Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THU THƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO
THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ĐỊA BÀN MIỀN NÚI
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THU THƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO
THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ĐỊA BÀN MIỀN NÚI
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn
Phạm Thu Thương
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu,
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, các quý thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới TS. Trần Thị
Minh Huế người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo, Phòng chuyên
môn Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả, cán bộ quản
lý và GV các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Dù đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả
mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn.
Trân trọng!
Tác giả
Phạm Thu Thương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT........................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................viii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI
CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở TRƯỜNG MẦM NON...................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .....................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài....................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ....................................................................8
1.2. Một số khái niệm công cụ .........................................................................10
1.2.1. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.......................................................10
1.2.2. Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo..........................................11
1.2.3. Quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non................................11
1.2.4. Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm...........................................................................14
1.2.5. Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm..........................................................14
1.3. Một số vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non ..........14
1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo......................................................14
iv
1.3.2. Khái quát về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ..................................15
1.3.3. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.................................................19
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non ..........27
1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý hoạt động vui chơi
của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .............27
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm..........................................................28
1.4.3. Phương pháp quản lý động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...................................................................33
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động vui chơi của
trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm....................34
Kết luận chương 1..............................................................................................39
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA
TRẺ MẪU GIÁO THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ
LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ĐỊA BÀN MIỀN
NÚI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH............................40
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại các trường mầm non địa bàn miền
núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................40
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ......................................................................43
2.2.1. Mục tiêu khảo sát.....................................................................................43
2.2.2. Khách thể khảo sát...................................................................................43
2.2.3. Nội dung khảo sát....................................................................................43
2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu............................................44
2.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và quản
lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở trường mầm non..............................................................46
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm ..........................................46
2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động vui chơi của
trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ................................................................48
2.2.3. Nhận thức về nội dung quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.........................52
v
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa
bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.................................54
2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung và yêu cầu trong thực hiện nội dung
hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.................................................................54
2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .........................57
2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.................................................60
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa
bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.................................63
2.4.1. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .........................63
2.4.2. Thực trạng thực hiện các phương pháp quản lý hoạt động vui chơi của
trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm....................65
2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động vui
chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .....67
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng .....................................................68
2.5.1. Những ưu điểm........................................................................................68
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng ......................................69
Kết luận chương 2..............................................................................................71
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA
TRẺ MẪU GIÁO THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ
LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ĐỊA BÀN
MIỀN NÚI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH...........72
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ......................................................72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục ...........................................72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống .........................................72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn ..............................................................72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi.........................................73
vi
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..........................................................73
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc địa
bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.................................74
3.2.1. Bồi dưỡng cho GVMN và CBQL tổ chuyên môn về năng lực tổ chức
hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.............................................................................................74
3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm......78
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong tổ
chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ....................................................................................................81
3.2.4. Tăng cường phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong tổ chức hoạt động
vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm....................84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất...................................................87
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ............88
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................88
3.3.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm...........................................................88
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................89
Kết luận chương 3..............................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................93
1. Kết luận..........................................................................................................93
2. Khuyến nghị...................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................96
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCH TƯ Ban chấp hành trung ương
CBQL Cán bộ quản lý
CSGD Cơ sở giáo dục
ĐVTCĐ Đóng vai theo chủ đề
GD Giáo dục
GDMN Giáo dục mầm non
GV Giáo viên
GVMN Giáo viên mầm non
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số thông tin về các trường mầm non trên địa bàn thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 41
Bảng 2.2. Quy mô lớp, học sinh các trường miền núi địa bàn thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh năm học 2019-2020........................................... 41
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm công cụ .......................... 47
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non................................................................................................ 49
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về nội dung quản lý HĐVC cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.. 52
Bảng 2.6. Thực trạng nội dung và yêu cầu trong thực hiện nội dung tổ chức hoạt
động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 54
Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho
trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh........................................................................................... 58
Bảng 2.8. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non
thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............ 61
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh........................................................................................... 63
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện phương pháp quản lý hoạt động vui chơi của
trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh........................................................................................... 66
Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động vui chơi
của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở
các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh.................................................................................... 67
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 90
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho sự hình thành
và phát triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng
của cuộc đời. Giáo dục mầm non nói chung, giáo dục mầm non đối với độ tuổi
3-6 tuổi có vai trò quan trọng trong việc hình thành những tiền đề cho sự phát
triển nhân cách của con người. Trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo,
ngoài hoạt động học, hoạt động lễ - hội, hoạt động ngoài trời thì vui chơi là
hoạt động chủ đạo của trẻ, vui chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp trẻ
hình thành những yếu tố nền tảng của nhân cách theo mục tiêu giáo dục phát
triển toàn diện, thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được chuẩn bị tâm thế an toàn
để bước vào lớp 1.
Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo và tạo ra các tình huống giáo
dục để trẻ được giải quyết trong khi chơi là yếu tố quan trọng không chỉ đáp
ứng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được chơi của trẻ mà còn giúp trẻ hình thành và
phát triển cấu trúc tâm lý mới trong nhân cách.
Để trẻ tham gia hoạt động vui chơi một cách tích cực và đạt hiệu quả thì
người GV mầm non cần hiểu đặc điểm của trẻ, hiểu về chương trình giáo dục
cho trẻ mẫu giáo, xây dựng và tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - đáp ứng tốt các yêu cầu giáo dục và nhu
cầu, trạng thái phát triển của trẻ. Bên cạnh vai trò của GV, yếu tố quản lý nhà
trường mà chủ thể là người hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho
việc thực hiện có chất lượng hoạt động vui chơi để phát triển nhân cách cho trẻ.
Trong các nghiên cứu về giáo dục học mầm non, đã có công trình nghiên
cứu về tổ chức hoạt động vui chơi nói chung cho trẻ mẫu giáo song làm thế nào
để đảm bảo hiệu quả thì vấn đề này cần thiết được nhìn nhận và nghiên cứu
dưới góc độ quản lý giáo dục mầm non.
2
1.2. Về thực tiễn
Những năm qua, từ khi cấp học mầm non thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới (ban hành theo Thông tư số 17/2009), quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm đã được chú trọng đưa vào thực hiện đối với tất cả các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ ở các độ tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm
vi toàn quốc. Trong thực tiễn, việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu
giáo nói chung, quản lý thực hiện hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc địa bàn
miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hiện nay còn nhiều bất cập về
năng lực của GV, về điều kiện cơ sở vật chất, về phối hợp giữa nhà trường và
cha mẹ trẻ...
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ truyền đạt kiến thức cho các
cháu một cách thụ động mà các nhà giáo cần phải tạo ra các điều kiện, các cơ
hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, được tích cực hoạt động, tự chiếm
lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, người giáo viên cần nắm
được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó
lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân
trẻ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng,
thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ
đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Môi trường giáo dục trong trường mầm
non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng
đến mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục phù
hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân
cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Trước vấn đề ý nghĩa và cấp bách trên, các trường mầm non trên địa bàn
thành phố Cẩm Phả nói chung và các trường mầm non miền núi tại địa bàn đã
nỗ lực triển khai các hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm. Trên thực tiễn, năng lực của GVMN, CBQL được nâng lên hàng
năm, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao do hạn chế các khâu lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, triển khai và kiểm tra giám sát công tác quản lý hoạt động vui