Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
763

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN MỘNG HỒNG LAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN MỘNG HỒNG LAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THỦY

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

trong luận văn là chính xác và trung thực. Nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm

trước Hội đồng chấm điểm luận văn và Nhà trường theo Quy chế Đào tạo Sau Đại

học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhân đây, cho phép tôi được gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị

Thủy, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, cho

phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy, Quý Cô của Trường

Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức bổ

ích để tôi hoàn thành khóa học và phát triển bản thân.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Phan Mộng Hồng Lam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI.......5

1.1. Khái quát chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ

giới......................................................................................................................5

1.1.1. Khái niệm và các loại hình bảo hiểm xe cơ giới ......................................5

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo

hiểm xe cơ giới.........................................................................................9

1.2. Chủ thể quản lý, đối tượng chịu sự quản lý trong hoạt động bảo hiểm xe cơ

giới....................................................................................................................13

1.2.1. Chủ thể quản lý hoạt động bảo hiểm xe cơ giới.....................................13

1.2.2. ối tư ng ch u quản lý t ong hoạt động bảo hiểm xe cơ giới...........16

1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ............20

1.3.1. Xây d ng kế hoạch, chiến lư c, chính ách phát t iển th t ường bảo

hiểm .......................................................................................................21

1.3.2. Ban hành và hướng dẫn th c hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

bảo hiểm xe cơ giới ...............................................................................22

1.3.3. Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm

t ong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam; chấp thuận việc doanh

nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoạt động ở nước ngoài.............................27

1.3. . Ban hành, hướng dẫn th c hiện quy t c, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm xe

cơ giới....................................................................................................28

1.3.5. Th c hiện các biện pháp giám át về tài chính đối với các doanh nghiệp

bảo hiểm ................................................................................................30

1.3.6. Thanh t a, kiểm t a và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động bảo hiểm

xe cơ giới ...............................................................................................35

1.3.7. H p tác quốc tế t ong lĩnh v c bảo hiểm xe cơ giới .............................38

Kết luận chương 1 ...................................................................................................40

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN.................................................................................41

2.1.Thực trạng xây dựng kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển thị trường

bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp hoàn thiện ................................................41

2.1.1. Những mặt tích c c.................................................................................41

2.1.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c................................................41

2.1.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................42

2.2. Thực trạng ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp hoàn thiện....................................42

2.2.1. Những mặt tích c c.................................................................................42

2.2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c................................................44

2.2.3. Giải pháp hoàn thiện .............................................................................49

2.3. Thực trạng cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo

hiểm và giải pháp hoàn thiện.........................................................................51

2.3.1. Những mặt tích c c................................................................................51

2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c................................................52

2.3.3. Giải pháp hoàn thiện .............................................................................53

2.4. Thực trạng ban hành, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí,

hoa hồng bảo hiểm và giải pháp hoàn thiện.................................................53

2. .1. Những mặt tích c c................................................................................53

2. .2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c và giải pháp hoàn thiện .........55

2.5. Thực trạng thực hiện các biện pháp giám sát về tài chính đối với các doanh

nghiệp bảo hiểm ..............................................................................................65

2.5.1. Những mặt tích c c.................................................................................65

2.5.2. Những mặt tồn tại, hạn chế , vướng m c................................................66

2.5.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................67

2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm; xử lý vi phạm pháp

luật về bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp hòa thiện......................................70

2.6.1. Những mặt tích c c.................................................................................70

2.6.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c.................................................71

2.6.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................72

2.7. Thực trạng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp

hoàn thiện ........................................................................................................72

2.7.1. Những mặt tích c c.................................................................................72

2.7.2. Những mặt tồn tại, hạn chế ....................................................................73

2.7.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................74

Kết luận chương 2 ...................................................................................................75

KẾT LUẬN ...........................................................................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tai nạn giao thông luôn là hiểm họa ám ảnh đời sống của xã hội. Những thiệt

hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra là rất lớn. Theo thống kê của

Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, bình quân mỗi năm ở Việt Nam có 11.929

người chết và 9.290 người bị thương do tai nạn giao thông gây ra; mỗi ngày ở Việt

Nam có hơn 30 người chết và hơn 30 người bị thương. Báo cáo của Chính phủ trình

Quốc hội Khóa XIII kỳ họp thứ 2 xem tai nạn giao thông là quốc nạn:

Nếu o ánh với đại thảm họa động đất và óng thần xảy a tại Nhật Bản

ngày 11/3/2011 thì ố người chết vì tai nạn giao thông một năm bằng 75,55% ( ố

người chết do thảm họa óng thần là 15.790 người), ố người b thương vì tai nạn

giao thông bằng 156,58% ( ố người b thương do thảm họa óng thần là 5.933

người)1

.

Ngoài những thiệt hại về tính mạng con người, xã hội còn phải gánh chịu

những hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông gây ra. Đánh giá từ Ngân hàng phát

triển châu Á (ADB) cho biết tai nạn giao thông mỗi năm làm thiệt hại cho nền kinh

tế Việt Nam khoảng 900 triệu USD, tức 1,64% GDP2

.

Bên cạnh các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông như đẩy mạnh tuyên truyền,

phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dân tham gia giao

thông; tăng cường việc kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông; đầu tư cải tạo cơ sở hạ

tầng thì Nhà nước cũng đã triển khai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm

(DNBH) thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới để tạo bớt áp lực về tài chính

do tai nạn giao thông gây ra. Trong các loại hình bảo hiểm xe cơ giới thì từ ngày

10/3/1988 Nhà nước đã ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của

chủ xe. Ngoài ra, các DNBH cũng đã triển khai các loại hình bảo hiểm tự nguyện

khác đối với xe cơ giới như: bảo hiểm vật chất xe; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và

người ngồi trên xe; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên

xe.

Sự ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần khắc phục tổn thất,

bù đắp những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra, tạo tâm lý an tâm trong cuộc

1 Báo Phụ nữ online Tai nạn giao thông là quốc nạn”, http://phunuonline.com.vn/xa-hoi//tai-nan-giao￾thong-la-quoc-nan-nbsp-/a60130.html, cập nhật ngày 21/11/2011.

2 Báo Điện tử Tamnhin.net, Tai nạn giao thông gây thiệt hại 900 t iệu m i năm”,

http://tamnhin.net/Print/13981/Tai-nan-giao-thong-gay-thiet-hai-900-trieu-USD-moi-nam.html,cập nhật ngày

04/9/2011.

2

sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân cũng như góp phần tích cực vào

công tác đề phòng hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên số

lượng chủ xe tham gia bảo hiểm vẫn còn hạn chế, ngay cả khi có quy định mua bảo

hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, đặc biệt là số lượng xe môtô xe gắn máy tham

gia bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng 29% số lượng xe hiện có, chủ yếu là mua bảo

hiểm do mới đăng ký xe lần đầu3

.

Một vấn đề cũng đáng lưu ý hiện nay trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới đó là

việc cạnh tranh không lành mạnh đã đến mức báo động. Doanh thu bảo hiểm cao,

tăng trưởng mạnh song hiệu quả kinh doanh bảo hiểm lại không tương xứng. Nhiều

DNBH công bố mức lãi hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, nhưng thực tế hiệu quả kinh

doanh bảo hiểm lại không có. Các DNBH phải lấy lãi từ đầu tư tài chính và quỹ dự

phòng để bù đắp. Tuy nhiên, thậm chí một số DNBH lãi từ đầu tư không đủ để bù

đắp hiệu quả kinh doanh. Kết quả là lỗ cả về nghiệp vụ lẫn đầu tư tài chính. Nguyên

nhân của tình trạng trên là do cạnh tranh phi kỹ thuật, hạ phí bảo hiểm, mở rộng

điều khoản, tăng chi hoa hồng. Các DNBH, đặc biệt là các đơn vị mới thành lập

luôn ch trọng doanh thu, mở rộng thị phần nên chấp nhận lỗ trong khoảng vài năm

đầu. Trên thực tế nhiều DNBH tìm mọi cách để có doanh thu, không quan tâm đến

hiệu quả. Một thực tế nghịch lý đang xảy ra trong ngành bảo hiểm xe cơ giới là tình

trạng ‘cá bé nuốt cá lớn’. Sản phẩm bảo hiểm là bán lời cam kết bồi thường. Khách

hàng mua bảo hiểm chưa thể đánh giá chất lượng thực hiện lời cam kết bồi thường,

nên có xu hướng chọn mua bảo hiểm ở nơi có phí thấp, thậm chí không quan tâm

chi tiết đến nội dung điều khoản, điều kiện bảo hiểm. Thực tế trên đây đã phần nào

kìm hãm sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Vì những lý do trên, cần phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của nhà nước để

việc bảo hiểm xe cơ giới được thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc

hạn chế, khắc phục tổn thất do tai nạn giao thông gây ra. Đó chính là lý do tác giả

chọn đề tài ‘Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ‘ làm Luận

văn Thạc sỹ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua tìm hiểu, tác giả được biết chưa có đề tài nào nghiên cứu lĩnh vực quản lý

của nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới. Chỉ có một số đề tài dừng lại ở

việc tìm hiểu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới như:

3 Báo Đầu tư chứng khoán, Bảo hiểm xe cơ giới, cơ hội làm lại ”,

http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJEEGC/bao-hiem-xe-co-gioi-co-hoi-lam-lai.html, cập nhật ngày

04/06/2013.

3

- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm Thị Nhung, Đại học Kinh tế Quốc

dân, năm 2008, Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty c phần bảo

hiểm Pet olimex chỉ mới nghiên cứu lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới và cách

thức, qui trình, thực trạng khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở một doanh nghiệp bảo

hiểm cụ thể.

- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thành Vinh, Đại Học Kinh tế-Đại học

Quốc Gia Hà Nội, năm 2009, Th c t ạng và giải pháp t iển khai nghiệp vụ bảo

hiểm vật chất xe cơ giới t n th t ường Việt Nam” chỉ tập trung nghiên cứu về cách

thức triển khai một loại hình nghiệp vụ trong bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm vật

chất xe.

- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Văn Thuấn, Đại học Kinh tế Quốc

dân, năm 2010 Tình hình t ục l i nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty c

phần bảo hiểm Pet olimex – Th c t ạng và giải pháp” đã nghiên cứu bảo hiểm xe

cơ giới ở góc độ trục lợi bảo hiểm vật chất xe ở một doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể.

- Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy Một ố vấn đề pháp lý về bảo hiểm

t ách nhiệm dân của chủ xe cơ giới” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý-Đại học

Luật Tp. HCM số 3/2003.

Quản lý nhà nước về bảo hiểm xe cơ giới là một yêu cầu quan trọng của nhà

nước trong quản lý hoạt động bảo hiểm. Chính vì vậy đòi h i phải có nghiên cứu

chuyên biệt đối với lĩnh vực này về mặt lý luận, cơ sở pháp lý cũng như thực trạng

hoạt động quản lý. Từ đó phát hiện những bất cập, những điểm chưa phù hợp thực

tế để có những kiến nghị về nội dung, cách thức quản lý của nhà nước gi p cho thị

trường bảo hiểm xe cơ giới phát triển tốt hơn.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Qua nghiên cứu đề tài, tác giả muốn làm rõ những vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận và những qui định của pháp luật về việc quản lý của nhà nước

đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới.

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động bảo hiểm xe cơ giới

hiện nay.

- Đề xuất những kiến nghị nh m nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt

động bảo hiểm xe cơ giới.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung đi vào

nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý việc quản lý

nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới qua các văn bản quy phạm pháp

4

luật. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với

hoạt động bảo hiểm xe cơ giới qua những báo cáo, hội nghị, hội thảo, tập huấn

chuyên đề về bảo hiểm xe cơ giới của các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội bảo

hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan báo đài.

- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Các phương pháp cụ thể được

sử dụng kết hợp đó là: phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích,

phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Vì chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt

động bảo hiểm xe cơ giới nên tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ

trở thành tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của các chủ thể có liên quan

trong quá trình tìm hiểu về các quy phạm pháp luật, thực trạng quản lý nhà nước đối

với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới.

Tác giả cũng mong muốn những kiến nghị của Luận văn sẽ có những giá trị

tham khảo nhất định trong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn

thiện các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt

động bảo hiểm xe cơ giới. Từ đó, góp phần giải quyết đ ng đắn và có chính sách

bảo đảm về mặt pháp lý và trên thực tế vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động

bảo hiểm xe cơ giới.

6. Bố cục luận văn

Luận văn gồm: Lời mở đầu, 02 chương, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt

động bảo hiểm xe cơ giới.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới

và một số giải pháp hoàn thiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!