Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục quận hải châu thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯƠNG THỊ THANH TÂM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG
CHĂM SÓC TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON TƯ THỤC QUẬN HẢI CHÂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ ĐÌNH SƠN
Phản biện 1:
TS. NGUYỄN THANH HÙNG
Phản biện 2:
PGS.TS. TRẦN XUÂN BÁCH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 29
tháng 12 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh
thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình thương yêu và quan tâm đặc biệt
đến công tác NDCS, giáo dục trẻ mầm non. Người nói: “Cái mầm có xanh
thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có
được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập”. Trong
các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nhiệm vụ
NDCS, giáo dục trẻ mầm non là nội dung cơ bản của chiến lược con người,
góp phần tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp chung và có chính sách ưu tiên
phát triển sự nghiệp GDMN.
Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: “GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”. GDMN giúp trẻ
phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền móng cho việc học tập tiếp
theo của trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất của mỗi con người. Vì vậy
tuổi mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời. Trong thời kỳ
vàng đó, tuổi mẫu giáo (từ ba đến sáu tuổi) được xem là giai đoạn có ý
nghĩa đặc biệt đối với trẻ. Đây là giai đoạn mà chất lượng NDCS có ảnh
hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ mầm non.
Trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập
trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu
biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị
hạn chế bởi nhiều yếu tố bên trong và môi trường xung quanh trẻ. Để trẻ
mẫu giáo có thể phát triển lành mạnh đòi hỏi đội ngũ CBQL, GV, NV
các cơ sở giáo dục mầm non phải không ngừng học hỏi, tạo ra một môi
trường mà ở đó các mầm non được nuôi dưỡng với sự tận tụy, tình thương
yêu. Và ở đây cần đến rất nhiều nỗ lực của tập thể sư phạm, cần đến
2
không chỉ tình thương yêu của các cô chăm nuôi trẻ, mà cả những kiến
thức, kinh nghiệm, hiểu biết đội ngũ GV trong nhà trường, đặc biệt là vai
trò quản lý hoạt động NDCS trẻ của hiệu trưởng, CBQL trường mầm non.
Những năm qua, dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân
lực, các trường mầm non tư thục quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã
có nhiều nỗ lực vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, hướng đến đáp ứng mục
tiêu giáo dục của nhà trường. Song, để đạt được hiệu quả cao trong NDCS
trẻ, cần nhiều hơn sự quan tâm của đội ngũ và biện pháp quản lý phù hợp
của lãnh đạo trường.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý
hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục quận Hải
Châu thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
cao học QLGD.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục
quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng nhằm góp phân nâng cao chất lượng
hoạt động này tại địa phương nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư
thục quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã được quan tâm, song
vẫn còn những bất cập, hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý
phù hợp thì khi áp dụng sẽ góp phần cải thiện hoạt động này như mục
tiêu nghiên cứu đặt ra.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NDCS trẻ mẫu
giáo tại các trường mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo
tại các trường mầm non tư thục quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
NDCS trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn nghiên cứu.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
NDCS trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2017 - 2019 và đề xuất các
biện pháp quản lý công tác này của hiệu trưởng các trường cho giai đoạn
2020 - 2025.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa tư liệu
nhằm xác lập cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Vận dụng các phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn, tham
khảo ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm và tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo
tại các nhà trường.
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu thu được
về thực tế hoạt động NDCS trẻ và thực tế quản lý hoạt động này, góp
phần đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả nghiên cứu.
8.Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm
sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non;
4
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng;
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG
CHĂM SÓC TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.3. Quản lý trường mầm non
1.2.4. Hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo
1.2.5. Quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo
1.3. Hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo tại trường
mầm non
1.3.1. Trẻ mẫu giáo và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo
a. Khái niệm chung về trẻ mẫu giáo
b. Đặc điểm phát triển thể chất trẻ mẫu giáo
c. Đặc điểm phát triển nhận thức trẻ mẫu giáo
d. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo
1.3.2. Mục tiêu hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo
1.3.3. Nội dung hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo
1.3.3.1. Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
a. Nguyên tắc chung
5
b. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
c. Tổ chức ăn cho trẻ ăn
1.3.3.2. Hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
1.3.3.3. Hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
a. Vệ sinh thân thể: Vệ sinh da; Vệ sinh mặt mũi; Vệ sinh tay chân;
Vệ sinh răng miệng.
b. Vệ sinh mắt, tai, mũi, họng: Vệ sinh mắt; Các bệnh nhiễm khuẩn
mắt; Phòng cận thị; Vệ sinh tai, mũi, họng.
c. Vệ sinh trang phục, giày dép
1.3.3.4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ
a. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
b. Thực hiện bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn cho trẻ:
*Tạo môi trường an toàn cho trẻ:
*Thực hiện phòng tránh và xử lý ban đầu một số tai nạn:
c. Đối với giáo viên và nhân viên ở trường mầm non
*Chấp hành chế độ vệ sinh cá nhân:
*Khám sức khỏe định kỳ:
1.3.3.5. Hoạt động phát triển kỹ năng tự chăm sóc của trẻ
a. Con đường hình thành kỹ năng tự chăm sóc của trẻ:
b. Kỹ năng tự chăm sóc của trẻ thông qua các hoạt động tự chăm sóc
1.4. Quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo tại
trường mầm non
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu
giáo
1.4.2. Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
1.4.3. Quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
1.4.4. Quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
1.4.5. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn
cho trẻ
1.4.6. Quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tự chăm sóc của trẻ
6
1.4.7. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động nuôi
dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo
1.5.1. Yếu tố thuộc về nhà trường
Hiệu quả quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ chịu ảnh
hưởng bởi:
* Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất
* Đội ngũ giáo viên
* Cán Bộ Quản Lý
1.5.2. Yếu tố thuộc về phụ huynh, cộng đồng
a. Đối với phụ huynh
b. Đối với cộng đồng
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG CHĂM
SÓC TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ
THỤC QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội.
a. Đặc điểm tự nhiên
b. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và giáo dục mầm non
a. Tình hình phát triển chung của ngành
b. Tình hình phát triển giáo dục mầm non
2.2. Khái quát quá trình khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo, thực trạng
7
quản lý hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục
Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
2.2.2. Nội dung khảo sát
*Khảo sát thực trạng hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo
*Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động NDCS trẻ mẫu giáo tại các
trường mầm non
2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát
Đối tượng khảo sát: Trưng cầu ý kiến của 120 CBQL, GV, NV và
120 PHHS về thực trạng quản lý hoạt động NDCS trẻ. Trưng cầu ý kiến
của 60 CBQL, GV lâu năm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động NDCS trẻ.
Địa bàn khảo sát: Tại 30 trường mầm non tư thục tại quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đối tượng khảo sát được
yêu cầu trả lời các câu hỏi. Các mức độ tính theo phần trăm (%) và theo
thang điểm, điểm trung bình được quy ước cụ thể như sau:
Các mức độ Thang điểm quy ước Điểm trung bình
Kém 1 điểm 1 -1,80 điểm
Yếu 2 điểm 1,81 -2,60 điểm
Trung bình 3 điểm 2,61 -3,40 điểm
Khá 4 điểm 3,41 -4,20 điểm
Tốt 5 điểm 4,21 - 5 điểm
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được tiến hành
nhằm làm rõ hơn kết quả thu nhận từ bảng câu hỏi.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các
văn bản, hồ sơ có liên quan đến hoạt động NDCS trẻ tại các trường mầm
non tư thục quận Hải châu.
2.2.5. Tiến trình và thời gian khảo sát
Khảo được tiến hành trong tháng 5 năm 2019.
2.3. Thực trạng hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo
tại các trường mầm non tư thục quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
2.3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ mẫu giáo
8
Bảng 2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ mẫu giáo
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
Đánh giá của
PHHS
ĐTB XH ĐTB XH
1 Xây dựng thực đơn phong phú, phù hợp với độ tuổi, đủ
khẩu phần dinh dưỡng theo quy định.
4,52 2 4,46 3
2 Nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn và chất lượng. 4,20 8 4,0 8
3 Chế biến món ăn ngon, đa dạng đủ 4 nhóm thực
phẩm.
4,40 5 4,48 2
4 Phân chia thức ăn cho trẻ, đảm bảo đủ định lượng
dinh dưỡng.
4,53 1 4,44 4
5 Bếp thiết kế đủ diện tích theo qui định, đúng qui trình
bếp ăn một chiều, đảm bảo ATVSTP.
4,31 7 4,34 6
6 Hoạt động tổ chức bữa ăn thực hiện đúng theo qui
định của trường.
4,42 4 4,38 5
7 Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích nhu cầu ăn
uống của trẻ.
4,38 6 4,20 7
8 Đảm bảo trẻ ăn hết suất, đủ lượng Calo trong ngày
theo quy định ở từng độ tuổi.
4,48 3 4,55 1
4,41 4,35
2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc giấc ngủ trẻ mẫu giáo
Bảng 2.4. Thực trạng hoạt động chăm sóc giấc ngủ trẻ mẫu giáo
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
ĐTB XH
1 Chuẩn bị trước giờ trẻ ngủ 4,52 2
2 Đảm bảo thời gian ngủ của trẻ. 4,58 1
3 Phòng ngủ rộng rãi, yên tĩnh, mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp. 4,12 7
4 Bố trí sắp xếp chỗ nằm phù hợp (trẻ trai, trẻ gái, trẻ khó ngủ), không ảnh
hưởng đến chất lượng giấc ngủ trẻ.
4,30 6
5 Giáo viên có mặt trong lớp, quan sát, sửa tư thế nằm cho trẻ. 4,43 3
6 Đảm bảo giường, gối chăn sạch sẽ, có ký hiệu riêng. 4,32 5
7 Hướng dẫn trẻ vận động sau khi thức giấc 4,38 4
Điểm trung bình 4,37
2.3.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ mẫu giáo
Bảng 2.5. Thực trạng hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ mẫu giáo
STT Nội dung
Đánh giá
của
CBQL,
GV, NV
Đánh giá
của
PHHS
ĐTB XH ĐTB XH
1 Tập cho trẻ có thói quen rửa tay chân sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. 4,52 1 4,25 6
2 Mỗi trẻ có đồ dùng vệ sinh cá nhân có ký hiệu riêng, được giặt
sạch, phơi sấy khô hằng ngày.
4,21 7 4,15 7
3 Tập cho trẻ biết cách lau mặt đúng trình tự, biết khi nào và tại
sao phải luôn giữ mặt sạch sẽ.
4,45 2 4,30 5
4 Tập cho trẻ biết cách tự xì mũi, và giữ gìn vệ sinh tai mũi
họng.
4,30 5 4,44 2
9
5 Tập cho trẻ biết chải răng sau khi ăn, chải răng đúng kỹ thuật,
hiểu tại sao phải giữ vệ sinh răng miệng.
4,25 6 4,34 4
6 Tập cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh mắt, đề phòng cận thị. 4,32 4 4,38 3
7 Tập cho trẻ biết chọn trang phục theo mùa, đội nón, mũ khi ra
ngoài nắng hay thời tiết lạnh.
4,40 3 4,45 1
Điểm trung bình 4,35 4,33
2.3.4. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn
cho trẻ
Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn
cho trẻ mẫu giáo
STT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
Đánh giá của
PHHS
ĐTB XH ĐTB XH
1 Tổ chức cân đo, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. 4,53 1 4,46 2
2 Theo dõi tiêm chủng, phòng tránh các bệnh truyền
nhiễm đối với trẻ.
4,30 6 4,39 4
3 Theo dõi sức khỏe hằng ngày cho trẻ. 4,45 3 4,51 1
4 Cho trẻ vui chơi tắm nắng hằng ngày. 4,28 7 4,37 6
5 Chăm sóc khi trẻ bệnh, xử lý các tình huống xảy ra. 4,46 2 4,00 8
6 Tạo môi trường an toàn, ngăn chặn các hành vi xúc
phạm, ảnh hưởng đến tinh thần, thân thể trẻ.
4,32 5 4,38 5
7 Thực hiện phòng tránh và xử lý ban đầu một số tai nạn
thường gặp ở trẻ.
4,26 8 4,45 3
8 Vệ sinh đồ dùng học tập, đồ chơi, chuẩn bị phòng học
sạch sẽ thoáng khí trước giờ đón trẻ.
4,40 4 4,20 7
Điểm trung bình 4,38 4,35
2.3.5 Thực trạng hoạt động phát triển kỹ năng tự chăm sóc của
trẻ mẫu giáo
Bảng 2.7.Thực trạng hoạt động phát triển KNTCS của trẻ mẫu giáo
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
Đánh giá
của PHHS
ĐTB XH ĐTB XH
1 Hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ bản thân. 4,25 2 2,59 5
2 Hình thành và phát triển kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe, dinh
dưỡng.
4,17 3 4,33 1
3 Hình thành và phát triển kỹ năng thực hiện nếp sống theo giờ
giấc.
4,38 1 2,56 6
4 Hình thành và phát triển kỹ năng tự chăm sóc vệ sinh cá nhân. 3,98 4 4,10 2
5 Hình thành và phát triển kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản
thân.
2,56 6 2,20 7
6 Hình thành và phát triển kỹ năng nhận thức về bản thân. 2,32 7 2,6 4
7 Hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử. 3,20 5 3,5 3
Điểm trung bình 3,55 3,13
Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung phát triển KNTCS trẻ mẫu
10
giáo được CBQL, GV, NV đánh giá mức điểm trung bình chung là 3,55.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục quận Hải Châu, thànhphố
Đà Nẵng.
2.4.1. Thực trạng về thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động nuôi
dưỡng chăm sóc
Bảng 2.8. Thực trạng về thực hiện mục tiêu quản lý
hoạt động NDCS trẻ
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
ĐTB XH
1 Đảm bảo trẻ phát triển hài hòa cân đối đạt các chỉ tiêu theo độ tuổi 4,18 2
2 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý. 4,23 1
3 Thực hiện hiệu quả mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động
NDCS trẻ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
3,32 4
4 Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo chuyên môn liên quan đến
hoạt động NDCS trẻ.
3,36 3
5 Phối hợp tích cực các lực lượng trong các hoạt động để đạt mục tiêu
NDCS trẻ.
3,20 5
Điểm trung bình 3,65
2.4.2. Thực trạng quản lý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ mẫu giáo
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
ĐTB XH
1 Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. 4,29 1
2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng, quản lý định lượng dinh dưỡng 4,22 2
3 Quản lý thực đơnhằng tuần 4,02 5
4 Quản lý tổ chức chăm sóc trước khi ăn, trong bữa và sau khi ăn. 4,16 3
5 Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm 4,06 4
6 Quản lý việc tiếp nhận thực phẩmtheo qui trình 3,32 8
7 Quản lý giám sát, hỗ trợ GV thực hiện kê hoạch chăm sóc dinh dưỡng
hằng ngày/ tuần/ tháng.
3,29 9
8 Tổ chức bồi dưỡng CBQL, GV, NV về kiến thức, kỹ năng chăm sóc
dinh dưỡng cho trẻ.
3,57 6
9 Tổ chức tuyên truyền kiến thức khoa học về chăm sóc dinh dưỡng cho
phụ huynh và cộng đồng.
3,10 11
10 Quản lý đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc dinh
dưỡng cho trẻ.
3,15 10
11 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động NDCS dinh dưỡng cho
trẻ.
3,36 7
Điểm trung bình 3,68
11
Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý chăm sóc dinh dưỡng được đánh
giá ở mức trung bình chung các nội dung là 3,36 điểm.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
mẫu giáo
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
mẫu giáo
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
ĐTB XH
1 Xây dựng kế hoạch chăm sóc giấc ngủ cho trẻ theo độ tuổi. 4,19 2
2 Quản lý phòng ngủ đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ. 4,22 1
3 Quản lý giám sát, hỗ trợ GV chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. 4,04 3
4 Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL, GV, NV về
chuyên đề chăm sóc giấc ngủ.
3,56 5
5 Tổ chức tuyên truyền kiến thức khoa học về chăm sóc giấc ngủ cho
phụ huynh và cộng đồng.
2,34 8
6 Quản lý đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc giấc
ngủ cho trẻ.
3,35 6
7 Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động NDCS giấc ngủ
của trẻ.
3,69 4
8 Động viên, khuyến khích, khen thưởng GV, NV kịp thời. 2,84 7
Điểm trung bình 3,53
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
ĐTB XH
1 Xây dựng kế hoạch chăm sóc vệ sinh cho trẻ. 4,23 1
2 Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV, NV về kỹ năng chăm sóc
vệ sinh cho trẻ.
3,24 6
3 Giám sát, hỗ trợ GV thực hiện kế hoạch chăm sóc vệ sinh cho trẻ. 3,31 5
4 Quản lý, mua sắm và cung cấp đủ đồ dùng vệ sinh 3,36 4
5 Định kỳ vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi 3,93 2
6 Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh
của trẻ.
2,89 7
7 Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học về chăm sóc vệ sinh, công
tác phòng bệnh.
3,87 3
Điểm trung bình 3,54
Qua khảo sát cho thấy, quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ
được đánh giá ở mức trung bình chung là 3,54 điểm.
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo
an toàn cho trẻ
12
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe,
đảm bảo an toàn cho trẻ
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
ĐTB XH
1 Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ. 4,05 2
2 Tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL, GV, NV về kỹ
năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
3,41 7
3 Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ.
3,21 9
4 Tổ chức cân đo, khám sức khỏe định kỳ, theo dõi lịch tiêm chủng cho
100% cho trẻ.
4,36 1
5 Chỉ đạo Cán bộ y tế phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, GV thực hiện các biện
pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì
3,82 4
6 Quản lý các hoạt động đón, trả trẻ, dã ngoại ngoài lớp học. 3,29 8
7 Chỉ đạo phối hợp cùng y tế địa phương tổ chức tiêm chủng phòng chống
dịch bệnh.
2,87 10
8 Chỉ đạo vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi, phòng ngừa các bệnh truyền
nhiễm cho trẻ.
3,74 6
9 Chỉ đạo kiểm tra an toàn môi trường xung quanh: khu vui chơi, đồ dùng
đồ chơi, môi trường lớp học
3,78 5
10 Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho trẻ
3,95 3
Điểm trung bình 3,65
2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tự chăm
sóc của trẻ
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển kỹ năng tự chăm
sóc
TT Nội dung
Đánh giá của
CBQL, GV, NV
ĐTB XH
1 Xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển KNTCS của trẻ 4,12 1
2 Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ về KNTCS trẻ. 3,43 2
3 Quản lý CSVC, phương tiện phục vụ hoạt động phát triển
KNTCS của trẻ.
3,25 4
4 Tổ chức, hướng dẫn, giáo dục các KNTCS cho trẻ theo độ tuổi 3,06 5
5 Triển khai các phương pháp khác nhau để rèn luyện các KNTCS
của trẻ
2,82 6
6 Tổ chức kiểm tra đánh giá KNTCS của trẻ và chia sẻ kinh nghiệm
phát triển KNTCS của trẻ.
2,29 7
7 Tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức khoa học về phát triển
KNTCS của trẻ cho phụ huynh và cộng đồng.
3,38 3
Điểm trung bình 3,19
2.4.7. Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội trong nuôi dưỡng chăm sóc trẻ