Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
8.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1768

Quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ BÍCH HƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP

CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ BÍCH HƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP

CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH YÊN

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả

nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào

khác.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Bích Hường

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong hơn hai năm học tập, nghiên cứu chương trình cao học tại trường

Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều kiến

thức mới, những kinh nghiệm quý báu, là hành trang cho chúng tôi tiếp tục thực

hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Luận văn này là một phần kết quả quan trọng trong quá trình đào tạo cao

học. Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám

hiệu trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các giảng viên trong và

ngoài khoa Tâm lý giáo dục đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Đình Yên - người đã hướng dẫn tôi

trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa

học quản lý giáo dục cũng như giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình và

bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm

vụ học tập trong suốt thời gian qua.

Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình làm luận văn, song không

thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý

và giúp đỡ quý báu của các quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Bích Hường

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI....................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2

5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3

8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.........6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới......................................................................6

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................10

1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................15

1.2.1. Khái niệm quản lý....................................................................................15

1.2.2. Khái niệm về hoạt động khởi nghiệp ......................................................16

1.2.3. Quản lý hoạt động khởi nghiệp ...............................................................17

1.3. Những vấn đề cơ bản về hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên...............18

1.3.1.Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên..........................................................18

1.3.2. Mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên

trường Đại học...................................................................................................21

iv

1.3.3. Vai trò của hoạt động khởi nghiệp trong trường Đại học .......................24

1.3.4. Các chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạotrong

hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên .......................................................................27

1.4. Nội dung của công tác quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở

các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên................................................33

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ở trường Đại học ...35

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động khởi nghiệp cho SV trường đại học .........36

1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động khởi nghiệp cho SV trường đại học..........37

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động khởi nghiệp cho sinh

viên ở các trường đại học...................................................................................38

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên

trường đại học....................................................................................................38

1.5.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................38

1.5.2. Các yếu tố chủ quan.................................................................................40

Kết luận Chương 1.............................................................................................42

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP

CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC

THÁI NGUYÊN...............................................................................................43

2.1. Giới thiệu tổng quan về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động khởi

nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ..........43

2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát..................................................................43

2.1.2. Tổ chức khảo sát......................................................................................47

2.1.3. Nội dung khảo sát....................................................................................47

2.1.4. Đối tượng khảo sát...................................................................................47

2.1.5. Phương pháp khảo sát..............................................................................48

2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động khởi nghiệp của sinh viên ở các trường

đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ..................................................................48

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về mục tiêu và ý

nghĩatổ chức hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học thuộc

ĐHTN ................................................................................................................48

v

2.2.2. Thực trạng nội dung quản lý các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên

các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên................................................51

2.3. Thực trạng quản lý các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên các trường

đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ..................................................................53

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý các hoạt động khởi nghiệp của sinh

viên các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên........................................53

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch các hoạt động khởi nghiệp của

sinh viên các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ................................55

2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo quản lý các hoạt động khởi nghiệp của

sinh viên các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ................................58

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động khởi nghiệp của sinh

viên các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên........................................60

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động khởi

nghiệp cho sinh viên của các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.......61

2.4.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................61

2.4.2. Các yếu tố chủ quan.................................................................................62

2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ......................................................63

2.5.1. Những ưu điểm........................................................................................63

2.5.2. Những hạn chế, thiếu sót .........................................................................64

2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế.........................................................................65

Kết luận Chương 2.............................................................................................67

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP

CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC

THÁI NGUYÊN...............................................................................................68

3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp........................................................68

3.1.1. Nguyên tắc pháp lý và đảm bảo tính mục đích xã hội ............................68

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................68

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và toàn diện .......................................69

3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động khởi nghiệp

cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.........................69

vi

3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng

viên, sinh viên về tầm quan trọng hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên ..........69

3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Hỗ trợ và đào tạo cho cán bộ, giảng viên và sinh

viên về vấn đề khởi nghiệp................................................................................71

3.2.3. Nhóm giải pháp 3: Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp ..........74

3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Xây dựng các chính sách hỗ trợ các hoạt động

khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ....76

3.2.5. Nhóm giải pháp 5: Hoàn thiện cơ chế phối hợp các lực lượng;Tăng

cường giám sát, kiểm tra đánh giá, tổng kết công tác quản lý hoạt động khởi

nghiệp cho SV của các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ................79

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp .......................................................................82

3.3.1. Mục tiêu...................................................................................................82

3.3.2. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát ...........................................82

3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm...........................................................................82

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................83

Kết luận Chương 3.............................................................................................86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................88

1. Kết luận..........................................................................................................88

2. Khuyến nghị...................................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................91

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

STT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

1 Cán bộ quản lý CBQL

2 Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CNH- HĐH

3 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ĐTNCSHCM

4 Hoạt động khởi nghiệp HĐKN

5 Khởi nghiệp KN

5 Phụ lục PL

7 Quản lý QL

8 Quản lý giáo dục QLGD

9 Sinh viên SV

10 Thành phố Thái Nguyên TPTN

11 Ủy ban nhân dân UBND

12 Xã hội XH

13 Xã hội chủ nghĩa XHCN

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về mục tiêuvà ý nghĩa

tổ chức hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại

họcthuộc Đại học Thái Nguyên.........................................................49

Bảng 2.2. Nhận thức của sinh viên về mục tiêuvà ý nghĩa tổ chức hoạt

động khởi nghiệp cho SV các trường Đại học thuộc ĐHTN............50

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV vềnội dung hoạt động khởi nghiệp của

sinh viên.............................................................................................51

Bảng 2.4. Đánh giá của sinh viên vềnội dung hoạt động khởi nghiệp của

sinh viên.............................................................................................52

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV vềXây dựng kế hoạch hoạt động

khởi nghiệp cho sinh viên .................................................................53

Bảng 2.6. Đánh giá của sinh viên vềXây dựng kế hoạch hoạt động khởi

nghiệp cho sinh viên..........................................................................54

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV vềTổ chức thực hiện kế hoạch hoạt

động khởi nghiệp cho sinh viên ........................................................56

Bảng 2.8. Đánh giá của sinh viên vềTổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động

khởi nghiệp cho sinh viên .................................................................57

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV vềChỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt

động khởi nghiệp cho sinh viên ........................................................59

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về Công tác kiểm tra đánh giáthực

hiện kế hoạch hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên .........................60

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp đề xuất...........................84

Bảng 3.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất .................85

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp............................... 25

Hình 3.1. Mô hình đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khởi nghiệp sáng tạo .... 80

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự, kinh tế

của đất nước. Bài học khởi nghiệp ở Việt Nam đang là vấn đề được Đảng và Nhà

nước đặc biệt quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định “Khởi nghiệp là

một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Ngược lại, người

dân, đặc biệt là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế càng năng động,

chất lượng nguồn nhân lực được rèn luyện, nâng cao”.

Với mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp, đến năm 2020 Việt Nam phải

có 1 triệu doanh nghiệp, việc thúc đẩy các hoạt khởi nghiệp đã được đặc biệt chú

ý trong những năm gần đây. Nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ

trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp trong sinh viên, Thủ tướng Chính

phủ đã phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025.

Đề án nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị

các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên tại trường ĐH, CĐ góp phần

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo môi trường thuận lợi để sinh viên hình

thành và biến các ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, góp phần tạo việc làm

cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Từ đó đặt ra cho mỗi trường Đại học một thách

thức mới về công tác quản lý các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên khi

còn đang học tập tại mỗi nhà trường.

Tuy nhiên, các hoạt động khởi nghiệp của các đơn vị của Đại học Thái

Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

từ nguồn xã hội hóa chưa đạt kết quả cao; Các ý tưởng khởi nghiệp mới chỉ gắn

với đặc thù riêng; Công tác thông tin truyền thông chưa thực sự đi vào chiều sâu;

Các ý tưởng, dự án khởi nghiệp chưa được triển khai thực tế cũng như chưa được

giới thiệu với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc nhiều thầy cô giáo và sinh viên

còn hiểu chưa rõ về các đề án, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của Đảng, Nhà

nước, các Bộ ngành liên quan hay sinh viên còn yếu về các kỹ năng mềm, chưa

được đào tạo về kỹ năng khởi nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!