Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
876

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LAN THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LAN THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THỦY

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

trong luận văn là chính xác và trung thực. Nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm

trước Hội đồng chấm điểm luận văn và Nhà trường theo Quy chế Đào tạo Sau Đại

học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Trần Thị Lan Thanh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHCNBB: Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

DN: Doanh nghiệp

DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm

PCCC: Phòng cháy và chữa cháy

QLBH: Quản lý bảo hiểm

UBND: Uỷ ban nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC

1.1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:................. 6

1.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ..... 8

1.1.2. Đặc điểm Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc .... 10

1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.... 11

1.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc..... 15

1.1.5. Chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ................. 21

1.1.6. Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ..... 26

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc..........29

1.2.1. Xây dựng kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm...... 30

1.2.2. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo

hiểm cháy, nổ bắt buộc ......................................................................................... 31

1.2.3 Giám sát việc thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ..... 33

1.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo

hiểm cháy, nổ bắt buộc ......................................................................................... 36

1.2.5. Tổ chức, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn

về lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc .............................................................. 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC VÀ KIẾN

NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1.Thực trạng thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo

hiểm cháy nổ bắt buộc ............................................................................................... 44

2.1.1. Tổng quan về thị trường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc........................................... 44

2.1.2. Thực trạng thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm

cháy nổ bắt buộc ................................................................................................... 55

2.2.Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt

động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.............................................................................. 67

2.2.1. Dự báo về thị trường bảo hiểm bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc............................... 67

2.2.2.Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt

động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:....................................................................... 69

2.3. Kiến nghị các giải pháp chung ........................................................................... 79

2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc . 79

2.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao

ý thức pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhân dân.......................... 80

2.3.4. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt

động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ......................................................................... 80

2.3.5. Nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước .............. 81

2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý....................................................... 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

KẾT LUẬN CHUNG

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Cháy, nổ hay hỏa hoạn là một thảm họa lớn sau thiên tai. Nguy cơ cháy nổ

luôn hiện hữu và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng

con người, để lại hậu quả nghiêm trọng về trật tự an toàn xã hội, sản xuất kinh

doanh và đời sống nhân dân.

Bảo hiểm cháy, nổ là một biện pháp hỗ trợ cho công tác Phòng cháy chữa

cháy, bù đắp về tài chính để khôi phục nhanh chóng những thiệt hại do hỏa hoạn

gây ra. Ở Việt Nam, bảo hiểm cháy nổ bắt đầu được tổ chức thực hiện từ năm 1989

sau khi có Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

ban hành Quy tắc về bảo hiểm hỏa hoạn. Bảo hiểm cháy nổ lần đầu tiên được luật

hoá thành một trong các loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Điều 8 Luật

kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000 và tiếp tục được ghi nhận tại Điều 9 Luật

phòng cháy chữa cháy ngày 29/06/2001. Cho đến năm 2007 mới được triển khai

trên diện rộng với sự ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08-11-2006

quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Tuy nhiên, đã hơn 10 năm kể từ khi bảo hiểm cháy nổ được luật hoá thành

loại hình bảo hiểm bắt buộc, gần 6 năm triển khai trên diện rộng, cho đến nay việc

triển khai chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế,

hiệu quả xã hội chưa cao. Thực tế cho thấy đa số các vụ hoả hoạn đều không tham

gia bảo hiểm cháy nổ theo quy định.

Nguyên nhân xuất phát từ cả 2 phía: Người được bảo hiểm và Doanh nghiệp

bảo hiểm.

Về phía người được bảo hiểm: Tuy là một hoạt động gắn chặt với lợi ích

thiết thực của cá nhân, doanh nghiệp và đi liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội, nhưng ở Việt Nam, bảo hiểm cháy nổ vẫn còn là một khái niệm còn khá xa lạ

và chưa thể hình thành thói quen bảo hiểm trong đại bộ phận dân chúng do tâm lý

của người Á Đông là ngại đề cập với vấn đề rủi ro, với quan niệm rằng “có thờ có

thiêng, có kiêng có lành” nên rất sợ khi nói đến những từ gở như “cháy”, cho rằng

bảo hiểm đồng nghĩa với sự xui rủi trong kinh doanh.

Đối với các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm cháy nổ thì lại

tìm cách né tránh việc mua bảo hiểm với việc đưa ra nhiều lý do như: không thuộc

diện tham gia, không nhận được văn bản thông báo của cơ quan chức năng, hoặc

không có đủ điều kiện tham gia.... Tình hình này một phần xuất phát từ tình hình

2

kinh tế hiện nay của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng

hoảng kinh tế toàn cầu, khiến cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tồn tại phải

cắt giảm các khoản chi tiêu, trong đó có khoản chi tiêu dành cho bảo hiểm. Bên

cạnh đó, phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc so với mặt bằng phí bảo hiểm tự nguyện

cao hơn rất nhiều, trong khi đó quyền lợi bảo hiểm lại hẹp hơn. Vì vậy, đối tượng

phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hoặc không mua bảo hiểm, hoặc mua bảo

hiểm dưới giá trị hoặc né tránh sang loại hình bảo hiểm tự nguyện để đóng phí thấp

hơn là chuyện khó tránh khỏi. Số liệu thống kê năm 2009 cho thấy, trong số hơn

30.000 cơ sở thuộc diện quy định, chỉ có hơn 15% tham gia mua bảo hiểm bắt buộc.

Nếu tính cả những trường hợp mua bảo hiểm tự nguyện, tỉ lệ này cũng chỉ vào

khoảng 42%.1

Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm: Doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm

cháy nổ toàn thị trường, kể cả bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện từ 2007 đến nay

chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm của tất cả các

nghiệp vụ bảo hiểm, chỉ khoảng 10%. Thực tế cho thấy các hợp đồng bảo hiểm

cháy nổ thường có giá trị lớn, số lượng khách hàng tham gia lại hạn chế. Trong khi

đó, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lại tăng nhanh trong thời gian

qua. Từ năm 2005 toàn thị trường chỉ có 16 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi

nhân thọ, cho đến nay đã có 29 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Vì

vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm phải cạnh tranh giành giật dịch vụ khá gay gắt

theo xu hướng chấp nhận thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng để thu được phí

bảo hiểm bằng mọi giá. Sức ép từ phía khách hàng đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm

vào tình thế muốn giữ vững thị phần phải giành ưu thế với đối thủ cạnh tranh bằng

con đường hạ phí bảo hiểm một cách phi kỹ thuật, mở rộng các điều kiện điều

khoản bảo hiểm không thu thêm phí, tăng chi phí khai thác… Trong khi đó, nếu

thực hiện theo đúng chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì doanh nghiệp bảo hiểm

phải chọn lựa: hoặc sẽ mất khách hàng hoặc chấp nhận bị xử lý vi phạm hành chính

do vi phạm quy định về biểu phí áp dụng của nhà nước. Chính vì vậy, các doanh

nghiệp bảo hiểm không mấy mặn mà với nghiệp vụ này.

Ở nước ta trong những năm gần đây, hoả hoạn đang có xu hướng ngày càng

gia tăng về số lượng và mức độ thiệt hại, gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế.

Đặc biệt, trong năm 2012, các vụ cháy nổ nghiêm trọng liên tiếp xảy ra gây thiệt hại

1

Phùng Đắc Lộc, “Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc khó triển khai: Phí cao và thủ tục nhiều, các cơ sở tìm cách trốn tránh”,

http://webbaohiem.net/kinh-doanh/2419-bao-hiem-chay-no-bat-buoc-kho-trien-khai-phi-cao-va-thu-tuc-nhieu-cac-co-so￾tim-cach-tron-tranh.html

3

lớn về người và tài sản. Chỉ riêng 2 ngày mùng 08 và 09/02/2012 đã xảy ra đến 4 vụ

cháy lớn, trong đó có vụ cháy chợ trung tâm thành phố Quảng Ngãi gây thiệt hại

gần 200 tỷ đồng. Áp lực tài chính nặng nề cho nền kinh tế do các vụ hoả hoạn gây

ra, cùng với tình trạng thị trường bảo hiểm phát triển không đồng đều do cạnh tranh

không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy đã đến lúc cần có sự

can thiệp mạnh tay về mặt hành chính từ phía Nhà nước. Vì mục tiêu an sinh xã hội,

bảo vệ lợi ích công cộng, sự can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm

cháy nổ bắt buộc là tất yếu nhằm định hình thói quen tham gia bảo hiểm cháy nổ

đối với dân chúng, đồng thời định hướng phát triển cho thị trường bảo hiểm cháy,

nổ.

Nghị Định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 Quy định Chế độ bảo hiểm

cháy, nổ bắt buộc nêu rõ: Bộ tài chính, Bộ Công An, Bộ và các cơ quan ngang Bộ,

Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là những cơ quan quản

lý nhà nước có trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm

cháy nổ bắt buộc còn rời rạc, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực

tiễn. Các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình trong

việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cũng như

trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chế

độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, từ đó rút ra những

bài học kinh nghiệm cho thực tiễn là một vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay

1. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài:

Việc luật hoá bảo hiểm cháy nổ thành một trong các loại hình bảo hiểm bắt

buộc vì mục tiêu an sinh xã hội, đảm bảo sự ổn định chung của nền kinh tế. Thế

nhưng, ở nước ta, chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc vẫn chưa được tổ chức thực

hiện một cách nghiêm túc do nhiều nguyên nhân. Vì vậy trong điều kiện hiện nay,

công tác Quản lý nhà nước cần phải tổ chức và thực hiện được thắt chặt hơn, nhằm

thực hiện tốt chức năng điều tiết và định hướng cho thị trường bảo hiểm. Do đó,

việc nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước trong hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Qua tìm hiểu, tác giả được biết chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Một số đề tài chỉ

dừng lại ở việc tìm hiểu nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!