Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học loại hình công lập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ BÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LOẠI HÌNH CÔNG LẬP
(từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ BÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
TIỂU HỌC LOẠI HÌNH CÔNG LẬP
(Từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Hành Chính - Mã số: 60 38 20
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN CẢNH HỢP
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAMĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học
loại hình công lập từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các nội dung được trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu khoa
học độc lập của tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Cảnh Hợp,
các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công
trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2011
Người cam đoan
Vũ Thị Bình
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ST CHỮ VIẾTĐẦYĐỦ CHỮ VIẾT ẮT
1 Công nghiệp hóa hiện đại hóa CNH-HĐH
2 Cán bộ quản lý CBQL
3 Công nghệ thông tin CNTT
4 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
5 Quản lý giáo dục QLGD
6 Uỷ Ban nhân dân UBND
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT NỘI DUNG
Bảng 2.1 Thống kê đội ngũ chuyên viên Sở - Phòng và cán bộ quản lý giáo dục tiểu
học năm học 2009-2010
Bảng 2.2 Tỷ lệ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn theo Luật giáo dục năm 2005
Bảng 2.3 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn theo quy định Luật giáo dục
Bảng 2.4 Bảng đánh giá, xếp loại giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp số liệu thực hiện trường, lớp 2 buổi/ ngày năm học 2010-2011
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp số liệu về số giáo viên dạy chuyên biệt năm 2009-2010
Bảng 2.7 Thống kê số trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia năm học 2010-2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC TIỂU HỌC LOẠI HÌNH CÔNG LẬP ................................... 5
1.1. Khái niệm, vai trò, mục tiêu giáo dục tiểu học ..................................... 5
1.1.1. Khái niệm giáo dục tiểu học ......................................................... 5
1.1.2. Vai trò của giáo dục tiểu học ........................................................ 6
1.1.3. Mục tiêu của giáo dục tiểu học ..................................................... 7
1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục ............................................................... 8
1.2.1. Khái niệm quản lý ......................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước ......................................................... 9
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục ...................................... 9
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục ............................... 11
1.3. Quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học loại hình công lập......... 14
1.3.1. Đặc điểm của trường tiểu học loại hình công lập ....................... 14
1.3.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học loại hình công
lập ........................................................................................................ 15
1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học loại hình công
lập ........................................................................................................ 16
1.3.4. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học loại hình công lập
............................................................................................................. 28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
TIỂU HỌC LOẠI HÌNH CÔNG LẬP
(Từ thực tiễn Tỉnh Đồng Nai) .................................................................... 31
2.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học loại hình công
lập ................................................................................................................ 31
2.1.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
............................................................................................................. 31
2.1.2. Thực trạng quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ ............................ 34
2.1.3. Thực trạng quản lý về cơ sở vật chất, trường lớp ........................ 39
2.1.4. Thực trạng quản lý về tổ chức, biên chế nhân sự ....................... 42
2.1.5. Thực trạng quản lý về tài chính và ngân sách ............................. 48
2.1.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm .............................................. 51
2.2. Nhận xét chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu
học loại hình công lập ................................................................................. 54
2.2.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 54
2.2.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được ............................................. 56
2.2.3. Những hạn chế, bất cập .............................................................. 57
2.2.4. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập............................................. 58
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC LOẠI HÌNH CÔNG LẬP ......................... 61
3.1. Quan điểm đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo
dục và đào tạo ............................................................................................. 61
3.2. Các giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với giáo dục tiểu học loại hình công lập .................................................... 63
3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác của đội ngũ
chuyên viên, cán bộ quản lý giáo dục của Sở, Phòng giáo dục và đào tạo
và trường tiểu học. ............................................................................... 63
3.2.2. Thực hiện phân cấp mạnh hơn, tạo quyền chủ động cho các
trường tiểu học loại hình công lập về tổ chức cán bộ, tài chính ............ 66
3.2.3. Đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ quan Sở
Phòng giáo dục đào tạo -Trường tiểu học loại hình công lập ............... 68
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành và
quản lý giáo dục tiểu học loại hình công lập ........................................... 70
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục tiểu
học ........................................................................................................ 71
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò
quan trọng hàng đầu của giáo dục vì giáo dục là động lực của sự phát triển.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục
đào tạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định phát triển giáo
dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định:“Giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững”.
Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 1992, tại Điều 35 quy định: “Giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Để giáo dục thực sự trở thành động lực của sự phát triển, Đại hội X của Đảng
đã chỉ rõ một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là:“Đổi mới và nâng cao năng
lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
1
” và một trong những mục tiêu của
giáo dục và đào tạo đến năm 2020 được Đảng ta xác định:“Nâng cao chất lượng
toàn diện bậc tiểu học
2
”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học được xác định
là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ,
thẩm mỹ, thể chất nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân
cách con người và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở các bậc học tiếp
theo. Do đó, quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học loại hình
công lập giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống giáo dục.
Ở Việt Nam, trong giáo dục nói chung và tiểu học nói riêng, thì loại hình
trường công lập là chủ yếu vì đây là loại hình thu hút hầu hết trẻ em ở độ tuổi đến
trường, là loại hình giáo dục giữ vai trò quyết định trong phổ cập giáo dục tiểu học.
Các trường tư thục tuy ngày càng được mở rộng theo chủ trương xã hội hóa nhưng
chưa phải đã có vai trò lớn đối với xã hội. Do đó, nói quản lý giáo dục tiểu học
trước hết là nói đến giáo dục tiểu học loại hình công lập. Tuy nhiên, quản lý giáo
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.209. 2 Ban chấp hành Trung ương (1996), Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24 tháng 12 năm 1996 Nghị quyết
Hội nghị lần thứ hai Khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ
CNH,HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000, tr.6.
2
dục, nhìn chung không có sự phân định đáng kể giữa quản lý giáo dục tiểu học
trường công lập với tư thục như về nội dung chương trình, sách giáo khoa, chuẩn
giáo viên tiểu học, chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học nhưng quản lý trường tiểu
học công lập cũng có những điểm khác nhất định so với trường tiểu học tư thục xuất
phát từ chính đặc điểm của trường tiểu học công lập.
Đối với tỉnh Đồng Nai, trong những năm qua, quản lý nhà nước đối với giáo
dục tiểu học công lập đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: chất
lượng giáo dục ngày một nâng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quy
mô giáo dục được mở rộng, đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng tình cảm trong sáng, ý thức trách nhiệm của học sinh đối với quê hương,
đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước đối
với giáo dục tiểu học loại hình công lập: tuyển dụng giáo viên, quản lý về tài chính,
ngân sách, thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu đối với sự phát triển đất
nước trong tình hình mới. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo
giáo dục tiểu học loại hình công lập.
Do vậy, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo dục
tiểu học loại hình công lập có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn vì quản lý
đối với các trường tiểu học công lập là hoạt động quản lý quyết định mục tiêu của
giáo dục tiểu học.
Với lý do trên đây, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với giáo dục
tiểu học loại hình công lập từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ luật học, chuyên ngành Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Về quản lý giáo dục nói chung đã có các công trình nghiên cứu như :
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phan Hồng Dương về “Phân cấp quản lý nhà
nước về giáo dục đào tạo” của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Tạ Thị Minh Thư “Quản lý nhà nước đối với
giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí
Minh” của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Các sách chuyên khảo như: “Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học
mới” của tác giả Đỗ Đình Hoan, Nxb Giáo dục, Hà nội năm 2002.
“Giáo dục tiểu học những vấn đề cơ bản” của tác giả Lê Thị Thanh Chung,
Nxb Giáo dục năm 2008.