Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1364

Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHU THỊ THỦY

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHU THỊ THỦY

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÍCH HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế: “Quản lý ngân sách

nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” được hoàn

thành là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ tận tình

của giáo viên hướng dẫn.

Tôi xin cam đoan các số liệu, trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu này chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.

Thái Nguyên, 29 tháng 5 năm 2020

Tác giả luận văn

Chu Thị Thủy

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ

quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các

giảng viên, phòng QLĐT Sau đại học trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh

doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học

tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc

Giang đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện, đóng góp nhiều ý

kiến cho nội dung nghiên cứu đề tài.

Đặc biệt, tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn đến cô giáo, người đã tận tình

bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp

hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện,song luận

văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và các bạn để luận văn

được hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn.

Thái Nguyên, 29 tháng 5 năm 2020

Tác giả luận văn

Chu Thị Thủy

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TƯ VIẾT TẮT.......................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 5

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ............................................................ 6

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ................................ 6

1.1.1. Ngân sách nhà nước ................................................................................ 6

1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã...................................................... 13

1.1.3. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp xã....................................... 20

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách xã ............................................... 30

1.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN cấp xã ở một số địa phương trong

nước và bài học kinh nghiệm cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ............. 32

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn

huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ........................................................................ 32

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn

huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ........................................................................ 35

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp

xã cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ........................................................ 36

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 38

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 38

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................... 38

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 38

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin........................................................... 40

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 41

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương ........................................ 42

2.3.2. Chỉ tiêu về quản lý ngân sách xã........................................................... 43

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách

cấp xã............................................................................................................... 45

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG ...................................... 46

3.1. Một vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang...................................................................................... 46

3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.......................................................... 46

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang................ 49

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối về điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội ảnh hưởng tới công tác quản lý NSNN cấp xã trên địa

bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang............................................................. 54

3.2. Thực trạng quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn,

tỉnh Bắc Giang................................................................................................. 56

3.2.1. Cơ cấu hệ thống quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang...................................................................................... 56

3.2.2. Quy trình quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện

Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang............................................................................... 59

3.2.3. Nội dung thực hiện quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Lục

Ngạn, tỉnh Bắc Giang...................................................................................... 66

v

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã tại huyện Lục Ngạn.......... 93

3.3.1. Yếu tố khách quan................................................................................. 93

3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 95

3.4. Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Lục Ngạn ................. 97

3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 97

3.4.2. Những hạn chế .................................................................................... 101

3.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế ........................................................ 106

Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG...... 107

4.1. Định hướng, mục tiêu tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp

xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang......................................... 107

4.1.1. Định hướng tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên

địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ..................................................... 107

4.1.2. Mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện

Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang............................................................................. 108

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên

địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ..................................................... 109

4.2.1. Tăng cường chất lượng công tác lập dự toán ngân sách xã ................ 109

4.2.2. Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách ...................................... 111

4.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra............................................. 114

4.2.4. Tăng cường công khai minh bạch ngân sách xã ................................. 114

4.2.5. Tăng cường pháp chế trên địa bàn từng xã ......................................... 115

4.2.6. Tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã ................ 115

4.2.7. Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất

kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện

cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã..................................................... 116

KẾT LUẬN.................................................................................................. 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 120

PHỤ LỤC..................................................................................................... 123

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TƯ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1. CP Chính phủ

2. HĐND Hội đồng nhân dân

3. KBNN Kho bạc nhà nước

4. KT-XH Kinh tế - xã hội

5. NS Ngân sách

6. NSĐP Ngân sách địa phương

7. NSNN Ngân sách nhà nước

8. NSTW Ngân sách trung ương

9. NSX Ngân sách xã

10. QH Quốc hội

11. TW Trung ương

12. UBND Uỷ ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Lục Ngạn

giai đoạn 2017 - 2019............................................................................50

Bảng 3.2. Dự toán thu ngân sách thị trấn Chũ năm 2017-2019.................. 70

Bảng 3.3. Dự toán thu ngân sách xã Nam Dương năm 2017-2019 ............ 71

Bảng 3.4. Dự toán thu ngân sách xã Hồng Giang năm 2017-2019............. 72

Bảng 3.5. So sánh dự toán thu ngân sách thị trấn Chũ, xã Nam Dương

và xã Hồng Giang năm 2017-2019............................................. 73

Bảng 3.6. So sánh dự toán chi ngân sách thị trấn Chũ, xã Nam Dương

và xã Hồng Giang năm 2017-2019............................................. 77

Bảng 3.7. Dự toán chi ngân sách thị trấn Chũ năm 2017-2019 .................. 78

Bảng 3.8. Dự toán chi ngân sách xã Nam Dương năm 2017-2019 ............ 79

Bảng 3.9. Dự toán chi ngân sách xã Hồng Giang năm 2017-2019............. 80

Bảng 3.10. Chấp hành dự toán thu chi ngân sách thị trấn Chũ, xã Nam

Dương và Hồng Giang năm 2017-2019 ..................................... 82

Bảng 3.11. Chấp hành dự toán thu ngân sách thị trấn Chũ năm 2017-2019.......83

Bảng 3.12. `Chấp hành dự toán thu ngân sách xã Nam Dương năm

2017-2019 ................................................................................ 84

Bảng 3.13. Chấp hành dự toán thu ngân sách xã Hồng Giang năm

2017-2019 ............................................................................... 85

Bảng 3.14. Cơ cấu chi ngân sách xã theo lĩnh vực giai đoạn 2017-2019..... 89

Bảng 3.15. Cân đối thu - chi NSNN giai đoạn 2017 - 2019 ......................... 90

Bảng 3.16. Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước về công

tác chấp hành ngân sách.............................................................. 98

Bảng 3.17. Đánh giá của cán bộ quản lý NSNN về công tác lập dự toán .... 99

Bảng 3.18. Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước về công

tác quyết toán ngân sách ........................................................... 104

Bảng 3.19. Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước 105về

công tác kiểm tra, giám sát ngân sách ...................................... 105

viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Lục Ngạn..... 56

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong

dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực

hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà

nước. Sự ổn định vững chắc của ngân sách Nhà nước phản ánh sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển

kinh tế hiện nay, vấn đề quản lý ngân sách Nhà nước được xã hội cần được

đặc biệt quan tâm và cập nhật đổi mới để đáp ứng kịp thời thực trạng phát

triển kinh tế đất nước, hạn chế lãng phí, sử dụng có hiệu quả phục vụ công

cuộc xây dựng đất nước phát triển, thịnh vượng và bền vững.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nguồn thu NSNN còn gặp

nhiều khó khăn, việc quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả NSNN luôn là mối

quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước và các ngành, các cấp. Thực hiện tốt công

tác quản lý thu - chi ngân sách cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng ngay từ khâu quản

lý ngân sách cơ sở, góp phần thực hành tiết kiệm, ổn định và làm lành mạnh nền

tài chính, giảm hiện tượng tiêu cực, lãng phí góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế

lạm phát. Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là đơn vị sử dụng ngân

sách. Việc quản lý điều hành tài chính và ngân sách hiệu quả và ngày càng vững

mạnh ngay từ cấp cơ sở là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền địa

phương.

Thực tế trong thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng mất ổn định về ngân

sách tại một số đơn vị cơ sở, gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý của chính

quyền. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi phạm các

quy định về tài chính, kế toán ở một số đơn vị, ngân sách xã chưa có sự quản lý

thống nhất, dẫn đến tình trạng chồng chéo, chậm chạp trong vấn đề quản lý thu -

chi ngân sách.

2

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương (các bộ, cơ quan

ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ & các cơ quan trung ương khác) và ngân

sách địa phương là ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng

Nhân dân và Ủy ban Nhân dân: Ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và

ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là đơn vị sử dụng ngân sách.

Việc quản lý điều hành tài chính và ngân sách hiệu quả và ngày càng vững mạnh

là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền địa phương. Hệ thống văn bản

pháp luật hiện hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên

quan trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng

để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản thu, chi, các khoản huy

động đóng góp của nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các

ngành, các cấp và thông qua công khai tài chính hàng năm nhân dân và các đoàn

thể quần chúng được tham gia giám sát việc thu chi của ngân sách xã. Trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn gắn với chương trình Quốc Gia về xây dựng nông thôn mới

hiện nay, yêu cầu tìm ra những giải pháp quản lý NSNN ngay từ cấp cơ sở là

nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

liên tục phát triển tích cực trên các lĩnh vực, việc tăng cường công tác quản lý

NSX trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng giúp bộ máy chính quyền địa

phương bắt nhịp được với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Theo số

liệu tổng kết đánh giá của Huyện Ủy Lục Ngạn năm 2019 sản xuất nông

nghiệp là điểm sáng nổi bật, với giá trị gia tăng 916 tỷ đồng so với năm trước

trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tổng giá trị sản xuất 11.861 tỷ đồng,

đạt 103,5% kế hoạch; tốc độ tăng trưởng đạt 15,95%. Giá trị sản xuất/1ha đất

canh tác nông nghiệp đạt trên 135 triệu đồng, đạt 123,18% kế hoạch (năm

2018: 107,3 triệu đồng/ha). Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 4.850

3

tỷ đồng, đạt 100,45% kế hoạch (tăng 1.870 tỷ đồng so với năm 2018). Tổng

số xã toàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới lên 08 xã, tỷ lệ hộ nghèo toàn

huyện còn 6,81% (giảm 3,74% so với năm 2018), đạt 105,72% kế hoạch;

3.480 người được giải quyết việc làm mới…

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang, công tác xây dựng và

quản lý NSX ở huyện Lục Ngạn đã có những chuyển biến tích cực góp phần

quan trọng vào công cuộc đổi mới quản lý ở cấp cơ sở, bộ mặt nông thôn thay

đổi rõ rệt từng ngày, hạ tầng cơ sở ngày càng được nâng cấp, đời sống nhân

dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay của huyện, mục tiêu tăng cường

công tác quản lý NSX phải được đặc biệt chú trọng như một nhiệm vụ hàng

đầu đặt cơ sở nền móng vững chắc cho công tác quản lý NSNN, việc tăng

cường kiểm tra, kiểm soát, hoàn thiện quy trình quản lý thu - chi ngân sách tại

cấp cơ sở là hết sức cần thiết trong gian đoạn hiện nay. Tuy nhiên, quản lý

ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế

như: công tác lập dự toán còn yếu kém, phải sửa đổi bổ sung & điều chỉnh

nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý dự toán được duyệt; việc chấp hành

dự toán còn nhiều tồn tại, quản lý thu ngân sách Nhà nước còn nhiều kẽ hở,

bỏ sót thu, còn sự lãng phí trong chi tiêu ngân sách, công tác thanh tra, kiểm

tra còn mang tính hình thức.

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc tăng cường

công tác quản lý NSX ngay từ cấp cơ sở, tôi đã quyết định chọn đề tài “Quản

lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” cho

luận văn Thạc sỹ của mình với mong muốn tìm những định hướng, giải pháp

tích cực cho công tác quản lý NSNN, góp một phần công sức vào sự phát

triển của nền tài chính quốc gia nói chung và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã

hội của Bắc Giang trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!