Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
918.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1013

Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TẠ THỊ MINH THƯ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP

THUỘC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật Hành chính

Mã số : 60.38.20

Người hướng dẫn khoa học

Tiến sĩ. Nguyễn Cảnh Hợp

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009

LỜI CAM ĐOAN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn

Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; đặc biệt là

Thầy Nguyễn Cảnh Hợp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn

của tôi thực hiện có những minh chứng bằng số liệu là có căn cứ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này.

Tác giả luận văn

Tạ Thị Minh Thư

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBQLGD : cán bộ quản lý giáo dục

GD : giáo dục

GDTX : giáo dục thường xuyên

GV : giáo viên

MN : mầm non

NG : nhà giáo

TH : tiểu học

THCS : trung học cơ sở

THPT : trung học phổ thông

______________

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giáo

viên trường công lập

6

1.1. Nhà giáo (giáo viên) và đặc trưng của nghề dạy học 6

1.1.1. Nhà giáo 6

1.1.2. Vai trò trách nhiệm của nhà giáo 7

1.1.3. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của giáo viên 7

1.1.4. Nghề dạy học và những đặc trưng của nghề dạy học 10

1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên trường công lập 11

1.2.1. Trường công lập 11

1.2.2. Quản lý 12

1.2.3. Quản lý nhà nước 12

1.2.4. Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo 14

1.2.5 Quản lý nhà nước đối với giáo viên 16

1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với giáo viên 17

1.3.1. Quy định nhiệm vụ và quyền của giáo viên 17

1.3.2. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 18

1.3.2.1. Quản lý đào tạo giáo viên 18

1.3.2.2. Quản lý bồi dưỡng giáo viên 23

1.3.3. Quản lý về chính sách đối với giáo viên 25

1.3.3.1. Tuyển dụng giáo viên 26

1.3.3.2. Thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên 27

1.3.3.3. Thanh tra giáo viên, đánh giá xếp loại giáo viên 28

1.3.3.4. Quản lý thi đua, khen thưởng đối với giáo viên 30

1.3.3.5. Quản lý về kỷ luật giáo viên 31

Chương 2. Thực trạng QLNN đối với giáo viên các trường công lập thuộc

ngành giáo dục và đào tạo

32

2.1. Quy định nhiệm vụ và quyền của giáo viên 32

2.2. Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 34

2.2.1. Trong hệ thống cơ quan tuyển dụng, sử dụng giáo viên 34

2.2.1.1. Số lượng giáo viên 34

2.2.1.2. Chất lượng giáo viên 38

2.2.1.3. Cơ cấu giáo viên 41

2.2.2. Hoạt động của hệ thống trường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 44

2.3. Quản lý về chính sách đối với giáo viên 47

2.3.1. Tuyển dụng giáo viên 47

2.3.2. TThực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên 49

2.3.3. Kiểm tra đánh giá, khen thưởng giáo viên 54

2.4. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém

trong quản lý nhà nước đối với giáo viên

56

2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được 56

2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém …. 57

Chương 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập

60

3.1 Mục tiêu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo viên

trường công lập

60

3.2 Các nhiệm vụ cụ thể 61

3.3. Các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối

với giáo viên các trường công lập

61

Kết luận 68

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất tốt đẹp và năng lực chuyên môn

vững vàng là một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Hiến pháp 1992 quy định tại Điều 35 “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”;

Nghị quyết đại hội VI của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ “thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất

và năng lực cho cán bộ giáo dục và giáo viên. Nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống

vật chất và tinh thần của những người dạy học”, Nghị quyết đại hội VII nhấn mạnh cần

“chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên; củng cố các trường sư

phạm, tôn vinh nghề dạy học và các giáo viên dạy giỏi, mẫu mực, Nghị quyết đại hội

VIII tiếp tục khẳng định : “đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và

cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và

tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”. Đại học IX nêu rõ việc “Phát

triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi

ngộ. Đảm bảo về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỉ lệ giáo viên so với

học sinh theo yêu cầu của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách đảm đủ giáo viên cho

các vùng miền núi cao, hải đảo”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội X đã nêu khái quát “bảo

đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục”. Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09

tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ mục tiêu của

việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình

độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Chỉ thị 40/CT￾TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục”. Ngày 01 tháng 11 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây

dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Ngành giáo

dục nhanh chóng đề ra các biện pháp quản lý giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để

thực hiện tốt Chỉ thị 40/CT-TW và Quyết định 09/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

- 2 -

phủ. Đại hội IX của Đảng đã đề ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm

2010 là “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự

chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”. Định hướng này đã

được cụ thể hóa trong mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 với

những nội dung chủ yếu là tạo chuyển biết cơ bản về chất lượng giáo dục, ưu tiên nâng

cao chất lượng đào tạo nhân lực, đẩy mạnh tiến độ xây dựng, củng cố, phát triển nâng

cao chất lượng giáo viên là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

Trong lịch sử nước ta, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc,

nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, ngành

giáo dục và đào tạo đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo ngày càng đông đảo, phần lớn

có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày

càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của

đất nước.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo có những hạn chế, bất cập : số lượng

giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc

thiểu số; cơ cấu giáo viên mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền; chất

lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền

đạt lý thuyết ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của

người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách,

chưa làm gương tốt cho các em học sinh; chế độ, chính sách còn bất hợp lý; chưa tạo

được động lực để phát huy tiềm năng của đội ngũ giáo viên; chưa tạo sức hút đối với

các em học sinh giỏi vào ngành sư phạm…

Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập là nhiệm vụ đặc biệt

quan trọng của ngành giáo dục. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước, việc

này được xem này là một trong những mắc xích quan trọng nhất cần phải được quan

tâm nhiều hơn. Với vai trò vô cùng quan trọng ấy, đòi hỏi phải tăng cường xây dựng

đội ngũ giáo viên một cách toàn diện. Để đạt được mục tiêu trên cần phải có thể chế và

- 3 -

hình thức quản lý hiệu quả đối với giáo viên. Với mong muốn góp một tiếng nói trong

việc đánh giá, tìm ra nguyên nhân, hạn chế cũng như nêu ra một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý đối với giáo viên các trường công lập tại thành phố Hồ Chí

Minh nói riêng và cả nước nói chung tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với

giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề rất quan trọng nên từ trước

đến nay rất được quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu với những công

trình như:

- Nguyễn Mạnh Hùng, (2003), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức

quản lý ngành giáo dục đào tạo”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLNN, Học viện

Hành chính Quốc gia.

- Nguyễn Hải Long, (2003), “Hoàn thiện việc tổ chức bộ máy của các trường đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Bộ ”từ thực tiễn trường CBQL Bộ Giáo

dục và Đào tạo; luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD, Trường Đại học sư phạm Hà

Nội.

- Nguyễn Cương, (2005), “Đổi mới chính sách về giáo dục, đào tạo học sinh, sinh

viên các dân tộc ít người ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành

QLGD, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Dương Ngọc Thanh, (2006), “Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý các văn

bản hành chính trong trường phổ thông (từ thực tế các trường tại thành phố Hồ Chí

Minh)”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính

Quốc gia.

- Trần Hòa Bình, (2003), “QLNN đối với các trung tâm GDTX trong việc phát

triển nguồn nhân lực ở địa phương từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ

chuyên ngành QLGD, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- Trần Thị Kim Cúc, (2005), “nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học ở Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh“, luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLNN, Học

viện Hành chính Quốc gia.

- 4 -

- Nguyễn Thị Anh Phương, (2006), “Một số biện pháp tăng cường công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ công chức, nhà nước ở tỉnh Phú Yên”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành

QLGD, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- Nguyễn Văn Công, (2004), “Tăng cường QLNN về nguồn nhân lực ngành GD￾ĐT Tuyên Quang nhằm nâng cao chất lượng GDĐT”- luận văn thạc sĩ chuyên ngành

QLNN, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Phạm Thị Lợi, (2004),“Một số giải pháp nâng cao giáo dục công tác giáo dục và

quản lý sinh viên trong các trường đại học hiện nay”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành

QLNN, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Vũ Ngọc Thường, (2005), “Một số biện pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng,

quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên của trường công lập thuộc giáo dục nghề”, luận văn

thạc sĩ chuyên ngành QLNN, Học viện Hành chính Quốc gia.

Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với giáo viên

các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo nói chung và từ thực tiễn thành

phố Hồ Chí Minh nói riêng.

3. Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về quản lý giáo viên

các trường công lập, tìm ra các nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế về quản lý

đội ngũ giáo viên các trường công lập hiện nay, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm

thực hiện tốt hơn nữa các quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước về

củng cố, xây dựng, phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trọng tâm của đề

tài là phân tích nguyên nhân của hạn chế, khó khăn và tìm ra các giải pháp nâng cao

hiệu quả, hiệu lực QLNN đối với giáo viên các trường công lập.

4. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Để xử lý các vấn đề cụ thể của đề

tài, tác giả đã sử dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm

phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương

pháp hệ thống hóa.

- 5 -

5. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các

trường công lập (giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)

tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong cả nước.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước đối với giáo viên các

trường công lập, sau đó phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo viên các

trường công lập của ngành giáo dục và đào tạo; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực

hiện tốt hơn nữa các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về quản lý đội ngũ giáo

viên, nâng cao hiệu quả quản lý giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và

đào tạo.

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng

Đề tài nghiên cứu tìm ra những bất cập trong quy định về quản lý nhà nước đối

với giáo viên các trường công lập; tìm ra những tồn tại, hạn chế trong quản lý đối với

giáo viên các trường công lập và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó đề ra một

số giải pháp khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên. Những giải

pháp có thể được ứng dụng nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý giáo viên các

trường công lập. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với cán bộ quản lý

giáo dục, cán bộ nghiên cứu khoa học và giáo viên.

8. Cấu trúc luận văn :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương I. Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giáo viên trường

công lập.

Chương II. Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo viên trường công lập thuộc

ngành giáo dục và đào tạo.

Chương III. Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!