Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ HUẾ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ HUẾ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Nguyễn Thị Minh
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên c ứu của chính tác giả, các
tài liệu, số liệu được đề cập trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm
trước pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường về lời cam đoan của mình.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
___________________
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
TCĐLCL: Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
TC : Tiêu chuẩn
QCKT : Quy chuẩn kỹ thuật
SP : Sản phẩm
HH : Hàng hóa
HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng
KHCN : Khoa học công nghệ
CBCC : Cán bộ công chức
DANH MỤC BẢNG
Bảng Nội Dung Trang
Bảng 1 Kết quả công bố tiêu chuẩn, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy 47
Bảng 2
Kết quả thanh tra về TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa từ năm 2007 -
2011
61
Bảng 3
Kết quả kiểm tra về TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa từ năm 2007 -
2011 62
Bảng 4
Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa
từ năm 2007-2011 63
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA .................................................................7
1.1 Khái niệm tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt
động quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ....................7
1.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa..............7
1.1.2 Khái niệm hoạt động quản lý TCĐLCL SP, HH......................................15
1.2 Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu chuẩn đo lường chất
lượng sản phẩm, hàng hóa..........................................................................................17
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nư ớc của UBND tỉnh về TCĐLCL SP,
HH......................................................................................................................17
1.2.2 Các cơ quan QLNN về TCĐLCL SP, HH................................................20
1.2.3. Nội dung QLNN của UBND tỉnh về TCĐLCL SP, HH .........................28
1.3 Quá trình phát triển pháp luật quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường
chất lượng sản phẩm, hàng hóa .................................................................................39
1.3.1 Giai đoạn từ 1962 đến 1975 .....................................................................39
1.3.2 Giai đoạn từ 1975 đến 1986......................................................................40
1.3.3 Giai đoạn từ 1986 đến 2006......................................................................40
1.3.4 Giai đoạn từ 2006 đến nay........................................................................41
1.4 Một số mô hình quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản
phẩm, hàng hóa trên thế giới......................................................................................41
1.4.1 Hoa Kỳ......................................................................................................41
1.4.2 Hàn Quốc ..................................................................................................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯ ỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ TIÊU
CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA.......................45
2.1 Thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu chuẩn đo
lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa......................................................................45
2.1.1 Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN về TCĐLCL SP, HH ........................45
2.1.2 Thực trạng hoạt động hướng dẫn và tiếp nhận bản công bố sản phẩm,
hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn ( công bố hợp chuẩn); sản phẩm, hàng hóa phù
hợp quy chuẩn kỹ thuật ( công bố hợp quy)......................................................47
2.1.3 Thực trạng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo50
2.1.4 Thực trạng hoạt động hỗ trợ xây dựng các hệ thống quản lý tiên tiến, các
công cụ cải tiến năng suất chất lượng và giải thưởng chất lượng .....................52
2.1.5 Thực trạng hoạt động ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động
quản lý về TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa .........................................................54
2.1.6 Thực trạng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
TCĐLCL SP, HH...............................................................................................59
2.1.7 Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về
TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa ...........................................................................60
2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của UBND tỉnh
về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa......................................66
2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về quản lý TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa..............66
2.2.2 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của UBND tỉnh về TCĐLCL
và đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TCĐLCL ...........68
2.2.3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà
nước về TCĐLCL..............................................................................................71
2.2.4 Tăng cường hoạt động hướng dẫn và tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn,
công bố hợp quy.................................................................................................72
2.2.5 Tăng cường hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện
đo .......................................................................................................................72
2.2.6 Tăng cường hoạt động hỗ trợ xây dựng các hệ thống quản lý tiên tiến, các
công cụ cải tiến năng suất chất lượng và giải thưởng chất lượng .....................74
2.2.7 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa ...........................................................................75
2.2.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về
TCĐLCL SP, HH...............................................................................................77
KẾT LUẬN .......................................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, công tác quản lý tiêu
chuẩn đo lường chất lượng có vai trò hết sức quan trọng, tác động sâu sắc đến mọi
lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho
đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn, sức khỏe của con người, bảo đảm công
bằng xã hội...Có thể nói rằng: Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm,
hàng hóa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình đ ối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, hoạt động quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản
phẩm, hàng hóa ở nước ta đã đ ạt được những thành tựu đáng kể như: Xây dựng
được hệ thống văn bản pháp quy - tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà
nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cơ chế và phương
thức hoạt động ngày càng phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế hội
nhập quốc tế; Công tác hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã được
tăng cường và chú trọng hơn; Đội ngũ cán bộ làm công tác tiêu chuẩn đo lường chất
lượng từng bước được nâng cao về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất, phương
tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc từng bước được trang bị đồng bộ và hiện đại đáp
ứng công tác quản lý nhà nư ớc về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản
phẩm, hàng hóa vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định: Công tác thông tin tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa
triển khai chưa được thường xuyên và rộng khắp, việc phối hợp giữa các ngành, các
cấp còn thiếu đồng bộ, tình trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa kém chất
lượng, không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hàng hóa không đạt định lượng
theo quy định, các phương tiện đo không thực hiện kiểm định ... vẫn còn diễn ra khá
phổ biến. Đặc biệt, thời gian gần đây hàng loạt các vụ cháy nổ xe máy, xe ô tô liên
tiếp xảy ra không chỉ gây thiệt hại về tài sản của người tiêu dùng mà nghiêm trọng
hơn còn thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Qua kết quả kiểm
tra sơ bộ tại một số cơ sở kinh doanh xăng dầu ở các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam có
15.5% mẫu xăng dầu không đạt chất lượng
1
. Bên cạnh mặt hàng xăng dầu thì hàng
hóa vi phạm còn tập trung vào các nhóm hàng như: thiết bị điện gia dụng, đồ chơi
1 http://vef.vn/2012-01-19-15-5-mau-xang-dau-khong-dat-chat-luong
2
trẻ em, mặt hàng thực phẩm ...Các sản phẩm, hàng hóa này không chỉ ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp sản xuất làm ăn chân chính có mặt hàng cùng chủng loại với sản
phẩm, hàng hóa vi phạm, tạo tâm lý ngại dùng hàng Việt Nam của người tiêu dùng,
về lâu dài sẽ làm què quặt nền kinh tế của Đất nước.
Ở thời kỳ bao cấp, vì hàng hóa khan hiếm và người tiêu dùng chỉ được phân
phối hàng hóa theo chế độ tem phiếu nên không có quyền lựa chọn hàng hóa theo
nhu cầu, sở thích và thói quen tiêu dùng của mình. Chính vì vậy mà họ cũng không
có điều kiện quan tâm đến vấn đề tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng
hóa. Việc duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài
đã làm cho nền kinh tế nước ta thiếu cân đối và Đất nước lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng. Nền sản xuất đình trệ, tình trạng lạm phát tăng nhanh ... Điều này
đòi hỏi phải có chính sách đổi mới để đưa Đất nước thoát khỏi tình trạng trên. Đại
hội toàn quốc lần thứ VI năm 1986 - là đại hội đánh dấu thời kỳ đổi mới của Đất
nước. Sau Đại hội, chính sách mở cửa đổi mới của Nhà nước đã được áp dụng, tạo
điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất hàng hóa phát triển dần đưa nền kinh tế Đất
Nước phát triển đi lên, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở
cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập đã tạo những cơ hội to lớn giúp các
tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa, có cơ hội tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý mới...nhưng bên cạnh những
cơ hội thuận lợi đó cũng đ ặt các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách
thức lớn: sức ép của hàng nhập, của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các
doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Thị trường mở cửa
cũng là cơ hội để các loại hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng xâm nhập vào
thị trường...Nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng,
đến nền sản xuất hàng hóa trong nước.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, là cửa ngõ của trục động lực phát
triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Bà
Rịa Vũng Tàu, ti ếp giáp với 4 tỉnh: Phía Đông giáp Bình Thu ận, Đông Bắc giáp
tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phư ớc, phía Tây giáp
Thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam giáp Bà Rịa Vũng Tàu. Đơn vị hành chính
gồm: 01 thành phố, 01 thị xã, 09 huyện với 171 xã, phư ờng, thị trấn và 2.016 thôn.
Diện tích tự nhiên 5.903,94 km2 chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5 %
diện tích tự nhiên vùng Đông nam Bộ. Dân số hơn 2.500.000 người tốc độ đô thị
3
hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh, có 30 khu công nghiệp tập trung với hàng ngàn
công ty, tổ chức, xí nghiệp. Do đó, có thể nói Đồng Nai là tỉnh có số lượng các
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa rất lớn và đa dạng. Điều đó làm cho công tác quản
lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng khó
khăn, phức tạp hơn.
Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nư ớc đối với tiêu chuẩn đo lường chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, hạn chế tối đa các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp
tiêu chuẩn, kém chất lượng, không đủ định lượng lưu thông trên thị trường, bảo vệ
sức khỏe tính mạng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất làm ăn chân
chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ riêng đối với các cơ quan quản
lý mà đ ối với toàn xã hội. Xuất phát từ thực tiễn mang tính cấp thiết này, tác giả
chọn đề tài “ Quản lý nhà nư ớc của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu chuẩn đo lường
chất lượng sản phẩm, hàng hóa” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu chuẩn
đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời gian qua, chưa có công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, chỉ có một số đề tài,
bài viết liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa
của một số tác giả, cụ thể như:
Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công “Thể chế xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga
( Học viện hành chính quốc gia, năm 2006), chỉ tập trung nêu về cơ sở lý luận, thực
trạng và giải pháp về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - là một khía
cạnh trong nội dung của quản lý nhà nư ớc về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản
phẩm, hàng hóa. Tác giả chưa nghiên cứu chuyên sâu về tất cả các nội dung của
quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công “ Quản lý chất lượng sản phẩm,
hàng hóa công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Thị Thảo Nguyên ( Học viện hành chính quốc gia,
năm 2009), tập trung nêu về thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà
nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tác giả chỉ nghiên cứu đối với lĩnh vực
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chưa tập trung nghiên cứu đối
với lĩnh vực tiêu chuẩn và đo lường.