Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1787

Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN XUÂN HẢI

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI

DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Thiên

THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận

văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn

này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được

ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2013

Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Xuân Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước đối

với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” tôi đã nhận được sự giúp đỡ

nhiệt, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cơ quan, cá nhân.

Trước hết tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa và

các thầy giáo, cô giáo Khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại học kinh tế

và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài . Đặc biệt, tôi xin trân trọng

cảm ơn PGS.TS. Trần Đình Thiên - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo

điều kiện về thời gian và tinh thần của lãnh đạo, đồng nghiệp đơn vị nơi tôi công

tác, bạn bè và gia đình tôi.

Vơi tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó./.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2013

Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Xuân Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤ C CÁ C TƢ̀ VIẾT TẮT.............................................................. vii

DANH MỤ C BẢNG.....................................................................................viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................viii

MỞ ĐẦ U .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

2.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 3

2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI............................... 4

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên................... 4

1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa và di sản thiên nhiên................................. 4

1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch .......................................................................... 5

1.1.3. Quy định về quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên trong pháp luật

Việt Nam hiện hành .......................................................................................... 5

1.1.4. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên........................... 6

1.1.5. Vai trò quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên............................... 8

1.1.6. Nội dung QLNN đối với di sản thiên nhiên.......................................... 10

1.1.7. Phân cấp quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên.......................... 15

1.2. Cơ sở thự c tiễn về quản lý di sản thiên nhiên thế giới............................. 16

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý di sản thiên nhiên thế giới củ a mộ t số quốc g ia

trên thế giới ..................................................................................................... 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.............. 20

1.3. Mộ t số bài họ c kinh nghiệm có thể áp dụ ng trong quản lý nhà nước đối

với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.................................................. 21

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.............................. 23

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết.............................................. 23

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23

2.2.2. Số liệu thu thập...................................................................................... 23

2.2.3. Thang đo................................................................................................ 26

2.2.4. Phương pháp phân tích.......................................................................... 27

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 28

Chƣơng 3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN THIÊN NHIÊN

THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG....................................................................... 31

3.1. Khái quát tình hình cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối

với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.................................................. 31

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh .............................................. 31

3.1.2. Nhân khẩu và lao động của tỉnh Quảng Ninh....................................... 33

3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh.............................................. 36

3.1.4. Điều kiện kinh tế của tỉnh Quảng Ninh ................................................ 40

3.1.5. Điều kiện văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Ninh ........................................ 41

3.1.6. Nhân tố kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh........................................................ 42

3.1.7. Cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới

vịnh Hạ Long................................................................................................... 45

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh

Hạ Long .......................................................................................................... 46

3.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước

đối với vịnh Hạ Long ...................................................................................... 46

3.2.2. Triển khai phổ biến quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long............... 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

3.2.3. Phối hợp giám sát quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long..................... 48

3.2.4. Thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch quản lý nhà nước đối với

vịnh Hạ Long................................................................................................... 49

3.2.5. Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long.................. 50

3.2.6. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính về quản lý nhà nước đối với vịnh

Hạ Long........................................................................................................... 51

3.2.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long. 52

3.2.8. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, đối với vịnh Hạ Long .............. 53

3.3. Kết quả quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long..................................... 54

3.4. Đánh giá chung quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long........................ 64

3.4.1. Những mặt đạt được.............................................................................. 64

3.4.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................... 66

3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 67

3.5. Phân tích SWOST về quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới

vịnh Hạ Long................................................................................................... 69

Chƣơng 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI

VỚI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG ................... 71

4.1. Quan điểm quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long................................ 71

4.2. Định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long:............. 72

4.2.1. Định hướng quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long:.......................... 72

4.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long................................ 73

4.3. Giải pháp quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long.................................. 76

4.3.1. Đẩy mạnh tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, chính sách quản

lý Nhà nước đối với vịnh Hạ Long ................................................................ 77

4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với

vịnh Hạ Long................................................................................................... 78

4.3.3. Xây dựng chính sách quản lý Nhà nước đối với vịnh Hạ Long ........... 79

4.3.4. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

4.3.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực........................ 80

4.3.6. Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế đối với vịnh Hạ Long .... 81

4.3.7. Thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long ............... 82

4.4. Kiến nghị.................................................................................................. 82

KẾT LUẬN.................................................................................................... 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91

PHỤ LỤC....................................................................................................... 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

DANH MỤ C CÁ C TƢ̀ VIẾT TẮT

BOT Đầu tư kinh doanh chuyển giao

BT Đầu tư - chuyển giao

DSTNTG Di sản thiên nhiên thế giới

DSTNTG VHL Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

GTVT Giao thông vận tải

HĐND Hộ i đồng nhân dân

PPP Hợp tác công

QLVHL Quản lý vịnh Hạ Long

UBND Ủy ban nhân dân

VHL Vịnh Hạ Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

DANH MỤ C BẢNG

Bảng 3.1: Tổng hợp công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật quản lý nhà

nước đối với vịnh Hạ Long cho du khách....................................................... 47

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả giám sát công tác quản lý tàu du lịch trên vịnh Hạ

Long từ năm 2010 - 2012................................................................................ 48

Bảng 3.3: phân hạng tàu du lịch hoạt động trên VHL năm 2012 ................... 49

Bảng 3.4: Thống kê số lượng khách và thu phí tham quan vịnh Hạ Long ..... 51

Bảng 3.5: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, lao động ............... 53

Bảng 3.6: Tổng hợ p xử lý vi phạm trên vịnh Hạ Long................................... 53

Bảng 3.7: Tổng hợp Phiếu điều tra cán bộ quản lý được phát tại 3 địa phương....56

Bảng 3.8: Tổng hợ p kết quả điều tra cán bộ quản lý tại 3 địa phương về ảnh

hưởng của các yếu tố đến quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long................. 57

Bảng 3.9: Tổng hợ p chung mức độ ảnh hưởng củ a các yếu tố đến quản lý nhà

nước đối với vịnh Hạ Long ............................................................................. 59

Bảng 3.10: Tổng hợ p kế t quả điều tra ảnh hưởng củ a các yếu tố đến quản lý

nhà nước đối với vịnh Hạ Long ...................................................................... 61

Bảng 3.11: Tổng hợ p chung mức độ ảnh hưởng củ a các yếu tố đến quản lý

nhà nước đối với vịnh Hạ Long ...................................................................... 63

Bảng 3.12: Tổng hợp đăng ký hoạt độ ng kinh tế - xã hội trên vịnh............... 65

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh phân theo vùng miền năm 2011....34

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh phân theo giới tính năm 2011.........34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦ U

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Di sản thiên nhiên, di sản văn hóa nói chung không chỉ là tài sản vô giá

của nước ta mà còn là niềm tự hào, là hình ảnh của dân tộc, đất nước Việt

Nam trong mắt bạn bè quốc tế, cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển

kinh tế nhưng hiện nay hành lang pháp lý chưa đủ để bảo vệ các di sản, đặc

biệt là di sản thiên nhiên thế giới (DSTNTG).

Quảng Ninh là một trong những trọng điểm du lịch phía Bắc là điểm

đến của du khách trong và ngoài nước. Vịnh Hạ Long (VHL) nổi tiếng là một

danh lam thắng cảnh, một di tích Quốc gia đặc biệt đã hai lần được tổ chức

UNESCO công nhận là DSTNTG và là 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới

của Thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế hiện nay là một trong những nguyên nhân

cơ bản đe dọa làm phá vỡ cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến

đa dạng sinh học của VHL đặc biệt là nước thải, rác thải cụ thể như:

- Về nước thải từ các khu vực dân cư, đô thị ven bờ VHL:

+ Hạ Long: Nước thải khoảng 33.400m3/ngày đêm mới xử lý được

khoảng 38%

+ Cẩm Phả và Vân Đồn: Nước thải Cẩm Phả và Vân Đồn khoảng

33.000m3/ngày đêm, chưa xử lý được.

- Nước thải công nghiệp:

+ Hạ Long có 3 khu công nghiệp, nước thải khoảng 3400 m3/ngày đêm

đã xử lý được hết.

+ Nước thải từ hoạt khai thác và chế biến than (chủ yếu tại khu vực

Hạ Long, Cẩm Phả): là một trong những yếu tố có nguy cơ gây ảnh hưởng tới

môi trường VHL. Tổng lượng nước thải từ các hoạt động này khoảng 201.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

m3/ngày đêm. Hiện ngành than đã đầu tư 27 trạm xử lý nước thải với tổng

công suất 115.696 m3/ ngày đêm, đạt khoảng 57.29% lượng nước thải từ khai

thác chế biến than.

- Rác thải từ các khu vực ven bờ VHL:

Hiện nay, rác thải tại các khu đô thị ven VHL như Hạ Long, Cẩm Phả,

Vân Đồn đã được thu gom, xử lý với tỉ lệ đạt trung bình đạt 86,3%.

+Tại thành phố Hạ Long: tổng lượng rác thải trung bình khoảng 260

tấn/ngày. Tỉ lệ thu gom rác thải đến năm 2012 đạt 95%.

+ Khu vực Cẩm Phả và Vân Đồn: tổng lượng rác thải trung bình

khoảng 200 tấn/ngày. Tỉ lệ thu gom năm 2012 của thành phố Cẩm Phả và Vân

Đồn lần lượt đạt 90% và 80%. Rác thải được thu gom sau đó chôn lấp tại các

bãi rác thải của địa phương.

+Trên vịnh Hạ Long: Ban quản lý vịnh Hạ Long (QLVHL) đã thực

hiện thu gom 90% rác thải tại các điểm du lịch, các làng chài và rác thải

trôi nổi ven bờ.

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường VHL phải nói là lớn

nhất vẫn là công nghiệp khai thác than làm ô nhiễm không khí, đất đá bồi

lắng, nguồn nước nhiễm than và kim loại nặng xả trực tiếp ra VHL, gây ô

nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Chính vì vậy, quản lý nhà nước (QLNN) về di sản thiên nhiên thế giới

vịnh Hạ Long (DSTNTG VHL) đang là một vấn đề mà Đảng, Nhà nước và

các cơ quan, ban, ngành, từ trung ương đến địa phương rất quan tâm, trở

thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi cần phải nghiên cứu và đưa ra các chính sách

tạo cơ sở pháp lý phù hợp, nhằm đánh giá đúng thực trạng việc QLNN đối với

DSTNTG VHL, để đưa ra những giải pháp quản lý hiệu quả hơn, tạo nền tảng

cho VHL với một tương lai phát triển bền vững, tính toàn vẹn và giá trị của

Hạ Long được quản lý, bảo tồn, phát huy hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Vì các lẽ trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với di sản thiên

nhiên thế giới vịnh Hạ Long” cho bài luận văn của mình. Trong khuôn khổ

của đề tài, tôi muốn đưa ra cách nhìn nhận sâu hơn về công tác quản lý của

nhà nước đối với DSTNTG VHL, đồng thời qua đó đưa ra các biện pháp

nhằm tăng cường QLNN đối với VHL, để VHL mãi mãi là di sản, kỳ quan

thiên nhiên thế giới, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu chung:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của

DSTNTG VHL đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác

QLNN đối với VHL, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong

công cuộc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSTNTG VHL.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, chức năng, nhiệm

vụ QLNN đối với DSTNTG. Qua đó, giúp mọi người có cách nhìn toàn diện,

cụ thể hơn về các quy định QLNN đối với VHL.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản QLNN đối với DSTNTG VHL.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

QLNN đối với DSTNTG VHL trong thời gian tới, đảm bảo sự phát triển bền

vững và toàn vẹn của VHL.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề quản lý nhà nước về di sản thiên

nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các đối tượng liên quan.

* Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Về thời gian : Nghiên cứu từ năm 2010 - 2012.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!