Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tam Đảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ ĐÌNH HUY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HUYỆN TAM ĐẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ ĐÌNH HUY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HUYỆN TAM ĐẢO
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Dũng
THÁI NGUYÊN - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là
những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của
mình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Đỗ Đình Huy
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và động viên từ các thầy cô giáo, các ban ngành cùng toàn thể cán bộ nơi tôi
chọn làm địa bàn nghiên cứu, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo và Ban
giám hiệu nhà trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái
Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Việt Dũng, người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và đồng nghiệp
trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện
Tam Đảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông
tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người
đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Đỗ Đình Huy
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ........................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................... 10
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại..........10
1.1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại........................10
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại......17
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại......38
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Ninh [18]...............................................................................38
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH
MTV Đại Dương – Chi nhánh Thăng Long..............................................................40
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Tam Đảo...........................................................43
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 44
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................44
2.2. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................45
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................45
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin...........................................................................47
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................49
iv
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng ....................................................49
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng ..........................................................51
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận ..................................................................52
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HUYỆN TAM ĐẢO................................................ 55
3.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam –
chi nhánh huyện tam đảo...........................................................................................55
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Tam Đảo...........................................................55
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh Huyện Tam Đảo....................................................................................57
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Tam Đảo...........................................................60
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn việt nam – chi nhánh huyện tam đảo. ......................................................68
3.2.1 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng ...............................................................69
3.2.2 Triển khai, tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng.................................74
3.2.3 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cho vay........................................87
3.3 các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện tam đảo. .................................90
3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan ..................................................................................90
3.3.2 Các nhân tố khách quan ...................................................................................95
3.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện tam đảo. ..............................................98
3.4.1. Những kết quả đạt được. .................................................................................98
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................100
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN TAM ĐẢO.
v
....................................................................................................................... 106
4.1. Quan điểm, định hướng phát triển của agribank - chi nhánh tam đảo.............107
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện tam đảo ....................109
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tín dụng ...................................109
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện kế hoạch tín dụng .........................111
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tín dụng............116
KẾT LUẬN.................................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119
PHỤ LỤC..................................................................................................... 121
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam
CBTD Cán bộ tín dụng
CLTD Chất lượng tín dụng
DN Doanh nghiệp
DPRR Dự phòng rủi ro
KH Khách hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
Oceanbank
Thăng Long
Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Thăng
Long
QTTD Quy trình tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TD Tín dụng
Techcombank
Bắc Ninh
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi
nhánh Bắc Ninh
TMCP Thương mại cổ phần
TSĐB Tài sản đảm bảo
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Quy trình tín dụng của NHTM....................................................... 25
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Tam Đảo
giai đoạn 2019-2021 ....................................................................... 60
Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2019-2021............ 63
Bảng 3.3: Phát triển dịch vụ của Chi nhánh trong giai đoạn 2019-2021........ 65
Bảng 3.4: Chỉ tiêu lập kế hoạch dư nợ cho vay trong giai đoạn 2019-2021 .. 72
Bảng 3.5: Dư nợ cho vay theo loại hình khách hàng trong giai đoạn 2019-2021
......................................................................................................... 76
Bảng 3.6: Nợ quá hạn và nợ xấu của Agribank – Chi nhánh Tam Đảo ......... 84
Bảng 3.7: Kết quả công tác kiểm tra sau vay của Agribank – Chi nhánh Tam
Đảo trong giai đoạn 2019 - 2021 .................................................... 89
Bảng 3.8: Đánh giá về các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý
hoạt động tín dụng của Agribank – Chi nhánh Tam Đảo............... 90
Bảng 3.9: Đánh giá về các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý
hoạt động tín dụng của Agribank – Chi nhánh Tam Đảo............... 96
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Tam Đảo ... 58
Hình 3.1: Quy trình cho vay của Agribank chi nhánh huyện Tam Đảo ......... 80
Hình 3.2: Khái quát mô hình quản trị rủi ro tại Agribank – Chi nhánh Tam Đảo
......................................................................................................... 84
Sơ đồ 3.1: Quy trình lập kế hoạch kinh doanh của Agribank chi nhánh Tam
Đảo.................................................................................................. 71
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động nghiệp vụ chính của NHTM như: huy động vốn, cấp
tín dụng, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ... thì có
thể nói hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất, có vai trò gần như quyết
định đến thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng,
đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của một NHTM tại Việt Nam.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì hoạt động
tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là chiếc cầu nối trung gian từ
nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, là hoạt động truyền thống đem lại thu nhập lớn
nhất cho các NHTM, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có mang lại hiệu quả cao như vai trò của nó hay
không hoàn toàn phụ thuộc vào những rủi ro tiềm ẩn do hoạt động tín dụng
mang lại. Những rủi ro này không những làm cho hoạt động của NHTM kém
hiệu quả mà còn làm cho NHTM mất đi tính thanh khoản, gây ra những tổn
thất lớn. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng đi kèm với với hạn chế rủi ro, an toàn
trong hoạt động tín dụng và phát triển bền vững đang là một vấn đề bức thiết
hơn bao giờ hết đối với các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ). Thời kỳ đầu mới thành lập với điểm xuất phát thấp,
tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên
10%; khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần
lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải thể, tự tan rã… Sau 33 năm xây dựng và
trưởng thành, đến nay. Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có
mặt khắp mọi vùng, miền, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, gần
40.000 cán bộ, người lao động. Năm 2020, Agribank tiếp tục được khẳng định
2
là Quán quân các NHTM được vinh danh vị trí thứ 8 trong Bảng xếp hạng
VNR500; được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố mức xếp
hạng của Agribank là Ba3, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp
hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam. Agribank tiếp tục đạt giải thưởng
Ngân hàng vì cộng đồng 2020 vì những đóng góp tích cực hỗ trợ cộng đồng
qua các chương trình tín dụng chính sách, các hoạt động an sinh xã hội... Ngoài
ra, ngân hàng tự động Agribank AutoBank CDM 24/7 cũng đã xuất sắc đạt giải
thưởng Sao Khuê cho phần mềm/hệ thống xuất sắc nhất trong lĩnh vực Ngân
hàng – Tài chính năm 2020.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
huyện Tam Đảo là chi nhánh ngân hàng loại 2 phụ thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc 2. Hiện
nay, trên địa bàn Huyện Tam Đảo hầu hết các ngân hàng lớn trong nước đã đặt
chi nhánh và phòng giao dịch tại Tam Đảo như BIDV, Vietinbank,...tạo ra áp
lực cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện nhiều giải pháp
hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín
dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng... để có thể
tìm ra lối đi riêng, khẳng định thương hiệu, tính độc đáo của riêng mình. Trong
những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh huyện Tam Đảo đã đạt được những thành tựu nhất định, dư nợ tăng
trưởng qua các năm, nợ xấu giảm. Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động
tín dụng tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, việc mở rộng thị phần, khắc phục tình
trạng nợ xấu của chi nhánh đang gặp không ít khó khăn đang đặt ra một số vấn
đề cần nghiên cứu giải quyết, đặc biệt là làm sao quản lý được hoạt động tín
dụng vừa tiếp tục tăng về quy mô tín dụng, vừa đảm bảo được chất lượng tín
dụng đang là vấn đề được Ban giám đốc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tam Đảo đặc biệt quan tâm.
Xuất phát nhận thức đó, cùng với những kiến thực đã tiếp thu được trong
3
suốt quá trình học tập và nghiên cứu, học viên chọn đề tài “Quản lý hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Huyện Tam Đảo” làm luận văn thạc sỹ, nhằm mục đích phân tích
thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua, rút
ra những mặt được, mặt còn hạn chế; từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Tam Đảo trong
thời gian tới, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong chiến lược phát triển của
Ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng của
NHTM và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Tam Đảo. Luận văn đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện
Tam Đảo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng, quản lý
hoạt động tín dụng tại NHTM.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Tam
Đảo.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Huyện Tam Đảo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu