Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện chư păh, tỉnh gia lai
PREMIUM
Số trang
296
Kích thước
11.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
754

Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện chư păh, tỉnh gia lai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN TRỌNG NGOẠN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CHƯ PĂH

TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐÌNH SƠN

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Quang Sơn

Phản biện 2: PGS. TS. Võ Nguyên Du

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Sư

phạm vào ngày 11 tháng 5 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

- Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực hiện Luật Giáo dục 2005, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP

ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Ngành GD&ĐT đang

triển khai nhiều hoạt động đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp

giáo dục, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên,

tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh giá và KĐCL

giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm tạo bước chuyển

biến lớn, vững chắc về chất lượng giáo dục [3].

KĐCL là một trong những hoạt động có vai trò then chốt đối

với sự phát triển bền vững của hệ thống giáo dục, là biện pháp hữu

hiệu đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để đảm bảo và nâng

cao chất lượng giáo dục. KĐCL là quá trình đánh giá bên ngoài dựa

trên cơ sở tự đánh giá của cơ sở giáo dục, nhằm đưa ra một quyết

định công nhận cơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo đáp ứng

các tiêu chuẩn và đảm bảo với xã hội và các cơ quan có thẩm quyền

rằng chất lượng giáo dục của CSGD đạt được những chuẩn mực nhất

định.

Những năm gần đây, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã chủ động chỉ

đạo sát sao công tác quản lý hoạt động KĐCL giáo dục ở tất cả các

cấp học. Phòng GD&ĐT huyện Chư Păh cũng đã quan tâm đến công

tác quản lý hoạt động TĐG của các trường trên địa bàn thuộc phạm

vi quản lý nói chung và các trường tiểu học nói riêng. Tuy nhiên đầu

tư cho hoạt động này chưa thật sự thỏa đáng, các biện pháp quản lý

2

còn thiếu nhất quán và đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả,

chưa đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, đến nay mới chỉ có 04/17

trường tiểu học trong huyện hoàn thành báo cáo TĐG và đã được

đánh giá ngoài, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi chọn “Quản lý hoạt động tự

đánh giá trong KĐCL giáo dục ở các trường tiểu học huyện Chư

Păh, tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu của luận văn Thạc sĩ

QLGD.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động TĐG trong KĐCL

giáo dục trường tiểu học và thực trạng quản lý hoạt động này ở các

trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất biện pháp

quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này nói riêng và

chất lượng giáo dục nói chung tại các trường tiểu học trên địa bàn

nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tự đánh giá trong KĐCL giáo dục trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường

tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động tự đánh giá trong KĐCL giáo dục ở các trường tiểu

học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai những năm qua đã đạt được thành

quả đáng ghi nhận, song vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế nhất

định. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá đúng thực

trạng quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học huyện Chư Păh,

tỉnh Gia Lai, luận văn có thể đề xuất được các biện pháp quản lý cần

3

thiết và khả thi, để khi áp dụng sẽ góp phần đảm bảo chất lượng giáo

dục của các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TĐG trong

KĐCL giáo dục ở trường tiểu học;

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt

động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường tiểu học huyện Chư

Păh, tỉnh Gia Lai;

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCL

giáo dục ở các trường Tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt

động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường tiểu học huyện Chư

Păh, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ 2015 - 2018 và đề xuất các biện

pháp quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học trong giai đoạn

2018 - 2022.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu

tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá

trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học.

- Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong

kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Chư Păh,

tỉnh Gia Lai.

4

- Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong

kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường Tiểu học huyện Chư

Păh, tỉnh Gia Lai.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Ở nước ngoài

Trên thế giới có hơn 150 nước có hệ thống quốc gia đảm bảo

và KĐCL giáo dục. Những nước có hệ thống đảm bảo và KĐCL giáo

dục lâu đời như Mỹ, Anh. Những nước trong khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương (ví dụ: Thái Lan, Malaysia, Campuchia…) cũng đã có

các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia và có hệ thống chân rết đến

từng CSGD. Các tổ chức này rất khác nhau. Một xu thế chung là các

quốc gia ngày một quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đảm bảo chất

lượng giáo dục và đứng ra thành lập các tổ chức đảm bảo chất lượng

quốc gia.

1.1.2. Ở trong nước

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để hình

thành hệ thống đảm bảo và KĐCL giáo dục trong cả nước. Trong xu

thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, vấn đề này ngày càng được chú

trọng và quan tâm. Sau những năm chính thức triển khai thực hiện,

hệ thống đảm bảo và KĐCL giáo dục đã được triển khai trong cả

nước. KĐCL giáo dục ở Việt Nam được thực hiện từ cơ sở giáo dục

5

mầm non đến CSGD ĐH và bao gồm KĐCL giáo dục CSGD và

KĐCL chương trình đào tạo.

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.2. Chất lượng, chất lượng giáo dục tiểu học

1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học

a. Kiểm định chất lượng giáo dục

Theo Hội đồng kiểm định giáo dục đại học của Hoa Kỳ

(CHEA, 2003), “Kiểm định chất lượng là một quá trình xem xét chất

lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát,

đánh giá các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo nhằm đảm bảo và

cải tiến chất lượng”.

Bộ GD&ĐT quy định: “Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt

động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định đối với từng loại hình cơ sở giáo

dục”. [7]

b. Kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học

KĐCL giáo dục trường tiểu học là hoạt động đánh giá mức độ

đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT

quy định đối với trường tiểu học.

1.2.4. Tự đánh giá trong KĐCL giáo dục trường tiểu học

a. Tự đánh giá

Tự đánh giá là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu

dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT

ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt

động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng

như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn

lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

6

b. Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học

Tự đánh giá là một khâu quan trọng, là quá trình các trường

tiểu học căn cứ vào các tiêu chuẩn được quy định trong KĐCL để

tiến hành tự xem xét, phân tích và đánh giá tình trạng chất lượng và

hiệu quả các hoạt động giáo dục của mình. Từ đó xây dựng kế hoạch

cải tiến chất lượng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.5. Quản lý hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục trường

tiểu học

Quản lý hoạt động TĐG là quá trình tác động có ý thức của

chủ thể quản lý giáo dục gây ảnh hưởng đến khách thể quản lý giáo

dục nhằm đưa hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục đạt được mục

tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

1.3. Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng

giáo dục trường tiểu học

1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCL

giáo dục trường tiểu học

Là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và xây

dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường. Giúp nhà trường tự

rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của mình, lập và triển khai các

kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó

điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn. Là

điều kiện cần thiết để nhà trường đăng ký đánh giá ngoài và công

nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng với một tổ chức kiểm định chất lượng

giáo dục. Thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà

trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục, dịch vụ xã hội theo chức

năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của nhà

trường.

7

1.3.2. Nội dung tự đánh giá trong KĐCL giáo dục trường

tiểu học

Căn cứ Mục 1 của Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23

tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ban hành quy định

về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm

định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục

thường xuyên thì tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu

học gồm có 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí và 84 chỉ số.

1.3.3. Quy trình TĐG trong KĐCL giáo dục trường tiểu học

a. Thành lập hội đồng tự đánh giá

b. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

c. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng

d. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

đ. Viết báo cáo tự đánh giá

e. Công bố báo cáo tự đánh giá

1.4. Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất

lượng giáo dục trường tiểu học

1.4.1. Thành lập hội đồng TĐG trong KĐCL giáo dục

trường tiểu học

1.4.2. Xây dựng kế hoạch TĐG trong KĐCL giáo dục trường

tiểu học

1.4.3. Bố trí nhân sự, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực

hiện công tác TĐG trong KĐCL giáo dục trường tiểu học

1.4.4. Chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động theo kế

hoạch, quy trình TĐG trong KĐCL giáo dục trường tiểu học

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, khắc phục hạn

chế, nâng cao chất lượng hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục

trường tiểu học

8

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự đánh giá trong

kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học

1.5.1. Yếu tố khách quan

Đa phần đội ngũ GV chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng về

hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục nên chưa đáp ứng được yêu

cầu công tác TĐG trong KĐCL giáo dục. Các thành viên trong Hội

đồng TĐG thường là cán bộ quản lý hoặc là giáo viên kiêm nhiệm,

bận nhiều công việc giảng dạy, nên chưa đầu tư thời gian thoả đáng

cho hoạt động TĐG. Các thành viên trong nhóm công tác chưa được

tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh

chứng, chưa biết cách viết báo cáo tiêu chí. Công tác lưu trữ dữ liệu

ở các trường tiểu học nhìn chung chưa thực hiện tốt. Hoạt động TĐG

đòi hỏi một quy trình triển khai thực hiện khoa học, được kiểm soát

chặt chẽ. Song hội đồng TĐG vì thiếu kinh nghiệm, nên thường lúng

túng và bị động trong chỉ đạo. Khi thu thập minh chứng, các nhóm

công tác gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mức độ phù hợp

của minh chứng với nội hàm từng mức độ của mỗi tiêu chí.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Bên cạnh yếu tố khách quan nêu trên còn phải kể đến yếu tố

tác động từ bên trong (chủ quan) bao gồm: yếu tố con người, công

tác tổ chức thực hiện, việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, CSVC

trang thiết bị, tài chính... Các CSGD nói chung và các trường tiểu

học nói riêng chưa ý thức hết ý nghĩa của KĐCL, chưa lường hết sự

vất vả, tốn công, tốn sức của quá trình TĐG, vì thế chưa đầu tư thích

đáng. Mặt khác, trong chỉ đạo hoạt động TĐG các trường chưa đánh

giá đúng hiện trạng điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng giáo

dục, chưa chú trọng việc xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phù

hợp, hiệu quả và khả thi. Trong quá trình TĐG còn hình thức, máy

9

móc, lãng phí và chạy theo thành tích; chưa tăng cường áp dụng công

nghệ thông tin vào KĐCL giáo dục. Các nhà trường chưa sử dụng

phần mềm KĐCL giáo dục để hỗ trợ trong hoạt động TĐG. Một thách

thức khác đối với các trường tiểu học là hoạt động TĐG chưa trở

thành hoạt động thường kì, không đưa vào kế hoạch năm học nên

không tránh khỏi bị động. Các cấp giáo dục chưa đưa hoạt động

TĐG trong KĐCL giáo dục thành một tiêu chí đánh giá và bình xét

thi đua, xếp hạng trường hàng năm nên chưa tạo động lực cho các

trường nỗ lực phấn đấu trong hoạt động TĐG.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học về quản lý và các nội

dung liên quan đến công tác KĐCL giáo dục cũng như hoạt động

TĐG, Chương 1 luận văn đã làm rõ những nội dung về mục đích và

ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục trường tiểu học;

nội dung và quy trình TĐG trong KĐCL giáo dục trường tiểu học;

trao đổi về khung lý thuyết quản lý hoạt động TĐG trong KĐCL

giáo dục trường tiểu học.

Những cơ sở lý luận trên sẽ làm tiền đề cho việc khảo sát,

đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG của Hiệu trưởng các

trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Păh và đề xuất biện pháp

quản lý nhằm triển khai hoạt động này ngày càng có hiệu quả.

10

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Ở CÁC TRƯỜNG TH HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.3. Đối tượng khảo sát

2.1.4. Phương pháp khảo sát

2.1.5. Tổ chức khảo sát và xử lý kết quả

2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện

Chư Păh, tỉnh Gia Lai

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Chư Păh

2.2.2. Tình hình phát triển GD&ĐT huyện Chư Păh

a. Hệ thống trường, lớp, học sinh

b. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

c. Chất lượng giáo dục

d. Công tác phổ cập và kiểm định chất lượng

e. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

g. Tình hình giáo dục tiểu học huyện Chư Păh

Sau 20 năm thành lập, năm học 2017-2018 ngành giáo dục

huyện Chư Păh có 17 trường Tiểu học và 02 trường THCS có gắn

Tiểu học. Tổng số: 324 lớp với 7997 học sinh, trong đó học sinh

DTTS là 5083 em chiếm tỷ lệ 52,3 %.

Trong thời gian qua, giáo dục tiểu học huyện Chư Păh đã tăng

cường đổi mới phương pháp và hình thức dạy học góp phần nâng cao

11

chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đưa ngành học ngày

càng phát triển.

2.3. Thực trạng hoạt động tự đánh giá trong kiểm định

chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh

Gia Lai

2.3.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV ở

các trường về hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục trường tiểu

học

Đa phần CBQL, GV, NV khi được hỏi đều nhận thức được ý

nghĩa của hoạt động TĐG. Khi được hỏi, họ đều cho rằng TĐG sẽ

giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của mình,

lập và triển khai các kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao CLGD,

từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao

hơn; kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền các

biện pháp hỗ trợ cho nhà trường tiếp tục phát triển; TĐG còn thể

hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong

toàn bộ hoạt động giáo dục, dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ

được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của nhà trường. Một số

CBQL nhà trường còn nhấn mạnh: Nhận thức đúng và triển khai

thực hiện tốt hoạt động TĐG sẽ giúp họ quản lý chuyên nghiệp và

khoa học hơn, họ thấy mình đang đứng ở đâu, thực trạng của nhà

trường. Đây cũng là dịp để nhà trường tự hoàn thiện, khắc phục bệnh

thành tích, tư tưởng quan liêu trong chỉ đạo điều hành. Từ đó nhìn

nhận lại một cách toàn diện những gì mình đã có, những gì chưa làm

được để thấy được điểm yếu trong nội tại mỗi nhà trường mà phấn

đấu, nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

12

2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung tự đánh giá trong

KĐCL giáo dục ở các trường tiểu học

Phần lớn các trường đã nắm được quy định về tiêu chuẩn đánh

giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng

giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên theo

Thông tư số 42. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu

học gồm có 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí và 84 chỉ số. Các trường tiểu

học cũng đã bám sát nội hàm của của 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí và 84

chỉ số để tập trung đánh giá mức độ đáp ứng của nhà trường so với

tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học. Chúng tôi

đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ TĐG trong KĐCL giáo dục của 17

trường tiểu học trên địa bàn huyện, đồng thời trưng cầu ý kiến

chuyên gia (các chuyên viên Khảo thí và KĐCL giáo dục Sở

GD&ĐT Gia Lai và lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT). Tuy

nhiên việc tự đánh giá của các trường so với tiêu chuẩn đánh giá chất

lượng giáo dục trường Tiểu học chưa đồng đều

2.3.3. Thực trạng thực hiện quy trình tự đánh giá trong

KĐCL giáo dục ở các trường tiểu học

Theo số liệu của cán bộ phụ trách công tác KĐCL - Phòng

GD&ĐT huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, tính đến tháng 5 năm 2018,

100% các trường tiểu học đã triển khai hoạt động TĐG và 04 trường

hoàn thành báo cáo TĐG. Đa số các trường TH đã nắm được quy

trình thực hiện hoạt động TĐG gồm 6 bước: Thành lập hội đồng tự

đánh giá; Xây dựng kế hoạch tự đánh giá; Thu thập, xử lý và phân

tích các minh chứng; Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí;

Viết báo cáo tự đánh giá; Công bố báo cáo tự đánh giá. Các trường

cũng đã viết báo cáo TĐG nhưng so với yêu cầu thì chưa đáp ứng

theo đúng quy định.

13

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm

định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Chư Păh,

tỉnh Gia Lai

2.4.1. Thực trạng việc thành lập hội đồng tự đánh giá trong

KĐCL giáo dục ở các trường tiểu học

Qua khảo sát cho thấy 100% các trường tiểu học trên địa bàn

huyện đã triển khai thành lập Hội đồng TĐG và tùy theo quy mô,

hạng trường mà số lượng thành viên nhiều hay ít. Toàn huyện có 127

CB, GV, NV tham gia ở 17 Hội đồng TĐG. Cơ cấu và thành phần

hội đồng tự đánh giá đã được các trường áp dụng theo đúng quy định

tại điều 24 của Thông tư số 42. Tuy nhiên, còn 07 hội đồng tự đánh

giá chưa thành lập nhóm công tác và 09 hội đồng không huy động

các lực lượng ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động TĐG.

2.4.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong

KĐCL giáo dục ở các trường tiểu học

Việc xây dựng Kế hoạch TĐG cũng đã được 17/17 trường tiểu

học trong huyện triển khai thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch TĐG của

các trường còn chung chung và mang tính chất đối phó, có những kế

hoạch không phù hợp, thiếu khả thi, chưa có sự đầu tư kĩ lưỡng và

nặng về hình thức.

2.4.3. Thực trạng bố trí nhân sự, chuẩn bị các điều kiện để

tổ chức thực hiện công tác tự đánh giá trong KĐCL giáo dục ở các

trường tiểu học

Thực trạng việc bố trí nhân sự, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thành

viên Hội đồng TĐG ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia

Lai chưa được tốt. Bởi vì qua tìm hiểu cho thấy, các trường đã quan

tâm đến việc phân công công việc cho các thành viên Hội đồng và

các nhóm chuyên trách nhưng hiệu quả không cao. Bên cạnh đó khả

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!