ngừa, ứng phó và khắc
phục sự cố môi trường trong KCN.................................................................. 68
3.4.7. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường KCN.................................................................... 69
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
đối với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai........................... 72
3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 72
3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 73
3.5. Đánh giá về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN
Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ................................................ 74
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 74
3.5.2. Hạn chế.................................................................................................. 76
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 77
vi
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KCN TẰNG LOỎNG,
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI................................................... 80
4.1. Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối
với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đến năm 2025 ............ 80
4.1.1. Định hướng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN
Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ................................................ 80
4.1.2. Mục tiêu tăng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với
KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai....................................... 80
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối
với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai................................. 82
4.2.1. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi
trường tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ...................... 82
4.2.2. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng;.............. 83
4.2.3. Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ môi trường của KCN Tằng Loỏng ........ 83
4.2.4. Liên kết trong, ngoài nước để bảo vệ môi trường KCN Tằng Loỏng; ...... 84
4.2.5. Tổng kết, đánh giá từng mô hình quản lý bảo vệ môi trường tại
Khu công nghiệp Tằng Loỏng......................................................................... 85
4.2.6. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, người dân
trong việc bảo vệ môi trường KCN Tằng Loỏng............................................ 86
4.2.7. Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường ............................................. 86
4.2.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng .............. 86
4.2.9. Tăng cường thực hiện công tác quan trắc, giám sát môi trường
của các nhà đầu tư trong KCN Tằng Loỏng ................................................... 88
4.3. Kiến nghị đối với các bên có liên quan.................................................... 88
4.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương................................ 88
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Lào Cai ................................................................. 89
KẾT LUẬN.................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC....................................................................................................... 94
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
BQL : Ban Quản lý
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KKT : Khu kinh tế
QLNN : Quản lý Nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
CTR : Chất thải rắn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ
BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách dự án đầu tư trong KCN Tằng Lỏng .......................... 48
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kinh kế của KCN Tằng Loỏng
giai đoạn 2016-2018..................................................................... 50
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thủ tục pháp lý về BVMT tại KCN Tằng Loỏng ......56
Bảng 3.2: Lưu lượng khí thải các Nhà máy đang vận hành trong KCN
Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng.................................................... 57
Bảng 3.3. Hiện trạng các điểm phát thải rắn tại khu công nghiệp
Tằng Loỏng ......................................................................... 59
Bảng 3.4. Tổng chi ngân sách cho hoạt động BVMT của KCN Tằng
Loỏng giải đoạn 2016 - 2018 ....................................................... 62
Bảng 3.5. Danh sách các nhà máy được phê duyệt kế hoạch phòng ngừa
ứng phó sự cố hóa chất................................................................. 68
Bảng 3.6. Tổng hợp các doanh nghiệp xử phạt vi phạm hành chính trong
về lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................... 69
Bảng 3.7. Tổng hợp đánh giá môi trường dân cư......................................... 70
Bảng 3.8. Sự cố môi trường.......................................................................... 71
SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường KCN ở Việt Nam ................................................. 24
Hình 3.1. Vị trí KCN Tằng Loỏng................................................................ 45
Hình 3.2: Sơ đồ quy hoạch KCN Tằng Loỏng ............................................ 46
Hình 3.3. So sánh tỷ trọng công nghiệp của KCN Tằng Loỏng với toàn
tình Lào Cai ................................................................................. 51
Hình 3.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý tại KCN Tằng Loỏng................ 64
Hình 3.5. Số tiền xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường KCN
Tằng Loỏng năm 2016 - 2018 ..................................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lào Cai đang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ, quan điểm của tỉnh Lào Cai là tập trung ưu tiên đầu tư phát triển những
ngành kinh tế mũi nhọn, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trong đó đặc biệt
quan tâm đến phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu khoáng sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, phân bón, hóa chất gắn với bảo vệ môi trường.
KCN Tằng Loỏng được thành lập tại Quyết định số: 601/QĐ-UBND ngày
15/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai. KCN Tằng Loỏng thuộc địa bàn xã Xuân Giao, xã Gia Phú, xã
Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng, tổng diện tích: 1.100 ha theo
Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 10/2/2011 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt
Quy hoạch chi tiết và điều chỉnh mở rộng KCN Tằng Loỏng, tỷ lệ 1/2000. Trong đó
đất quy hoạch cho KCN là 653,21ha, KCN Tằng Loỏng được quy hoạch phát triển
trên cơ sở mặt bằng khu vực tuyển quặng Apatít đã được đầu tư trong những năm
của thập kỷ 80. Ở đây cơ sở hạ tầng đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh như
đường điện (Hệ thống cấp điện; Hệ thống cấp nước; Hệ thống đường bộ, đường sắt,
hồ thải xử lý môi trường). Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại KCN Tằng
Loỏng phá triển ổn định, tăng trưởng cao, hàng năm doanh thu của KCN Tằng
Loỏng đạt gần 10.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm từ 50-60% trong
tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh Lào Cai; Giá trị sản xuất công nghiệp
có mức tăng trưởng tốt, góp phần đưa tỷ trọng của khu vực tăng nhanh trong cơ cấu
công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp Lào Cai phát triển ổn định và bền vững
(tăng từ 19,3% năm 2010 lên chiếm khoảng 58,7% năm 2015); nộp ngân sách nhà
nước hàng năm trên 500 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho từ 4.000 - 5.000 lao động
với thu nhập bình quân đạt 7.000.000 đồng/người/tháng.
KCN Tằng Loỏng là KCN hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh và mang
lại nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên, hiện nay KCN
Tằng Loỏng đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia
tăng và khó kiểm soát trong tiến trình đẩy mạnh thu hút đầu tư như hiện nay. Ô