Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
779.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1043

Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở giáo dục mầm non (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM ĐỨC SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phan Nhật Thanh

Học viên: Phạm Đức Sơn

Lớp: Cao học Luật, Thành Ủy Khóa 7

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của Ts. Phan Nhật Thanh. Các nội dung nêu trong luận văn là trung

thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Đức Sơn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM

NON............................................................................................................................9

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân

cấp huyện đối với cơ sở giáo dục mầm non ............................................................9

1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non........................9

1.1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở

giáo dục mầm non .....................................................................................................21

1.1.3. Vai trò quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở giáo

dục mầm non .................................................................................................................

...................................................................................................................................26

1.2. Nội dung quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở

giáo dục mầm non ...................................................................................................28

1.3. Cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý Nhà nước

đối với cơ sở giáo dục mầm non.............................................................................40

Tiểu kết Chương 1...................................................................................................46

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN

DÂN CẤP HUYỆN (TỪ THỰC TIỄN TP. HCM) ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO

DỤC MẦM NON VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ...................................47

2.1. Thực trạng quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Thành

phố Hồ Chí Minh đối với cơ sở giáo dục mầm non..............................................47

2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển mạng lưới

trường, lớp mầm non.................................................................................................48

2.1.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý cơ sở giáo dục mầm non 51

2.1.3. Bộ máy tổ chức và nhân sự thực hiện công tác quản lý Nhà nước về GDMN.

...................................................................................................................................52

2.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở GDMN..............................................54

2.1.5. Công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm..................57

2.1.6. Quản lý về việc thành lập, sáp nhập, chia tách đình chỉ hoạt động, giải thể

đối với các cơ sở giáo dục mầm non.........................................................................57

2.1.7. Quản lý về tài chính đối với các cơ sở giáo dục mầm non .............................60

2.1.8. Quản lý về thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục mầm non ..........61

2.1.9. Công tác tuyên truyền thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng

xã hội học tập trên địa bàn, trong đó có phổ cập GDMN ........................................61

2.2. Các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động quản

lý Nhà nước đối với cơ sở GDMN..........................................................................63

2.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách và tổ chức hành chính....................................64

2.2.2. Nhóm giải pháp kinh tế - công nghệ ...............................................................67

2.2.3. Nhóm các giải pháp xã hội - con người..........................................................68

Tiểu kết Chương 2...................................................................................................70

KẾT LUẬN..............................................................................................................71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo Luật Giáo dục năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy

định về phân cấp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì: Chính phủ thống nhất

quản lý nhà nước về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định

những chủ trương lớn, có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công

dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương

trình của cấp học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc

thực hiện ngân sách giáo dục

1

.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện

quản lý nhà nước về giáo dục; bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với bộ giáo dục

và đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,

thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của chính phủ,

trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành

pháp luật về giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về

đội ngũ giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội

ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công

lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội

hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng

và hiệu quả giáo dục tại địa phương.2

Sự phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục được thực hiện

theo các nguyên tắc: đảm bảo tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu

lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục mầm non; bảo đảm tương ứng

giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự, và

các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao; phân công,

phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực

giáo dục của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan có liên quan, đồng

1 Khoản 1 Điều 100 Luật Giáo dục năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

2 Khoản 4 Điều 100 Luật Giáo dục năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

2

thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục

các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, theo nhiệm vụ cụ thể được phân cấp trong lĩnh vực giáo

dục - đào tạo thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng

dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non

thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về giáo dục mầm non.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện còn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và

tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá

nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục mầm non theo Luật

Thi đua, Khen thưởng, và các văn bản khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp có thẩm quyền tặng danh

hiệu thi đua và khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự

phát triển của giáo dục mầm non trên địa bàn.

Giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực quản lý Nhà

nước về cơ sở giáo dục mầm non có phòng Giáo dục và Đào tạo. Đây là cơ

quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân, được tổ chức thống nhất ở các

cấp huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban

nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực

giáo dục mầm non bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục -

đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn

cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; ...

Tuy nhiên, các quy định của Luật Giáo dục hiện hành và các văn bản

hướng dẫn thi hành vẫn còn những hạn chế, bất cập, trong đó có những quy

định liên quan đến quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện

đối với cơ sở giáo dục mầm non như: luật quy định trường mầm non là cơ sở

giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi

nhưng thực tế tại các trường mầm non công lập chỉ giữ trẻ từ 18 tháng trở lên;

có nhiều cơ sở giáo dục mầm non tư thục hình thành theo quá trình phát triển

của xã hội, nhất là đối với địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, khu

chế xuất đông dân cư; công tác quản lý Nhà nước về giáo dục của chính

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!