Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1224

Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở các trường Trung học Phổ thông thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG THÁI SƠN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHỔ YÊN- TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN HỮU THAM

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS. Phan Hữu Tham, các số liệu, kết quả nghiên cứu được

trình bày trong luận văn là trung thực theo thực tế nghiên cứu, có nguồn gốc và trích

dẫn rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021

Tác giả luận văn

Đặng Thái Sơn

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo bộ

phận Sau đại học, BCN khoa Tâm lý - Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo Khoa

Tâm lý - giáo dục - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn của mình.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến TS.

Phan Hữu Tham, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu và

các thầy giáo, cô giáo các trường THPT thị xã Phổ Yên đã tham gia đóng góp ý

kiến, cung cấp thông tin, tư liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong

quá trình điều tra, nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã luôn động viên,

giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học

tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021

Tác giả luận văn

Đặng Thái Sơn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................v

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ....................................................................2

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4

8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............6

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................6

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................6

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước...................................................................8

1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................12

1.2.1. Quản lý.....................................................................................................12

1.2.2. Văn hóa....................................................................................................12

1.2.3. Văn hóa học đường..................................................................................13

1.2.4. Giáo dục văn hóa học đường...................................................................14

1.2.5. Quản lý giáo dục văn hóa học đường cho học sinh.................................16

1.3. Một số vấn đề về hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh

ở trường trung học phổ thông..................................................................16

iv

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của trường trung học phổ thông...........................16

1.3.2. Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học

sinh trường trung học phổ thông .............................................................18

1.3.3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh

trường trung học phổ thông.....................................................................19

1.3.4. Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh trường

trung học phổ thông.................................................................................21

1.3.5. Các hình thức giáo dục văn hóa học đường cho học sinh trường trung

học phổ thông ..........................................................................................25

1.3.6. Phương pháp giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở trường

trung học phổ thông.................................................................................27

1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho

học sinh ở trường trung học phổ thông ...................................................29

1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong giáo dục văn hóa học đường cho học

sinh ở trường trung học phổ thông ..........................................................29

1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học

sinh ở trường trung học phổ thông ..........................................................30

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học

sinh ở trường trung học phổ thông ..........................................................31

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học

đường ở trường trung học phổ thông ......................................................36

1.5.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn

hóa học đường cho học sinh....................................................................36

1.5.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục

văn hóa học đường cho học sinh .............................................................37

Kết luận chương 1..............................................................................................40

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN

HÓA HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHỔ YÊN- TỈNH THÁI NGUYÊN .............................41

v

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ....................................................................41

2.1.1. Vài nét về các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên ....................41

2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng .....................................................43

2.2.1. Mục đích của khảo sát thực trạng............................................................43

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng...................................................................43

2.2.3. Đối tượng được khảo sát .........................................................................43

2.2.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................43

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở các

trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên..............44

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về giáo

dục văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ

thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.................................................44

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở

các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..............45

2.3.3. Thực trạng về việc thực hiện các nội dung giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................49

2.3.4. Thực trạng các hình thức giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở

các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .......53

2.3.5. Thực trạng các phương pháp giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở

các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.............56

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở

các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.............59

2.4.1. Thực trạng về công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông ở thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................59

2.4.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông ở thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................62

vi

2.4.3. Thực trạng về hoạt động chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với giáo dục

văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.......................................65

2.4.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hóa

học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa

bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên....................................................68

2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục văn

hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã

Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.....................................................................70

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục văn hóa học đường cho học

sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..71

2.6.1. Kết quả đạt được......................................................................................71

2.6.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế .........................................................73

Kết luận chương 2..............................................................................................75

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA

HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN .....................................76

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..............................................................76

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..........................................................76

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................76

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ...........................................76

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho

học sinh các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên- tỉnh

Thái Nguyên ...........................................................................................77

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thường xuyên nâng cao nhận thức

cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường trung

học phổ thông về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục văn

hóa học đường cho học sinh....................................................................77

vii

3.2.2. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức giáo dục văn hóa học đường

ở các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục....82

3.2.3. Chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục

văn hóa học đường đáp ứng mục tiêu phát triển của các nhà trường ...........84

3.2.4. Phát huy vai trò tích cực của các chủ thể giáo dục trong giáo dục văn

hóa học đường cho học sinh....................................................................91

3.2.5. Tăng cường các nguồn lực cho các hoạt động giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh..................................................................................97

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................100

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý đã đề xuất..................................................................................100

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm ...................................................100

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi của các

biện pháp quản lý...................................................................................101

Kết luận chương 3............................................................................................105

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................106

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ......111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................112

PHỤ LỤC...............................................................................................................

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL Cán bộ quản lí

ĐTB Điểm trung bình

GD Giáo dục

GD&ĐT Giáo dục & đào tạo

GV Giáo viên

HS Học sinh

VHHĐ Văn hóa học đường

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô học sinh các khối lớp tại các trường trung học phổ

thông ở thị xã Phổ Yên.................................................................41

Bảng 2.2. Trình độ GV, CBQL các trường trung học phổ thông ở thị xã

Phổ Yên .......................................................................................42

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về giáo dục văn hóa học đường cho học sinh.....44

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện mục tiêu của giáo dục văn hóa học đường

cho học sinh .................................................................................46

Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các nội dung của giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh ......................................................................50

Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh ......................................................................54

Bảng 2.7. Thực trạng các phương pháp giáo dục văn hóa học đường cho

học sinh ở các trường trung học phổ thông.................................57

Bảng 2.8. Thực trạng về công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông .......................59

Bảng 2.9. Thực trạng về tổ chức giáo dục văn hóa học đường cho học

sinh ở các trường trung học phổ thông........................................62

Bảng 2.10. Thực trạng về chỉ đạo giáo dục văn hóa học đường cho học

sinh ở các trường trung học phổ thông........................................66

Bảng 2.11. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá giáo dục văn hóa học đường

cho học sinh ở các trường trung học phổ thông..........................68

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục văn hóa học

đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông...............70

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp ..........................................101

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp..................................................103

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những

động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện

để phát huy nguồn lực con người. Công cuộc đổi mới của đất nước ta trong những

năm qua mang tính sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu

bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu rất

đáng tự hào về phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa- giáo dục. Hiện nay chúng ta

đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 những cơ hội cùng thách thức vô cùng lớn

đang đặt ra trước mắt chúng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong

đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà trước hết là giáo dục học đường. Tuy tính

chất và mức độ có khác nhau nhưng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời đại nào, nhà

trường cũng đều là một trung tâm văn hoá của xã hội. Bởi vậy, vấn đề VHHĐ và

giáo dục VHHĐ được xem là một tiêu chí quan trọng để mỗi nhà trường hướng

đến trong quá trình thực hiện chức năng của mình.

Về thực trạng vấn đề VHHĐ và giáo dục VHHĐ ở Việt Nam, chúng ta

không thể phủ nhận những thành tựu to lớn đã đạt được thể hiện ở nhiều tấm

gương nhà trường, nhà giáo với những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo

dục của đất nước, nhiều tấm gương học sinh với những hành động thể hiện giá

trị văn hoá cao quý. Song bên cạnh đó còn có những biểu hiện đáng lo ngại của

VHHĐ và giáo dục VHHĐ trong thời gian gần đây. Hàng ngày, các phương

tiện truyền thông đại chúng vẫn dẫn các tin tức về sự giảm sút các giá trị văn

hóa trong nhà trường; các hành vi lệch chuẩn của những nhà quản lý giáo dục

với người giảng dạy; của thầy, cô giáo với học sinh (như đánh đập, ngược đãi,

xâm hại tình dục, bạo lực tinh thần…) và ở chiều ngược lại (học sinh xúc phạm

người dạy dỗ chính quy của mình, bỏ học, đánh nhau, trộm cắp,…); môi trường

giáo dục đang bị thương mại hóa; giáo viên đến lớp chỉ để giảng bài và học

2

sinh giống như các cỗ máy thi cử… Đối với một đất nước mà giá trị truyền

thống, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu thì những hiện tượng xã hội trên là

đáng báo động khẩn cấp. Ngoài ra, bản sắc văn hoá riêng của VHHĐ chưa

được thể hiện rõ nét trong mỗi nhà trường Việt Nam. Đây là điều cần hết sức

quan tâm trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay để nhà trường thực

sự là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng, phát triển, truyền tải những giá trị văn hoá

tinh thần tinh tuý của nhân loại và của dân tộc.

Ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, vấn

đề VHHĐ và giáo dục VHHĐ đã được các nhà trường quan tâm ở một số khía

cạnh như xây dựng cảnh quan, môi trường, thiết lập các quy tắc ứng xử trong

giao tiếp giữa thầy với thầy, thầy với trò; giữa các học sinh… Tuy nhiên, hầu

như các nhà trường chưa có sự quan tâm và đầu tư đầy đủ; chưa thực sự chú

trọng và xem giáo dục VHHĐ như một yếu góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục trong nhà trường.

Từ những lí do trên cùng với thực tiễn nhiều năm công tác tại thị xã Phổ

Yên - tỉnh Thái Nguyên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo

dục văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã

Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động

giáo dục VHHĐ cho học sinh, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao

chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục VHHĐ cho học sinh ở các

trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục VHHĐ ở các trường trung học phổ thông.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục VHHĐ cho học sinh ở các trường

trung học phổ thông thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.

3

4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay công tác giáo dục VHHĐ cho HS ở các trường trung học phổ

thông thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả nhất định,

nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nếu hiệu trưởng nêu ra được

những hoạt động quản lý cụ thể và đề xuất được hệ thống các biện pháp quản lý

đồng bộ, phù hợp thì hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS sẽ có kết quả khả

quan, góp phần xây dựng VHHĐ ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ

Yên - tỉnh Thái Nguyên sẽ tốt hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành được đề tài luận văn cần thực hiện tốt các nhiệm vụ

nghiên cứu sau đây:

5.1. Xác định cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục VHHĐ cho học sinh

và quản lý hoạt động này ở trường trung học phổ thông;

5.2. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục VHHĐ ở các trường

trung học phổ thông thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên;

5.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục VHHĐ cho học sinh ở

các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu tại 04 trường trung học phổ thông của thị xã Phổ Yên - tỉnh

Thái Nguyên: Trường trung học phổ thông Phổ Yên; trung học phổ thông Lê

Hồng Phong; trung học phổ thông Lý Nam Đế và trường trung học phổ thông

Bắc Sơn.

6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát

- 04 Hiệu trưởng và 08 hiệu phó của 04 trường (trung học phổ thông Phổ

Yên; trung học phổ thông Lê Hồng Phong; trung học phổ thông Lý Nam Đế và

trường trung học phổ thông Bắc Sơn);

- 108 giáo viên 04 trường trung học phổ thông nói trên;

- 100 Học sinh 04 trường trung học phổ thông nói trên;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!