Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
159
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1379

Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ QUỲNH ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ QUỲNH ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Thúy Phương

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực

và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ cho

việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong

luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Trần Thị Quỳnh Anh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Đề tài Luận văn: “Quản lý nhà nước trong

phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên”,tôi đã nhận được sự hướng dẫn,

giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm

ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

trong học tập và nghiên cứu.

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Thúy

Phương, người hướng dẫn khoa học của Luận văn, đã hướng dẫn tận tình và

giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn thạc sỹ khoa học ngành quản

lý kinh tế.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường, Ban lãnh đạo các

Phòng, Khoa thuộc trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học

Thái Nguyên, cùng tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Luật - Quản lý Kinh

tế đã giúp đỡ tôi về thời gian cũng như kiến thức để tôi hoàn thành quá trình

học tập và hoàn thiện đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh

Thái Nguyên đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực

hiện Luận văn. Đặc biệt một lần nữa cảm ơn đến những cán bộ nhân viên

ngân hàng đã dành chút ít thời gian để thực hiện Phiếu điều tra, và từ đây tôi

có được dữ liệu để phân tích, đánh giá.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã bên tôi giúp

đỡ tôi về mặt vật chất cũng như tinh thần trong thời gian học tập và hoàn

thành luận văn thạc sỹ này.

Trân trọng!

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii

MỤC LỤC .....................................................................................................................iii

DANH MỤC BẢNG BIẺUM SƠ ĐỒ........................................................................iii

MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................ 3

5. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TRONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của các ngân hàng

thương mại....................................................................................................................... 5

1.1.1. Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại................................................... 5

1.1.2. Tín dụng và phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại ..............................16

1.1.3. Quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại...........24

1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của ngân hàng thương

mại..................................................................................................................................42

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên...........................................................................................................................49

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................52

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................52

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................52

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin..........................................................................52

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................................55

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin........................................................................55

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................56

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN

iv

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN..................................62

3.1. Giới thiệu về về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên................................................................................................62

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ......................................................62

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.................................................................................63

3.1.3. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.................................................................................65

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên..67

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ...................71

3.2.1. Kết quả kinh doanh, phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.............................................71

3.2.2. Công cụ quản lý của Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên trong phát triển tín

dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh

tỉnh Thái Nguyên...........................................................................................................77

3.2.3. Phương pháp uản lý của Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên trong phát

triển tín dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên................................................................................................80

3.2.4. Quy trình quản lý của Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên trong phát triển

tín dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên................................................................................................81

3.2.5. Đánh giá của ngân viên Ngân hàng hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh

vực phát triển tín dụng của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên........................103

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên113

3.3.1. Các yếu tố khách quan ......................................................................................113

3.3.2. Các yếu tố chủ quan ..........................................................................................115

v

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước trong phát triển tín dụngđối với

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh

Thái Nguyên...............................................................................................................123

3.4.1. Kết quả đạt được ...............................................................................................123

3.4.2. Một số hạn chế ..................................................................................................124

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................................126

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN ....129

4.1. Định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên .......129

4.1.1. Định hướng........................................................................................................129

4.1.2. Mục tiêu.............................................................................................................130

4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên.........................................................................................................................131

4.2.1. Nhóm giải pháp từ phía đơn vị quản lý (NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)131

4.2.2. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên..............................................................................................134

4.3. Kiến nghị ..............................................................................................................141

4.3.1. Đối với Chính Phủ.............................................................................................141

4.3.2. Đối với Ngân hàng Agribank............................................................................141

4.3.3. Đối với Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên................................................141

KẾT LUẬN ................................................................................................................143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................144

PHỤ LỤC ...................................................................................................................146

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 2.1: Thang đo bình quân Likert .......................................................................54

Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai

đoạn 2016 – 2018 ..................................................................................68

Bảng 3.2. Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2016 - 2018............................................................................................70

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động tín dụng phân chia theo thời gian Agribank chi nhánh

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018.................................................72

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động tín dụng phân chia theo đối tượng khách hàng tại

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018................74

Bảng 3.5. Kết quả hoạt động tín dụng phân chia theo ngành kinh tế tại Agribank chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018......................................76

Bảng 3.8. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNN tỉnh Thái Nguyên ...............77

Bảng 3.9. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNN tỉnh Thái Nguyên ...............83

Bảng 3.10: Kết quả điều tra đánh giá về sự phù hợp của các định hướng phát triển

tín dụng của NHNN tỉnh Thái Nguyên .................................................84

Bảng 3.11: Kết quả điều tra đánh giá về sự phù hợp của các định hướng phát triển

dịch vụ của NHNN tỉnh Thái Nguyên...................................................89

Bảng 3.12: Kết quả điều tra đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu quản lý trong hoạt

động của các NHTM của thanh tra giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên

............................................................................................................ 102

Bảng 3.13: Đánh giá về định hướng, chính sách phát triển ................................... 103

Bảng 3.14. Đánh giá về hệ thống văn bản pháp lý................................................. 104

Bảng 3.15: Đánh giá về hệ thống giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

............................................................................................................ 105

Bảng 3.16: Đánh giá về sự đa dạng sản phẩm dịch vụ tín dụng tại Agribank chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 107

Bảng 3.17: Đánh giá về chính sách lãi suất tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên ............................................................................................... 108

vii

Bảng 3.18: Đánh giá về chính sách phân phối sản phẩm tín dụng tại Agribank chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 109

Bảng 3.19: Đánh giá về chính sách tuyên truyền quảng cáo cho tín dụng tại

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ............................................... 111

Bảng 3.20. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tín dụng tại Agribank

chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 112

Bảng 3.21: Ý kiến đánh giá về chiến lược tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên ............................................................................................... 116

Bảng 3.22: Ý kiến đánh giá về chính sách tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên ............................................................................................... 117

Bảng 3.23: Ý kiến đánh giá về công nghệ thông tin tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên ............................................................................................... 118

Bảng 3.24: Ý kiến đánh giá về nguồn nhân lực tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên ............................................................................................... 119

Bảng 3.25: Ý kiến đánh giá về quy trình tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên ............................................................................................... 122

Sơ đồ:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý...........................................................65

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thời gian qua, trước sự đổi mới toàn diện của đất nước, ngành ngân hàng

đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính

và nguồn nhân lực, qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoạt động tín dụng Ngân hàng góp phần tạo lập nguồn vốn và thu nhập ổn định

cho các ngân hàng, phân tán rủi ro và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ

kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng ngân hàng còn góp phần quan trọng

trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động

cho ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), chi

nhánh tỉnh Thái Nguyên thành lập năm 1988. Trong những năm qua, dưới sự quản

lý, điều tiết của NHNN và trực tiếp là NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên,

Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã được nhiều kết quả vượt bậc trong phát

triển tín dụng. Năm 2018, hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh tỉnh

Thái Nguyên phát triển ổn định, bền vững, các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng

cao so với năm trước, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc tất cả các chỉ tiêu kế hoạch do

Agribank giao, cụ thể: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2018 (bao gồm số dư

Trái phiếu Agribank 56.137 triệu đồng): 14.434 tỷ đồng, tăng 1.950 tỷ đồng

(+15,6%) so cuối năm 2017, đạt 102,5% kế hoạch năm 2018 TSC giao; Tổng dư nợ

đến 31/12/2018: 11.430 tỷ đồng, tăng 1.287 tỷ đồng (+12,7%) so cuối năm 2017,

đạt 100% kế hoạch năm 2018 TSC giao; Nợ xấu chiếm 0,28%/tổng dư nợ, giảm

0,03% so đầu năm; Thu dịch vụ tăng 23% so với năm 2017, đạt 101,7% kế hoạch

TSC giao; Tài chính đạt 112,7% kế hoạch TSC giao.

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động phát triển tín dụng của các NHTMCP

trên địa bàn nói chung và của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng

còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: nợ xấu chưa được xử lý có hiệu quả; tình

hình thanh khoản ở một số NHTMCP có thời điểm còn căng thẳng; còn tồn tại tình

trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTMCP; hoạt động còn tiềm ẩn nguy

cơ bất ổn, rủi ro có thể xảy ra khi môi trường kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

2

biến động bất thường…Để khắc phục tình trạng nói trên, cần phải có can thiệp của

Nhà nước vào thị trường tín dụng thông qua NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là cơ quan ngang bộ trực thuộc

Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng tiền tệ, thay mặt

chính phủ đưa ra các chính sách nhằm phát triển hệ thống ngân nói chung và phát

triển tín dụng ngân hàng. Thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian qua Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương có vai trò quan trọng đối với tổ chức thực thi và phát triển tín dụng tại

các ngân hàng thương mại như ban hành các cơ chế quản lý, chính sách hướng dẫn

các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng; sử

dụng công cụ dự trữ bắt buộc để tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng....

Tuy nhiên, những kết quả đạt được ở trên chưa thực sự đáp ứng được kỳ

vọng mục tiêu được đặt ra. Nguyên nhân của vấn đề trên là do cơ chế phối hợp giữa

NHNN và Agribank - Chi nhánh Thái Nguyên trong công tác quản lý nhà nước về

tín dụng và thực hiện các chính sách phát triển tín dụng của Nhà nước chưa thực sự

hiệu quả.Hoạt động quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ

quan có thẩm quyền đối với hoạt động của các NHTMCP còn một số bất cập. Việc

vận dụng chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, phát triển tín dụng

chưa được quan tâm và nghiên cứu.

Để góp phần thúc đẩy Agribank - Chi nhánh Thái Nguyên và các NHTM

khác hoạt động an toàn, lành mạnh, làm tốt vai trò trung gian tài chính, đẩy mạnh

huy động phát triển tín dụng cho nền kinh tế, cần thiết nâng cao hơn nữa hiệu quả

hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong đó có vai trò quản lý, giám sát của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đối với hoạt động của các NHTM.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước

trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước và việc áp dụng các công

cụ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng

3

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên góp

phần tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

-Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong

phát triển tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

-Đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước và việc áp dụng các công cụ

quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyêntrong giai

đoạn 2016-2018, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế, phân tích

nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Tăng cường thực thi quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

trong giai đoạn tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển

tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh

tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở quản lý nhà nước và việc áp dụng các công cụ quản lý

nhà nước trong phát triển tín dụng.

- Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Agribank-chi nhánh

tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập

trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, đã

góp phần hệ thống hóa và cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà

nước trong phát triển tín dụng đối với các NHTM.

4

Luận văn cho thấy những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý nhà nước

trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, phân tích các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế,

từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên

Luận văn dự kiến là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn giúp

Agribank-chi nhánh tỉnh Thái Nguyênxây dựng kế hoạch phát triển tín dụng đến

năm 2025 có cơ sở khoa học.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận

văn được chia làm 4 chương.

Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong phát triển tín

dụng tại các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4:Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển tín

dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh

Thái Nguyên.

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong phát triển tín dụng của các ngân

hàng thương mại

1.1.1. Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Ngân hàng nhà nước

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng

Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và

cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm

ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các

tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia;

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Là các đơn vị

thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực

hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và

thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

(Luật ngân hàng nhà nước, 2017)

Nhiệm vụ và quyền hạn

Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm

2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp

lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của

Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân

hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính

6

phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và

dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án,

công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác

thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.

- Ban hành thông tư, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm

tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế

hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân

hàng Nhà nước.

- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công

cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối

đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để

thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong

nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ

để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ

và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ

chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép

thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài

khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ

trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép

hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc

mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định

của pháp luật.

- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi

phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó

khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ

phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!