Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG THỊ THU THANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG THỊ THU THANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NỮ HOÀNG ANH
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài
liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong Luận văn là trung thực và đều có
nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của Luận văn này.
Phú Thọ, tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình của TS.Bùi Nữ Hoàng Anh, các Giảng viên Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên cùng các đồng chí
tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Thọ, Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Ban quản
lý khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ...
Với tình cảm trân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học, các Giảng viên
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã
giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khóa học và trong quá trình thực
hiện Luận văn này.
- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Bùi Nữ Hoàng Anh,
là người Thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và cho tôi những lời
khuyên sâu sắc giúp tôi hoàn thành Luận văn.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những người luôn sát cánh động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Thanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.........................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.......................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 3
2.1. Tình hình nghiên cứu............................................................................... 3
2.2. Khoảng trống nghiên cứu......................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
5. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 6
6. Kết cấu của luận văn................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI .......................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài .............................................................................................................. 7
1.1.1. Những lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài............................. 7
1.1.2. Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................... 19
1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 28
1.1.4. Nội dung của quản lý nhà nước với ĐTTTNN .................................... 38
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của một địa phương cấp tỉnh. .............................................. 39
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài............................................................................................................. 42
1.2.1. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài..................................................................... 42
1.2.2. Kinh nghiệm từ một số địa phương trong nước ................................... 46
iv
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Phú Thọ.......................................... 48
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 49
2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 49
2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................. 49
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 49
2.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................................... 51
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 53
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú
Thọ ............................................................................................................... 53
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chung về thu hút ĐTTTNN ............ 53
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................ 54
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối
với hoạt động thu hút ĐTTTNN ..................................................................... 55
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ
THỌ............................................................................................................. 56
3.1. Đặc điểm của tỉnh Phú Thọ.................................................................... 56
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên........................................................... 56
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................... 57
3.1.3. Các chính sách thu hút FDI của tỉnh Phú Thọ ..................................... 59
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút ĐTTTNN vào tỉnh Phú Thọ. 60
3.1.4.1. Thuận lợi ......................................................................................... 60
3.1.4.2. Khó khăn.......................................................................................... 64
3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ................................................................... 65
3.2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2015 - 2017 .................................................................................................. 65
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 72
v
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ................................................. 94
3.3.1. Các yếu tố bên trong ........................................................................... 94
3.4. Đánh giá chung...................................................................................... 97
3.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 97
3.4.2. Những hạn chế.................................................................................. 100
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................... 102
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................... 109
4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phương hướng thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ ............................................. 109
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2022 .. 109
4.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến 2022 .............. 110
4.1.3. Phương hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú
Thọ đến năm 2022 ...................................................................................... 110
4.2. Quan điểm để hoàn thiện quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ ............................................................... 114
4.3. Một số giải pháp đề xuất...................................................................... 116
4.4. Một số kiến nghị.................................................................................. 132
KẾT LUẬN ............................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 138
PHỤ LỤC .................................................................................................. 140
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCN : Cụm công nghiệp
DN : Doanh nghiệp
ĐTTTNN : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QLNN : Quản lý nhà nước
TNCs : Tập đoàn xuyên quốc gia
UBND : Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1. Đối tượng và nội dung điều tra ..................................................... 50
Bảng 2.2. Ma trận SWOT ............................................................................. 53
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017 ... 57
Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ gia tăng dự án FDI tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015
- 2017 ........................................................................................................... 66
Bảng 3.3. Cơ cấu FDI tỉnh Phú Thọ theo hình thức đầu tư giai đoạn 2015 -
2017 ............................................................................................................. 68
Bảng 3.5. Cơ cấu FDI tỉnh Phú Thọ theo ngành nghề, lĩnh vực giai đoạn 2015
– 2017 .......................................................................................................... 71
Bảng 3.6. Kết quả xây dựng quy hoạch thu hút ĐTTTNN giai đoạn 2007 -
2020 ............................................................................................................. 76
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động xúc tiến đầu tư giai đoạn 2015-2017 ............... 81
Bảng 3.8. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ......................... 91
Bảng 3.9. Kết quả điều hành hệ thống dịch vụ tư vấn đầu tư giai đoạn 2015-
2017 ............................................................................................................. 92
Bảng 3.10. Thống kê về tình hình nguồn nhân lực đang làm việc trong các cơ
quan quản lý Nhà nước về thu hút ĐTTTNN ................................................ 93
Bảng 3.9. Ma trận SWOT quản lý Nhà nước về thu hút FDI tại Phú Thọ.... 107
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu GDP theo thành ngành kinh tế ...................................... 58
Biểu đồ 3.2. Số dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ............................. 66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Môi trường quốc tế là như nhau đối với mọi quốc gia. Như vậy, cơ hội và khả
năng huy động vốn nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội là như nhau. Song, thực
tế cho thấy, việc huy động vốn nước ngoài phụ thuộc có tính quyết định vào vai trò
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt đối với lĩnh vực
ĐTTTNN. Vai trò đó thể hiện ở khả năng tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn bao
gồm sự ổn định chính trị, sự ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý an toàn, các
thủ tục hành chính đơn giản, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, có những định
hướng đúng đắn, khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả và an toàn.
ĐTTTNN đã có những đóng góp tích cực và ấn tượng trên nhiều mặt trong
tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ phát triển của đất
nước. Tính đến 20/12/2017, cả nước có 24.748 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu
lực với tổng số vốn đăng ký là 318,72 tỷ USD, vốn thực hiện là 172,35 tỷ
USD (Nguyễn Xuân Thiên, 2013).
Bên cạnh đó, ĐTTTNN còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật đặc biệt
trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. ĐTTTNN cũng du nhập những phương thức
đầu tư, kinh doanh mới vào Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ
đời sống nhân dân. ĐTTTNN còn tạo tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp trong
nước. Nhiều doanh nghiệp Việt đã hưởng lợi trực tiếp khi cùng liên doanh, liên kết
với các doanh nghiệp ĐTTTNN, tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Để có được những thành công và đóng góp đó, vai trò định hướng, điều tiết
và quản lý của Nhà nước đối với khu vực này hết sức quan trọng. Bên cạnh những
kết quả đạt được, còn có không ít tồn hại, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước
đối với hoạt động ĐTTTNN từ khâu thu hút đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những dự án công nghệ rác, công nghệ lạc hậu vẫn thâm nhập vào Việt Nam để lại
những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển bền
vững. Những vi phạm và tranh chấp lao động đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
2
người lao động và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Những hiện tượng trốn thuế,
chuyển giá của một số doanh nghiệp là những con sâu mà lâu nay chúng ta chưa thể
loại trừ triệt để. Những dự án gây ô nhiễm môi trường, đã là bài học cảnh tỉnh rất
đắt giá cho chúng ta. ĐTTTNN vào nông nghiệp trong hơn 30 năm qua không
những không tăng trưởng mà còn chậm lai. Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp,
có nhiều tiềm năng cho phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ
cao, song vốn ĐTTTNN vào nông nghiệp còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 1%
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi, thuộc trung du Bắc bộ, có vị trí trung tâm
vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng
- Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối giữa các tỉnh vùng Tây
Bắc, Đông Bắc với cả nước và quốc tế. Từ khi tách tỉnh (1/1/1997) đến nay, cùng
với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của cả nước, Phú Thọ đã và
đang nỗ lực tìm ra các giải pháp để phát triển kinh tế của tỉnh. Tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã tiến hành hàng loạt các biện
pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI và hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy
triển khai các dự án để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Nhờ tập
trung thực hiện đồng bộ các giải pháp xúc tiến, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ
trợ thị trường, riêng năm 2017, khu vực vốn ĐTTTNN vẫn tăng 10,3% với tổng vốn
đầu tư của các doanh nghiệp ĐTTTNN là 3,4 triệu USD. Nhưng so mục tiêu của
tỉnh và so với tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh liền kề được thành lập cùng thì con số trên
vẫn còn rất hạn chế. Năm 2017, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 85 triệu USD vốn
ĐTTTNN với 40 dự án FDI đầu tư vào tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ,
2016), (ở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh phúc, 2016). Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên, song, những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước
đối với hoạt động thu hút ĐTTTNN là nguyên nhân cơ bản. Những tồn tại, hạn chế,
yếu kém đó dẫn tới tốc độ triển khai nhiều dự án còn chậm, trong đó có nhiều dự án
trọng điểm như: đường Hồ Chí Minh, Quảng trường Hùng Vương, ...khiến cho kết
cấu hạ tầng và môi trường đầu tư còn kém sức hấp dẫn.
3
Hội nhập quốc tế và sự lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt
ra rất nhiều cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề tranh thủ
những lợi thế có được từ ĐTTTNN phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế -xã hội
là hết sức cần thiết. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý Nhà nước đối với khu vực
ĐTTTNN nếu không sớm được khắc phục sẽ tạo ra nguy cơ tỉnh bị tụt hậu xa hơn
về nhiều mặt do bỏ lỡ cơ hội trong thu hút ĐTTTNN. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài
“Quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Phú Thọ” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu
Từ năm 1986, Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nên đã nhận được nhiều
nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà nước rất quan tâm và ủng hộ nguồn vốn
FDI đầu tư vào Việt Nam, điều này tạo điều kiện cho đất nước phát triển, FDI là
nguồn lực đưa Việt Nam từ một nước nghèo thành một nước đang phát triển trong
thời gian hơn 20 năm qua. Vấn đề đặt ra là các chính sách quản lý về thu hút FDI
vào Việt Nam như thế nào để có hiệu quả.
Quản lý Nhà nước đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được
nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước nghiên cứu. Dưới
đây là một số công trình tiêu biểu:
- Các bài báo: “Kỳ vọng đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng” (Phạm Hảo,
Giám đốc Học viện chính trị khu vực III, Báo Đà Nẵng -11/2005); “Làm thế nào để
tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng” (Phan Quỳnh Hương,
Trung tâm xúc tiến đầu tư - Báo Đà Nẵng - 11/2005); Môi trường và chính sách
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ” (Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu
tư, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 3/2001)... Trong các công trình này tác giả đã đề
xuất một số giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.
- Các đề tài nghiên cứu như: "Đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai” (Phan Thị Mỹ Hạnh,
Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2000); “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Văn Hùng, Luận văn
4
Thạc sĩ kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001); “Hoàn thiện cơ chế
tổ chức và quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam” (Nguyễn Chí Dũng, Luận án Phó
tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1996). Các đề tài này đã đề cập
đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vai trò, nội dung, yêu cầu quản lý
Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích và
quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, các doanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm
của một số nước để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở các địa
phương mà đề tài tiến hành nghiên cứu.
Như vậy, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên
cứu tập trung vào cách tiếp cận kinh tế đầu tư.
2.2. Khoảng trống nghiên cứu
- Chưa có công trình nào nghiên cứu từ cách tiếp cận trên phương diện quản lý
Nhà nước đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ.
- Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến riêng hệ thống giải pháp cho công tác
quản lý Nhà nước cấp tỉnh về lĩnh vực thu hút ĐTTTNN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Thu hút được nhiều dự án ĐTTTNN với tổng số vốn lớn, công nghệ phù hợp
ở mức hiện đại nhằm tạo động lực phát triển về kinh tế - xã hội nhanh và bền vững
cho tỉnh Phú Thọ.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối
với hoạt động thu hút ĐTTTNN.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với quá trình thu hút
các dự án ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với các KCN
trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý Nhà nước để thực hiện hiệu
quả hơn hoạt động thu hút ĐTTTNN tại tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút ĐTTTNN tại tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Những nghiên
cứu thực địa, khảo sát được tiến hành ngay tại các DN ĐTTTNN và tại một số cơ quan
quản lý Nhà nước cấp tỉnh đối với các DN này.
4.2.2. Phạm vi về thời gian
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, các thông tin được thu thập gồm cả
thông tin của cả một thời kỳ và cả thông tin tại một thời điểm. Các thông tin thứ cấp
được thu thập trong giai đoạn 2015 - 2017; thông tin sơ cấp được khảo sát năm 2018.
4.2.3. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu tập trung vào các nội dung trong quản lý Nhà nước đối với hoạt
động thu hút ĐTTTNN, cụ thể là:
- Các chủ thể quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thu hút ĐTTTNN;
Các nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư: tạo môi
trường thu hút đầu tư (Mở rộng quan hệ quốc tế; Đảm bảo môi trường chính trị - xã
hội tốt; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư; Cải cách thủ
tục đầu tư theo hướng đơn giản, mở cửa); Công tác quản lý hoạt động thu hút
ĐTTTNN (Định hướng thị trường và đối tác đầu tư nước ngoài; xây dựng quy
hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài; tổ chức thực hiện các
chương trình vận động, thu hút đầu tư; tổ chức kiểm tra, thanh tra và giám sát; điều
hành hệ thống tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư; quản lý nhà nước về đào tạo nguồn
nhân lực).
6
- Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối
với hoạt động thu hút ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5. Những đóng góp của luận văn
Với những kết quả đạt được, đề tài có những đóng góp mới như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và
công tác quản lý thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; chỉ ra những điểm chưa phù
hợp, trên cơ sở kinh nghiệm của các tỉnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
rút ra bài học thực tế nhằm áp dụng có hiệu quả vào tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những hạn chế, tồn tại và phân tích nguyên nhân
chủ yếu.
- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đảm bảo hoạt động
ĐTTTNN đúng định hướng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
bền vững, toàn diện.
- Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoạch định chính sách tại tỉnh Phú Thọ cũng như
các địa phương có những đặc điểm tương đồng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với hoạt động
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ.