Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
NGUYỄN TUẤN ANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
NGUYỄN TUẤN ANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thanh Hà
TS. Phùng Văn Hiền
HÀ NỘI - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
NCS xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân NCS, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. NCS xin chịu
trách nhiệm về đề tài luận án của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép NCS cảm ơn TS. Trịnh Thanh Hà; cảm ơn TS. Phùng
Văn Hiền, các thầy đã toàn tâm, toàn ý hướng dẫn NCS về mặt khoa học để
hoàn thành bản luận án này.
NCS cũng xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm; các cán bộ, giảng viên
Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Quản lý kinh tế, Khoa Quản lý nhà nước, Viện
Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về
những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ đầy nhiệt huyết để NCS
hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
NCS xin tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp nơi đã
động viên NCS những lúc khó khăn nhất để NCS vượt qua và hoàn thành luận án.
Nhân đây, NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã quan tâm và chỉ bảo cụ thể, bạn bè
và đồng nghiệp, những người đã kề vai sát cánh và thường xuyên động viên
NCS để hoàn thành bản luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN.........9
1.1. Kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài quản lý nhà nước đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................................9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.............................................................9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước...........................................................11
1.2. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu tổng quan .......................................19
1.2.1. Những nội dung luận án có thể kế thừa..........................................................19
1.2.2. Những nội dung các công trình chưa đề cập..................................................20
1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu...........................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................22
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN .............23
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân.............................................23
2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa...............................................................................23
2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ............................26
2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ................................28
2.1.4. Một số hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ...............................................29
2.2. Một số vấn đề liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân.................................31
2.2.1. Khái niệm .......................................................................................................31
2.2.2. Bản chất, đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân............................................32
2.2.3. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân nói chung trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay....................................................................................................34
2.2.4. Hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân .............................................................35
2.3. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư
nhân .........................................................................................................................36
2.3.1. Các khái niệm.................................................................................................36
2.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu
vực kinh tế tư nhân ...................................................................................................39
2.3.3. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
khu vực kinh tế tư nhân.............................................................................................40
2.3.4. Cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................44
2.3.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực
kinh tế tư nhân..........................................................................................................48
2.3.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa khu vực kinh tế tư nhân .....................................................................................55
2.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân .............................................................58
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực
kinh tế tư nhân cấp tỉnh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thành phố
Hà Nội......................................................................................................................61
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực
kinh tế tư nhân cấp tỉnh trên thế giới........................................................................61
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực
kinh tế tư nhân một số tỉnh ở Việt Nam...................................................................70
2.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội..............................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................75
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................................................76
3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.......76
3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội...........................................................76
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.................................................................................77
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hà Nội...............................................................................................77
3.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội ...................79
3.2.1. Giai đoạn trước năm 1986..............................................................................79
3.2.2. Giai đoạn từ năm 1986 - 1999........................................................................80
3.2.3. Giai đoạn từ 1999 - nay..................................................................................81
3.3. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa
bàn thành phố Hà Nội............................................................................................84
3.3.1. Quy mô tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân.......84
3.3.2. Cơ cấu ngành nghề và sự phân bố doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................88
3.3.3. Quy mô về vốn đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư
nhân ..........................................................................................................................91
3.3.4. Quy mô lao động đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế
tư nhân ......................................................................................................................92
3.3.5. Doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu
vực kinh tế tư nhân ...................................................................................................93
3.4. Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực
kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................94
3.4.1. Triển khai và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương ...94
3.4.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp cụ thể
nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân
phát triển...................................................................................................................96
3.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực
kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội..................................................................104
3.4.4. Về kiểm soát nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.....................107
3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với các DNNVV
khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................109
3.5.1. Môi trường chính trị, thể chế chính sách......................................................109
3.5.2. Môi trường kinh tế - xã hội ..........................................................................111
3.5.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ..............................................113
3.5.4. Về mức trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý.........114
3.6. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................115
3.6.1. Về cơ chế, chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khu
vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội ...............................................115
3.6.2. Về cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan ..117
3.6.3. Về hoàn thiện pháp luật về chế độ sở hữu ...................................................119
3.6.4. Hoạt động về đào tạo nguồn nhân lực..........................................................120
3.6.5. Về hoạt động giải quyết các vướng mắc, khiếu nại, kiến nghị của doanh
nghiệp .....................................................................................................................122
3.6.6. Đánh giá theo các tiêu chí quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa khu vực kinh tế tư nhân ...................................................................................123
3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo hướng phát triển kinh tế tư nhân...................................................127
3.7.1. Công tác ban hành và thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp ..............................................................................127
3.7.2. Công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp......131
3.7.3. Công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm ............................137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................140
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................141
4.1. Định hướng đổi mới của cơ quan nhà nước về quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân....................................141
4.1.1. Bối cảnh quốc tế ...........................................................................................141
4.1.2. Bối cảnh trong nước .....................................................................................142
4.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2035 ...144
4.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực
kinh tế tư nhân........................................................................................................146
4.1.5. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035...............................................148
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội..........................151
4.2.1. Đổi mới công tác hoạch định phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa
khu vực kinh tế tư nhân ..........................................................................................151
4.2.2. Hoàn thiện xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, giải
pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh
tế tư nhân phát triển................................................................................................152
4.2.3. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
khu vực kinh tế tư nhân ..........................................................................................153
4.2.4. Cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý
theo hướng tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân ........................................................154
4.2.5. Hoàn thiện pháp luật về chế độ kiểm tra, sở hữu rõ ràng ............................156
4.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc chấp hành các
quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư
nhân ........................................................................................................................159
4.2.7. Các giải pháp nhằm khác tăng cường thực hiện tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp .....................................................................................................................162
4.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp...........................................................164
4.4. Kiến nghị ........................................................................................................166
4.4.1. Kiến nghị đối với Trung ương......................................................................166
4.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ..............................................166
4.4.3. Về phía các doanh nghiệp ............................................................................168
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.....................................................................................169
KẾT LUẬN ...........................................................................................................170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................172
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN Doanh nghiệp
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
KT- XH Kinh tế - xã hội
KTTN Kinh tế tư nhân
KVTN Khu vự tư nhân
KTTT Kinh tế thị trường
CNTB Chủ nghĩa Tư bản
CN Công nghiệp
NCS Nghiên cứu sinh
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NN Nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Hà Nội Thành phố Hà Nội
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
FED Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
EC Ủy ban Châu Âu
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OCBC Ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corporation
LTD
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1. Bảng phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam..........................25
Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân đăng ký
thành lập mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019.......85
Bảng 3.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn
TP Hà Nội giai đoạn 2015-2019 .............................................................86
Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân theo thành
phần kinh tế trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2019....................87
Bảng 3.4. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân theo loại
hình doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019.........88
Bảng 3.5. Cơ cấu ngành nghề và sự phân bố doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh
tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 ......................90
Bảng 3.6. Giá trị thuế đóng góp vào NSNN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu
vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015-2019...............93
Bảng 3.7. Đánh giá của doanh nghiệp cơ chế, chính sách về nhà nước đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội....117
Bảng 3.8 Số liệu tổng hợp về tình hình đào tạo, bồi dưỡng, quản lý doanh nghiệp nhỏ và
vừa khu vực kinh tế tư nhân Tp. Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 ..................120
Bảng 3.9. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2015-2019..............................................................................123
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện quy mô doanh nghiệp theo lao động trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2019 ...................................................................93
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp về tình hình ĐT, BDCB Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 ...121
Biểu đồ 3.3. Tình hình giải quyết khiếu nại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu
vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP. Hà Nội.........................................122
Sơ đồ 2.1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo phân cấp quản lý Trung ương - địa phương ....................................53
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa..105
Hình 2.1: Khu vực kinh tế tư nhân trong mô hình kinh tế Việt Nam ......................33
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam là một loại hình doanh
nghiệp kinh tế đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ đây là thành phần đóng góp to lớn cho sự
nghiệp phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sự đóng góp của các
DNNVV đối với nền kinh tế đang trở nên ngày càng quan trọng, ngay cả đối với
các nền kinh tế phát triển. DNNVV không những tạo ra một tỷ lệ GDP đáng kể mà
còn là một động lực tạo việc làm và gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cho nền
kinh tế. Nhà nước rất quan tâm đến loại hình doanh nghiệp này vì nó chiếm một tỷ
trọng không nhỏ trong các thành phần kinh tế. Hiện tại, ở Việt Nam có hơn 758.610
DNNVV đang hoạt động, theo Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Khối doanh nghiệp này đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu
ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng DN nói chung, thu hút
hơn 4 triệu việc làm và đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia
hằng năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và
các chương trình phát triển khác.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các DNNVV đã bộc lộ những bất cập, hạn chế
khi đứng trước các cơ hội và thách thức mới. Cho đến nay, năng lực cạnh tranh của
phần lớn các DNNVV còn thấp so với các DN nhà nước, DN liên doanh nước ngoài,
sở dĩ vẫn còn những hạn chế đó là do Nhà nước chưa có được những chính sách, những
cơ chế đặc biệt để tạo điều kiện hỗ trợ cho cácDN này. Do nhiều lý do khác nhau dẫn
đến DNNVV của chúng ta yếu kém trong cạnh tranh thị trường, nhất là đối với
hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. DNNVV chưa tích cực nâng cao chất lượng,
hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm, không chủ động tìm kiếm thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác giá các sản phẩm, dịch vụ còn cao hơn so với thị
trường mặc dù chất lượng còn thấp; sản phẩm muốn xuất khẩu thì chưa đủ khả năng
để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đến ngày 31/12/2019, tổng số
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 155.940 doanh nghiệp, bình quân cứ
51 người dân/doanh nghiệp, cao gấp 3,8 lần mức bình quân chung của cả nước. Số
lượng DNNVV đa số là doanh nghiệp tư nhân chiếm trên 97,2% số doanh nghiệp trên
địa bàn. Các doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội đã không ngừng phát triển, đổi mới,
2
đóng góp hơn 40% GDP cho thành phố, cũng như tạo công ăn việc làm cho hơn 50%
lao động. Qua đó có thể thấy, DNNVV khu vực kinh tế tư nhân của thành phố Hà Nội
đã và đang ngày càng có vai trò nòng cốt, tiên phong trong công cuộc xây dựng và
phát triển Thủ đô và đất nước. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
của Thủ đô, nhưng khi nền kinh tế càng phát triển và hội nhập sâu với thế giới, hoạt
động quản lý nhà nước khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng bộc lộ những điểm
yếu và hạn chế, cụ thể là: còn nhiều bất cập trong thực thi pháp luật doanh nghiệp;
Công tác cải cách hành chính vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản đã ban
hành nhưng chậm trễ trong khâu thực thi khi áp dụng vào thực tế; Chính sách trợ
giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV còn nhiều hạn chế do cách
thức tổ chức, triển khai, nội dung đào tạo vẫn chủ yếu là lý thuyết, thiếu tính thực
tiễn, nhiều chương trình đào tạo chưa chú trọng đến quản trị doanh nghiệp chuyên
sâu, quản trị sản xuất, các tiêu chuẩn quản lý trong sản xuất; Một số chính sách,
chương trình trợ giúp DNNVV có nội dung chồng chéo, trùng lặp dẫn đến hiệu quả
chưa cao, lãng phí nguồn lực; Tỷ lệ các DNNVV tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ
của Nhà nước còn hạn chế,năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp,
khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ. Chính vì vậy, khu vực
KTTN gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, quản trị, công nghệ.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành
phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án thực hiện nhằm đưa ra những phương hướng và đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư
nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luậnvà pháp lý về QLNN đối với DNNVV qua việc
làm rõ khái niệm, nội dung của QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân;
phân tích kinh nghiệm về QLNN đối với DNNVV của một số thành phố tại Việt
Nam và một số thành phố tại các nước trên thế giới và rút ra những bài học kinh
nghiệm về QLNN đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội có giá trị tham
khảo cho Việt Nam.
3
Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với DNNVV tại một số thành phố
trong và ngoài nước để chỉ ra những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế
và nguyên nhân những hạn chế trong QLNN đối với DNNVV tại thành phố Hà Nội
hiện nay.
Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN
đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội; những
DN không phải là kinh tế tư nhân, không phải là DNNVV thì không thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Về thời gian: Luận án nghiên cứu QLNN đối với DNNVV tại thành phố Hà
Nội từ sau 1986 đến nay là giai đoạn kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền
kinh tế quốc tế, đặc biệt tác giả phân tích sâu các khía cạnh thực trạng QLNN đối
với DNNVV khu vực KTTN giai đoạn 2015 - 2019, định hướng đến năm 2025 và
tầm nhìn chiến lược đến năm 2035.
Về nội dung: Luận án nghiên cứu nội dung của QLNN đối với DNNVV khu
vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quá trình quản lý.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Tiếp cận dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chủ
trương của Đảng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích hệ thống
Tác giả phân chia nội dung quản lý nhả nước đối với DNNVV khu vực kinh
tế tư nhân thành các nhóm vấn đề một cách hệ thống. Ở mỗi nhóm vấn đề, tác giả
cố gắng hệ thống hóa tài liệu, số liệu cụ thể. Sự phân nhóm theo hệ thống này giúp
cho vấn đề được xem xét, phân tích đa chiều hơn, toàn diện hơn. Phương pháp này
được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 khi tiến hành tổng quan và đưa ra
4
cơ sở lý luận cho nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích
a. Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích các số
liệu thống kê bao gồm cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp để rút ra các kết luận
khoa học. Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 3 khi phân tích thực trạng
quản lý nhả nước đối với phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn
TP Hà Nội.
b. Phương pháp so sánh: Chủ yếu được tác giả sử dụng để so sánh mức độ kết quả,
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhả nước đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên
địa bàn TP Hà Nội giữa các năm khác nhau để khái quát xu hướng biến động của
nó trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, so sánh đối chiếu giữa TP Hà
Nội với địa phương khác nhau để rút ra kinh nghiệm trong phát triển DNNVV khu
vực kinh tế tư nhân. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 khi trình
bày kinh nghiệm thực tiễn và chương 3 khi so sánh về quá trình biến động của số
liệu nghiên cứu qua các giai đoạn.
4.2.3. Phương pháp chuyên gia
Các quan điểm của chuyên gia về vấn đề liên quan trong các báo cáo, hội
thảo, bài nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với phát triển DNNVV khu vực kinh
tế tư nhân được tác giả thu thập và trích dẫn nguồn rõ ràng. Từ nhận xét sâu sắc,
xác đáng của các chuyên gia là cơ sở để đối chiếu với kết quả nghiên cứu mà tác
giả thu thập được từ thực tiễn. Phương pháp này được sử dụng ở chương 3 và
chương 4 khi phân tích thực trạng và định hướng giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
4.2.4. Phương pháp phân tích chính sách
Phương pháp phân tích chính sách là một trong những phương pháp nghiên
cứu của quản lý nhà nước, phương pháp phân tích chính sách có mục đích là xác
định mức độ đạt được về mục tiêu của chính sách, đánh giá lợi ích, đo lường hiệu
lực, hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư nhân.
Phương pháp này cũng dựa trên phân tích các nguồn lực và công cụ bảo đảm thực
hiện để đánh giá các tác động của chính sách đến các đối tượng được điều chỉnh
chủ yếu là các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân.
4.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
a. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ chuyên môn có kinh
nghiệm thực tiễn trong vấn đề QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân
TP Hà Nội. Tác giả tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ quản lý trực tiếp thực hiện