Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM THỊ NGỌC ANH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG KHU
CÔNG NGHIỆP THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
BẮC BỘ VIỆT NAM
Chuyênngành: Quản lý công
Mãsố: 9.34.04.03
HÀ NỘI, 2019
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................ 3
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án....................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án...................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 5
5. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu và khung lý thuyết ................ 7
5.1. Giả thuyết khoa học ........................................................................... 7
5.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 8
5.3. Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................... 9
6. Điểm mới của luận án........................................................................... 9
7. Cấu trúc của Luận án ................................................................. 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC
VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP...................... 12
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................................................. 12
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến doanh nghiệp FDI.......... 12
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến khu công nghiệp....... 14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp FDI, đối với khu công nghiệp..................................... 16
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG CÁC
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN ............................................................................................. 21
1.2.1. Những vấn đề chưa được nghiên cứu trong các công trình đã
công bố .................................................................................................. 21
1.2.2. Định hướng nghiên cứu chính của luận án.................................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................... 24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP .......... 25
2.1. LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP................................................................................................. 25
2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp............... 25
2.1.2. Phân loại doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp ..................... 27
2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp................... 30
2.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp .............. 31
2.2. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP...................................................... 35
2.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong khu
công nghiệp............................................................................................ 35
2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong khu
công nghiệp............................................................................................ 38
2.2.3. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong khu
công nghiệp............................................................................................ 40
2.2.4. Nội dung của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong khu
công nghiệp............................................................................................ 41
2.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI
trong khu công nghiệp............................................................................ 50
2.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM.................................................................... 57
2.3.1. Kinh nghiệm một số quốc gia ....................................................... 57
2.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ Việt Nam........................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................... 82
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VIỆT NAM..................... 83
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM BẮC BỘ VIỆT NAM.......................................................... 83
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa-xã hội và
chính trị có ảnh hưởng đến doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam............................. 83
3.1.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam.................................... 86
3.1.3. Những ảnh hưởng đến doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp
đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam .......................... 92
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VIỆT NAM ................................................... 99
3.2.1. Về công tác xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam .............................................. 99
3.2.2. Về công tác ban hành và thực thi chính sách của nhà nước đối với việc
quản lý doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ Việt Nam .......................................................................... 102
3.2.3. Về công tác ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam .............................................112
3.2.4. Về công tác kiểm tra và giám sát đối với doanh nghiệp FDI trong
khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam....... 118
3.2.5. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Việt Nam............................................................................................. 118
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VIỆT NAM................................. 130
3.3.1. Những thành tựu trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Việt Nam............................................................................................. 130
3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Việt Nam.............................................................................................. 134
3.3.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ Việt Nam................................................................ 141
CHƯƠNG 4 . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TRONG
KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
BẮC BỘ VIỆT NAM ......................................................................... 146
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VIỆT NAM..................... 146
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ Việt Nam......................................................................... 146
4.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030............................................................................ 151
4.1.3. Phướng hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030................................ 153
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VIỆT NAM ................158
4.2.1. Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ Việt Nam......................................................................... 158
4.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp
FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Việt Nam............................................................................................. 160
4.2.3. Hoàn thiện chính sách có liên quan đến doanh nghiệp FDI trong
khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam....... 162
4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát đối với doanh
nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ Việt Nam ................................................................................ 164
4.2.5. Đổi mới/kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp FDI trong khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Việt Nam.............................................................................................. 168
4.3. KIẾN NGHỊ.................................................................................. 174
4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ........................................................ 174
4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ........... 175
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..................................................................... 178
KẾT LUẬN ................................................................................179
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án tiến sĩ này, tác giả
đã nhận được sự giúp đỡ và dẫn dắt của các thầy, cô ở Khoa Đào tạo Sau Đại
học, Học viện Hành chính Quốc gia; đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa
Quản lý nhà nước về Kinh tế của Học viện. Những buổi sinh hoạt chuyên môn
đình kỳ cho nghiên cứu sinh của Khoa chuyên môn thật sự rất bổ ích, những góp
ý của các thầy, cô cũng đã giúp tác giả từng bước hoàn thiện luận án của mình.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới hai thầy cô hướng dẫn khoa học đã
hết lòng chỉ bảo, định hướng và hướng dẫn tác giả từng bước hoàn thành luận
án này.
Đặc biệt, xin dành lời cảm ơn tới gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ,
chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Nghiên cứu sinh
Phạm Thị Ngọc Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với
sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra
trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu
thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Nghiên cứu sinh
Phạm Thị Ngọc Anh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ viết tắt Thuật ngữ viết đầy đủ
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Asociation of Southeast Asian Nations)
BOT
Hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao
(Build-Operation-Transfer)
BTO
Hình thức Đầu tư-Chuyển giao-Kinh doanh (BuildTransfer-Operation)
BT Hình thức Xây dựng-Chuyển giao (Build-Transfer)
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
ĐTNN - FDI
Đầu tư nước ngoài - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)
GCNĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GTGT Giá trị gia tăng
HĐND Hội đồng nhân dân
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
JETRO
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Japan External
Trade Organization)
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan
International Cooperation Agency)
KCN, KKT, KCX Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu chế xuất
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KOTRA
Văn phòng xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Korea
Trade Promotion Agency)
MNES Công ty đa quốc gia (Multinational enterprises)
OECD
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (Organisation for
Economic Co-operation and Development)
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development
Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi
là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các
khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với
thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi
là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản
đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở
nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là
cho Nhà nước vay.
OFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra nước ngoài
PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index)
QLNN Quản lý nhà nước
TNCs Các công ty xuyên quốc gia (Trans-National
Companies)
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)
UNCTAD
Ủy ban Liên hợp Quốc về Thương mại và phát triển
(United Nations Conference on Trade and
Development)
XKNK Xuất khẩu Nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng Tên bảng
3.1 Tình hình đầu tư FDI trong KCN thuộc Vùng
3.2 Tình hình thu hút FDI vào sản xuất kinh doanh trong các KCN
thuộc vùng giai đoạn 2008-2018
3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh FDI trong KCN thuộc vùng
phân theo ngành nghề
3.4 Nội dung của một số loại công cụ Thuế
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU MẪU
Sơ đồ Nội dung
3.1. Phân cấp quản lý đối với các doanh nghiệp FDI trong KCN
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý các KCN
3.3. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả thủ tục đầu tư
3.4. Quy trình thực hiện dự án đầu tư đối với doanh nghiệp FDI
4.1. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ 2008-2018
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong 30 năm qua khi có lợi thế
cạnh tranh về chi phí lao động và năng lượng thấp cùng nhiều chính sách ưu
đãi đầu tư. Các yếu tố này đã thu hút một danh sách các doanh nghiệp FDI
lớn tập trung chủ yếu vào hoạt động lắp ráp các linh kiện điện tử; gia công sản
phẩm... trong các chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, tạo nên sự gia tăng số lượng
việc làm, lao động phổ thông lớn, tuy nhiên cũng chỉ mang lại các lợi ích
tương đối hạn chế cho các địa phương, đặc biệt là tại các vùng KTTĐ đã và
đang tiếp nhận đầu tư chưa phát huy được lợi thế cũng như thế mạnh của
vùng, và đặc biệt, các FDI đã gần như hoàn toàn thiếu sự gắn kết với các
doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang thúc đẩy sự phát triển
chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế
- xã hội giữa các vùng kinh tế, nên đã lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình
thành nên vùng KTTĐ quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững. Việc hình thành
các vùng KTTĐ là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn đối với nền kinh
tế nước ta, điều đó đã đem lại sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt cho từng địa
phương trong công tác đua tranh sôi nổi giữa các địa phương trong quá trình thu
hút và QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN.
Trước bối cảnh đó, chiến lược quản lý FDI trong KCN thế hệ mới cần
được xây dựng là để khắc phục các bất cập nói trên, hướng đến các hoạt động
đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao hơn đồng thời đòi hỏi lao động có kỹ năng tốt
hơn. Và hơn nữa, NCS nhận thấy việc hoàn thiện QLNN đối với doanh nghiệp
FDI trong KCN là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Về cơ sở lý luận, cho đến nay các công trình nghiên cứu về doanh
2
nghiệp FDI tương đối phong phú từ những vấn đề nguồn gốc của doanh
nghiệp FDI, các nhân tố tác động đến lưu chuyển dòng FDI, những ảnh hưởng
cả trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp FDI đến kinh tế- xã hội nói chung,
cho đến hiệu quả thu hút doanh nghiệp FDI, những vấn đề về chất lượng và
hiệu quả vốn của doanh nghiệp FDI… Tuy nhiên, chưa có công trình khoa
học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về cơ sở lý luận
của QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN nói chung và thuộc vùng
KTTĐ Bắc bộ Việt Nam nói riêng.
Về cơ sở thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những
thành công to lớn rất đáng trân trọng, Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc
bộ Việt Nam nói riêng cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn
và yếu kém, cũng như từ đó cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết những tác động
hai mặt của FDI trước yêu cầu phát triển bền vững và tái cấu trúc nền kinh tế
trong giai đoạn phát triển mới, mà nổi bật là:
1. Bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội, nhưng còn nhiều hạn chế về chất
lượng tăng trưởng;
2. Mở rộng xuất khẩu, những cũng làm tăng dòng nhập siêu;
3. Tạo thêm công ăn việc làm, nhưng cũng làm mất đi nhiều việc làm
truyền thống và chưa coi trọng đào tạo người lao động;
4. Không ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai
thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên;
5. Tăng đóng góp tài chính quốc gia, nhưng còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn
tránh nghĩa vụ tài chính và tạo cạnh tranh không lành mạnh;
6. Tăng áp lực cạnh tranh, nhưng chưa có nhiều hoạt động chuyển giao
công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Thực tế cho thấy, QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong KCN còn
nhiều bất cập ở các khâu, cụ thể như sau: Thứ nhất, các chính sách đầu tư
nhiều tham vọng, được tuyên bố những năm trước đã không được thực hiện