Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học kinh bắc, tỉnh Bắc Ninh
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1285

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học kinh bắc, tỉnh Bắc Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THÙY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH BẮC, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THÙY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH BẮC, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HUỆ

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động tự học của sinh viên

trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng mình và

không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Các số liệu và kết quả nghiên

cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình

nào khác, các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy

ii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Quản lý giáo dục trường

Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, chỉ

dẫn cho tôi những tri thức kinh nghiệm, bài học quý báu.

Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị

Huệ đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và toàn thể giảng

viên, cán bộ, công nhân viên trong trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo

mọi điều kiện cho tôi cả về thời gian, tinh thần, vật chất trong suốt 3 năm qua.

Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên lớp cao học khóa 26, chuyên

ngành Quản lý giáo dục đã chia sẻ tinh thần, tình cảm cho tôi trong suốt khóa học.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN...............................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..............................................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3

5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC .........................................................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................6

1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................6

1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................9

1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................14

1.2.1. Quản lý.....................................................................................................14

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường .................................................15

1.2.3. Tự học......................................................................................................16

1.2.4. Quản lý hoạt động tự học ........................................................................18

1.3. Cơ sở lí luận về hoạt động học tập của sinh viên......................................19

1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên..............................................19

1.3.2. Vai trò của tự học ....................................................................................21

1.3.3. Bản chất, động cơ tự học của sinh viên...................................................22

iv

1.4. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tự học của sinh viên.............................24

1.4.1. Các nội dung quản lí hoạt động tự học của sinh viên..............................24

1.4.2. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học........................29

1.4.3. Tổ chức Đoàn và hội sinh viên trong quản lí hoạt động tự học

của sinh viên .....................................................................................................31

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của sinh viên...........32

1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên.........................................................32

1.5.2. Mục tiêu, nội dung Giáo dục và đào tạo bậc đại học ..............................35

Tiểu kết chương 1..............................................................................................36

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH BẮC, TỈNH BẮC NINH...............37

2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng .....................................................37

2.1.1. Mục tiêu, nội dung khảo sát ....................................................................37

2.1.2. Khách thể, thời gian và địa bản khảo sát.................................................37

2.1.3. Công cụ và phương pháp khảo sát...........................................................41

2.1.4. Cách thức xử lý số liệu khảo sát..............................................................42

2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc,

tỉnh Bắc Ninh.....................................................................................................42

2.2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động

tự học .................................................................................................................42

2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch tự học của sinh viên tại trường Đại học

Kinh Bắc hiện nay .............................................................................................44

2.2.3. Thực trạng động cơ tự học của sinh viên ................................................45

2.2.4. Thực trạng về kỹ năng tự học của sinh viên............................................47

2.2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học

Kinh Bắc ............................................................................................................53

v

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động tự học của Sinh viên trường Đại học

Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh....................................................................................55

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV trường Đại học Kinh Bắc về vai trò, ý

nghĩa của quản lý hoạt động tự học...................................................................55

2.3.2. Thực trạng nội dung quản lí hoạt động tự học của Sinh viên .................57

2.3.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học của

sinh viên.............................................................................................................71

2.3.4. Đoàn thanh niên và hội sinh viên trong quản lí hoạt động tự học của

sinh viên trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh..................................................74

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của

sinh viên trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh..................................................79

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên

trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh .................................................................86

Tiểu kết chương 2..............................................................................................88

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH BẮC TỈNH BẮC NINH,

TỈNH BẮC NINH ............................................................................................89

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................89

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..........................................................89

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................89

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..........................................................90

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................90

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học

Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh....................................................................................91

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về tự học cho sinh viên .............................91

3.2.2. Tăng cường quản lý kế hoạch tự học của sinh viên ................................95

3.2.3. Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giảng

viên theo hướng phát huy năng lực tự học của sinh viên..................................99

vi

3.2.4. Chỉ đạo thay đổi nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá thể hiện kết

quả tự học của sinh viên ..................................................................................104

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................108

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp .............110

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..........................................................................110

3.4.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm.....................................................110

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................111

Tiểu kết chương 3............................................................................................116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................117

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................120

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CBQL Cán bộ quản lý

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

HĐTH Hoạt động tự học

KTX Kí túc xá

NXB GD Nhà xuất bản giáo dục

QLHS Quản lý học sinh

SL Số lượng

SV Sinh viên

THPT Trung học phổ thông

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thái độ học tập trong hoạt động tự học của sinh viên trường

đại học Kinh Bắc ...........................................................................46

Bảng 2.2. Mức độ thực hiện các kỹ năng tự học của sinh viên trường đại

học Kinh Bắc .................................................................................51

Bảng 2.3: Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự học đối

với việc nâng cao trình độ nhận thức của sinh viên ......................55

Bảng 2.5: Thực trạng tổ chức hoạt động tự học của sinh viên ......................62

Bảng 2.6: Thực trạng chỉ đạo hoạt động tự học của sinh viên.......................64

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của

sinh viên.........................................................................................69

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục

vụ cho hoạt động tự học ................................................................72

Bảng 2.9: Mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động của Đoàn thanh

niên và hội sinh viên trong quản lí hoạt động tự học của sinh

viên trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh .....................................75

Bảng 2.10: Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên

trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh .............................................80

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

111hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc,

Bắc Ninh ......................................................................................111

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động

tự học của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh ................113

vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh Bắc về tầm quan

trọng của hoạt động tự học........................................................42

Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện việc lập kế hoạch và thực hiện thời gian

biểu cho hoạt động tự học của sinh viên Đại học Kinh Bắc ....44

Biểu đồ 2.3: Mục đích hoạt động tự học của sinh viên đại học Kinh Bắc ....46

Biểu đồ 2.4: Mức độ quan tâm của các thầy cô và CBQL đến việc tự

học của sinh viên trường đại học Kinh Bắc ..............................60

Biểu đồ 2.5: Mức độ hiệu quả của bộ máy quản lý hoạt động tự học của

sinh viên đại học Kinh Bắc .......................................................61

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự

học của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh..........112

Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự học

của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh.................114

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc sống luôn vận động, xã hội ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc

lượng kiến thức ngày càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời

đại, mỗi người chúng ta cần tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong

đó quan trọng hơn hết là phương pháp tự học. Nhà bác học A.Einstein từng nói:

"Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người". Muốn con người có được tư

duy tốt nhất để chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả, thì trong quá trình học

tập cần nhất là phải xây dựng phương pháp học tập riêng cho mình, gọi là cách

tự học.

Tự học là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi công dân nói chung,

thế hệ trẻ, sinh viên nói riêng. Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về việc "lấy tự học

làm gốc" đã được nhân dân ta luôn coi trọng. Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy

định "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư

duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng

thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"; "… đảm bảo thời gian tự học,

tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo..."; "… tạo

ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh" [24].

Ở trường Đại học, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi sinh viên là

nhiệm vụ học tập, bằng các hoạt động học tập khác nhau, sinh viên tự hình

thành và phát triển nhân cách cho mình và trường Đại học có trách nhiệm tạo

mọi điều kiện thuận lợi về quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ… để sinh viên

có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bản thân. Tuy nhiên, việc quản lý

hoạt động học tập của sinh viên không chỉ giới hạn trong quản lý giờ học ở

trên lớp mà còn bao gồm cả quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngoài giờ

trên lớp thông qua các hoạt động tự học, tự nghiên cứu, học nhóm, học ở thư

viện…

2

Trường Đại học Kinh Bắc - ngôi trường trực thuộc bộ Giáo dục và Đào

tạo, là đối tác của rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, điều

này vừa đồng thời tạo ra vừa đòi hỏi một sự thay đổi lớn về công tác quản lý đào

tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng đào tạo của Trường

chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tình hình hoạt động tự

học của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc còn nhiều hạn chế, dẫn tới chất lượng

thấp. Theo báo cáo tổng kết năm học của nhà trường năm học 2018 - 2019 thì

hoạt động tự học của sinh viên trong trường vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi

mới phương pháp dạy học, một số khâu trong hoạt động tự học chưa được đổi

mới rõ nét… Điều này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác

nhau, trong đó, các biện pháp quản lý có thể là một trong những yếu tố tác động

không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Do vậy vấn đề đặt ra là chúng tôi cần có sự

xem xét, đánh giá tình hình thực trạng tự học của sinh viên hiện nay và những

yếu tố cản trở việc nâng cao chất lượng tự học, từ đó xác định các biện pháp nâng

cao kết quả hoạt động tự học của sinh viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng

đào tạo của nhà trường.

Lý luận về khoa học quản lý cho thấy, hoạt động có ý thức của con người

luôn bao hàm ý nghĩa của quản lý. Để đạt được mục đích đề ra, các biện pháp,

phương thức quản lý luôn được xem là một nhân tố quan trọng. Thực tế cho thấy,

việc quản lý hoạt động tự học, nhất là quản lý hoạt động tự học của sinh viên còn

nhiều hạn chế, bất cập, chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả còn thấp; việc

nhận thức vấn đề này ở một số cấp quản lý, cán bộ quản lý, giáo viên chưa đầy

đủ, năng lực trình độ, kinh nghiệm và phương pháp quản lý còn yếu kém, nặng

nề về quản lý hành chính.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý

hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh”để nghiên

cứu, với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động tự học hiệu quả góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của sinh viên.

3

2. Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lí hoạt động tự học của

sinh viên, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại trường

đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh. Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động

tự học của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh

Bắc, Bắc Ninh

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên

3.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động

tự học của sinh viên tại trường Đại học Kinh Bắc, Bắc Ninh

3.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trường Đại

học Kinh Bắc, Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý quá trình tự học của sinh viên ở trường đại học.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Kinh

Bắc, Bắc Ninh.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên do tác

giả đề xuất một cách khoa học, đồng bộ và phù hợp thì chất lượng hoạt động học

tập của sinh viên trường Đại học Kinh Bắc sẽ được nâng cao và đáp ứng mục

tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lý của tổ chức Đoàn và Hội

sinh viên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!