Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho cha mẹ học sinh Tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1272

Quản lý hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho cha mẹ học sinh Tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRUỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Đặng Thị Thanh Thủy

QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC

KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

TRẺ EM CHO CHA MẸ HỌC SINH TIỂU HỌC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Đặng Thị Thanh Thủy

QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC

KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

TRẺ EM CHO CHA MẸ HỌC SINH TIỂU HỌC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS Trần Quốc Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

THÁI NGUYÊN - 2010

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn, tác giả nhận được sự

động viên, khuyến khích và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, các thầy, cô giáo

và các bạn đồng nghiệp.

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến thÇy giáo PGS.TS

Trần Quốc Thành, chủ nhiệm khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm 1

Hà Nội đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tác giả trong quá trình hình thành,

triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Hội đồng Khoa học, Khoa Sau Đại học,

Khoa Tâm lý Giáo dục của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các

thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, tạo điều kiện giúp đỡ của Cục

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Sở Lao

động - Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã

hội các huyện, thị xã, thành phố, Ban Giám hiệu các trường Tiểu học trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin để

hoàn thành luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những

thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý chân thành của của các

thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể áp

dụng trong thực tiễn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thanh Thủy

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CMHS Cha mẹ học sinh

TNTT Tai nạn thương tích

TPT Tổng phụ trách

THCS Trung học cơ sở

CBQL Cán bộ quản lý

CB Cán bộ

CTV Cộng tác viên

NXB Nhà xuất bản

HĐND Hội đồng nhân dân

TNCS Thanh niên Cộng sản

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

UBND Uỷ ban nhân dân

CLB Câu lạc bộ

TB&XH Thương binh và Xã hội

VHTT Văn hoá thể thao

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc

CECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

VIMIS Điều tra chấn thương liên trường Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp mới của đề tài 6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN

THÔNG - GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG TNTT

TRẺ EM CHO CMHS TIỂU HỌC

7

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10

1.2.1 Quản lý và chức năng của quản lý 10

1.2.2 Khái niệm biện pháp và biện pháp quản lý 13

1.2.3 Khái niệm truyền thông 14

1.2.4 Khái niệm giáo dục 15

1.2.5 Khái niệm tai nạn thương tích 16

1.2.6 Phòng chống TNTT trẻ em 17

1.2.7 Khái niệm truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng, chống TNTT 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trẻ em

1.2.8 Khái niệm quản lý hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về

phòng chống TNTT cho CMHS Tiểu học

20

1.3. Hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT

trẻ em.

21

1.3.1 Mục đích truyền thông - giáo dục về phòng chống TNTT trẻ em 21

1.3.2 Chu trình truyền thông - giáo dục 22

1.4 Nội dung quản lý hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về

phòng chống TNTT cho CMHS Tiểu học

25

1.4.1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch 25

1.4.2 Lựa chọn hình thức truyền thông - giáo dục 26

1.4.3 Lựa chọn nội dung truyền thông- giáo dục 29

1.4.4 Quản lý đội ngũ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và tổ chức

lực lượng quản lý và thực hiện công tác truyền thông - giáo dục kiến

thức về phòng chống TNTT trẻ em các cấp

29

1.4.5 Cơ chế phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong quản lý và tổ chức

hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT cho

CMHS Tiểu học

29

1.4.6 Huy động nguồn lực và xã hội hoá công tác truyền thông - giáo dục,

xây dựng chính sách thi đua khen thưởng

30

1.4.7 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt 30

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2. THỰC TRẠNG TNTT TRẺ EM VÀ QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ PHÒNG,

CHỐNG TNTT TRẺ EM CHO CMHS TIỂU HỌC Ở TỈNH QUẢNG

NINH

32

2.1 Khái quát về tình hình địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 32

2.2 Thực trạng TNTT trẻ em và nguyên nhân cơ bản 32

2.2.1 Thực trạng TNTT trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 32

2.2.2 Nguyên nhân cơ bản của TNTT trẻ em 34

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu học trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh

2.3.1 Thực trạng kiến thức của CMHS Tiểu học về phòng, chống

TNTT trẻ em

35

2.3.2 Thực trạng các biện pháp đã thực hiện trong công tác truyền thông -

giáo dục kiến thức về phòng, chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu

học

42

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN

THÔNG - GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG TNTT TRẺ

EM CHO CMHS TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

65

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 65

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 65

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 65

3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 65

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 66

3.2 Các biện pháp cụ thể 66

3.2.1 Kế hoạch hóa công tác truyền thông - giáo dục kiến thức cho CMHS

Tiểu học về phòng chống TNTT trẻ em

66

3.2.2 Lựa chọn nội dung, hình thức và xây dựng các mô hình truyền thông

- giáo dục phù hợp với CMHS sinh Tiểu học

70

3.2.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và tổ chức lực lượng tham gia công tác

truyền thông - giáo dục phòng chống TNTT trẻ em

76

3.2.4 Tăng cường vai trò tham gia quản lý của các ban, ngành, đoàn thể

trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động truyền thông - giáo

dục kiến thức về phòng chống TNTT cho CMHS Tiểu học;

78

3.2.5 Hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý hoạt động truyền thông -

giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu

học

81

3.2.6 Tăng cường nguồn lực và xã hội hoá việc quản lý và tổ chức các

hoạt động truyền thông- giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT

trẻ em cho CMHS Tiểu học

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86

3.4 Tổ chức thẩm định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 87

3.4.1 Quá trình tổ chức thẩm định 87

3.4.2 Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp

88

Tiểu kết chương 3 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

1 Kết luận 92

2 Khuyến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 99

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BÔ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Thống kê tình hình TNTT trẻ em (số trẻ bị TNTT nặng để lại di chứng) 32

2.2 Ý kiến đánh giá của CMHS về các loại TNTT thường xảy ra nhiều nhất

cho trẻ em xếp theo thứ tự

33

2.3 Ý kiến của CMHS Tiểu học về mức độ được truyền thông - giáo dục và

mức độ hiểu biết về phòng chống TNTT trẻ em

37

2.4 Mức độ vận dụng hiểu biết vào việc xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng

chống TNTT trẻ em tại gia đình (theo CMHS Tiểu học)

39

2.5 Nguyên nhân làm hạn chế kiến thức về phòng chống TNTT của CMHS

Tiểu học (theo TPT Đội và CBQL các cấp)

40

2.6 Nguyên nhân làm hạn chế kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em của

CMHS Tiểu học (theo CMHS Tiểu học)

40

2.7 Các hình thức truyền thông - giáo dục phòng chống TNTT trẻ em đã

được triển khai thực hiện (theo TPT Đội và CBQL các cấp)

43

2.8 Các hình thức truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT

trẻ em cho CMHS Tiểu học đã được triển khai thực hiện (theo CMHS

Tiểu học)

44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.9 Mức độ phù hợp của các hình thức truyền thông - giáo dục kiến thức về

phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu học (theo TPT Đội và

CBQL các cấp)

45

2.10 Mức độ phù hợp của các hình thức truyền thông giáo - dục kiến thức về

phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu học (theo CMHS Tiểu học)

46

2.11 So sánh tương quan ý kiến đánh giá của CMHS, TPT Đội và CBQL các

cấp về mức độ phù hợp của các hình thức truyền thông - giáo dục về

phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu học

47

2.12 Mức độ các nội dung kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em đã được

truyền thông giáo dục cho CMHS Tiểu học (theo TPT Đội và CBQL

các cấp )

48

2.13 Mức độ các nội dung kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em đã được

truyền thông - giáo dục cho CMHS Tiểu học (theo CMHS Tiểu học)

49

2.14 Mức độ cần thiết của nội dung kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em

đã được cung cấp cho CMHS Tiểu học (theo TPT Đội và CBQL các

cấp)

50

2.15 Mức độ cần thiết của nội dung kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em

cần truyền thông - giáo dục (theo CMHS Tiểu học)

51

2.16 So sánh đánh giá của TPT Đội, CBQL các cấp và CMHS Tiểu học về

mức độ cần thiết của nội dung kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em

cần truyền thông - giáo dục

53

2.17 Mức độ tham gia tổ chức hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức

về phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu học của các ban, ngành,

đoàn thể (theo TPT Đội và CBQL các cấp)

54

2.18 Mức độ tham gia tổ chức hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức

về phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu học của các ban, ngành,

đoàn thể (theo CMHS Tiểu học)

55

2.19 So sánh đánh giá về mức độ các ban, ngành, đoàn thể tham gia tổ chức

hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT trẻ

em cho CMHS Tiểu học

55

2.20 Mức độ phù hợp của các ban, ngành, đoàn thể tham gia tổ chức hoạt

động truyền thông - giáo dục kiến thức cho CMHS (theo TPT Đội và

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CBQL các cấp)

2.21 Mức độ phù hợp của đơn vị tham gia tổ chức hoạt động truyền thông -

giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em cho CMHS Tiểu học

(theo CMHS Tiểu học)

57

2.22 So sánh về mức độ của các ban, ngành, đoàn thể tham gia tổ chức hoạt

động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT trẻ em

cho CMHS Tiểu học

58

2.23 Mức độ phù hợp của đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực

hiện hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT

trẻ em cho CMHS sinh Tiểu học (theo TPT Đội và CBQL các cấp)

58

2.24 Mức độ phù hợp của đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực

hiện hoạt động truyền thông - giáo dục kiến thức về phòng chống TNTT

trẻ em cho CMHS sinh Tiểu học (theo CMHS Tiểu học)

59

2.26 Mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý (theo TPT Đội và CBQL

các cấp)

62

3.1 Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 88

3.2 Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 90

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

1.1 Sơ đồ về mô hình hoạt động quản lý 12

1.2 Sơ đồ về mối quan hệ của chu trình truyền thông - giáo dục 23

2.1 Biểu đồ về thực trạng trình độ học vấn của CMHS Tiểu học 35

2.2 Biểu đồ về mối quan hệ giữa kinh tế gia đình với sự quan tâm đến

phòng chống TNTT cho trẻ em

36

2.3 Biểu đồ về thứ tự quan niệm ưu tiên trong gia đình 37

2.4 Biểu đồ về mối tương quan giữa học vấn của CMHS với sự hiểu biết về

phòng chống TNTT cho trẻ em

38

2.5 Biểu đồ về các nguyên nhân làm hạn chế kiến thức của CMHS 41

2.6 Nội dung kiến thức phòng chống TNTT trẻ em đã được truyền thông -

giáo dục (theo CMHS Tiểu học)

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.7 Biểu đồ về mức độ cần thiết của nội dung kiến thức về phòng chống

TNTT trẻ em cần truyền thông - giáo dục (theo CMHS Tiểu học)

52

3.1 Sơ đồ chu kỳ truyền thông - giáo dục kiến thức 68

3.2 Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong những năm qua, TNTT đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu

gây tử vong trẻ em dưới 16 tuổi ở Việt Nam. Tại cuộc họp nhóm tư vấn thiên niên

kỷ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã khẳng định "TNTT là một

cản trở ảnh hưởng tới sự phát triển mà Việt Nam đang phải đương đầu". Chiến lược

Quốc gia về phòng chống TNTT giai đoạn 2002 - 2010 cũng đã chỉ rõ "TNTT là

nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tử vong, bệnh tật và khuyết tật ở Việt Nam" [29].

TNTT đòi hỏi các chi phí xã hội và kinh tế lớn, nó trở thành mối đe dọa thực sự đối

với sự phát triển đất nước. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy TNTT có

liên quan rất mật thiết với đói nghèo bởi mức độ chi phí tuyệt đối do TNTT gây ra là

vô cùng lớn, các chi phí hằng năm về kinh tế và y tế toàn cầu cho TNTT ước tính

vượt quá 518 tỷ USD. Nghiên cứu của Ngân hàng Châu Á (ADB) tại Việt Nam cho

rằng mỗi năm Việt Nam mất khoảng 30.000 tỷ đồng cho việc chi phí y tế, các dịch

vụ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, mất khả năng lao động do tử vong, tàn tật

do TNTT gây ra [ 9, trang 335].

Bên cạnh những tổn thất trực tiếp về vật chất, TNTT đã cướp đi tiềm năng lao

động, tiềm năng cuộc sống trước mắt và lâu dài của người bị nạn, ảnh hưởng không

nhỏ đến đời sống hằng ngày của gia đình và xã hội cũng như các nguồn lực đầu tư cho

sự phát triển. Hàng loạt các chi phí lớn liên quan đến việc khắc phục hậu quả do

TNTT gây ra như cấp cứu, chăm sóc, điều trị nội trú, ngoại trú, thuốc men, thiết bị trợ

giúp chỉnh hình, phục hồi chức năng, phương tiện đi lại, hao tổn thời gian, sức lực,

tinh thần của người bệnh và gia đình…Do vậy, gánh nặng về TNTT là một áp lực vô

cùng lớn đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy tác hại của TNTT đối với trẻ em và người

chưa thành niên trong độ tuổi từ 0 - 18 tuổi vô cùng lớn. Điều tra liên trường về đa

chấn thương (VMIS) do Mạng lưới nghiên cứu Y tế công cộng Việt Nam đã ước tính

mỗi năm nước ta có khoảng 1.500.000 trẻ em (trung bình mỗi ngày có khoảng 4.300

trẻ) bị thương tích nguy hiểm tới mức phải đến bệnh viện, các Trung tâm Y tế hoặc

phải nghỉ học ít nhất 01 ngày. Năm 2002, tổ chức này đã tiến hành điều tra và chỉ ra

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!