Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông việt-hàn - đại học đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI VĂN CƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2023
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI VĂN CƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 81 40 114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Chuẩn
Đà Nẵng - Năm 2023
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................. ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ................................................................................2
3.1. Khách thể nghiên cứu: ......................................................................................2
3.2. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.....................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận............................................................3
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.........................................................3
7.3. Phương pháp thống kê toán học........................................................................4
8. Ý nghĩa khoa học của đề tài.........................................................................................4
8.1. Ý nghĩa lý luận..................................................................................................4
8.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................4
9. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH
VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC......................................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...................................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài...............................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................7
1.2. Các khái niệm chính của đề tài...............................................................................10
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường............................................10
1.2.2. Hoạt động hỗ trợ sinh viên...........................................................................15
1.2.3. Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên..............................................................16
1.3. Hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường đại học .........................................................16
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường đại học .............16
1.3.2. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường đại học .......................................17
1.4. Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường đại học ..........................................18
1.4.1. Quản lý công tác tư vấn học tập cho sinh viên ............................................18
1.4.2. Quản lý công tác tư vấn hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ...19
v
1.4.3. Quản lý công tác tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên..............20
1.4.4. Quản lý công tác hỗ trợ tài chính cho sinh viên...........................................21
1.4.5. Quản lý công tác hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên............................................22
1.4.6. Tổ chức, quản lý các dịch vụ sinh viên........................................................23
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh viên ở trường đại học .........23
1.5.1. Yếu tố chủ quan ...........................................................................................23
1.5.2. Yếu tố khách quan........................................................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................................27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT-HÀN - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG...........................................................................29
2.1. Khái quát quá trình khảo sát...................................................................................29
2.1.1. Mục tiêu khảo sát .........................................................................................29
2.1.2. Nội dung khảo sát.........................................................................................29
2.1.3. Đối tượng khảo sát .......................................................................................29
2.1.4. Phương pháp khảo sát ..................................................................................29
2.1.5. Xử lý kết quả khảo sá...................................................................................30
2.2. Giới thiệu chung về trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Việt-Hàn - Đại học Đà Nẵng .........................................................................................30
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................30
2.2.2. Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục..................................30
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ......................................................31
2.2.4. Cơ sở vật chất của trường ............................................................................32
2.2.5. Đội ngũ cán bộ - giảng viên .........................................................................33
2.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông Việt-Hàn - Đại học Đà Nẵng ..................................................................33
2.3.1. Thực trạng công tác tư vấn học tập cho sinh viên........................................33
2.3.3. Thực trạng công tác tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.........38
2.3.4. Thực trạng công tác hỗ trợ tài chính cho sinh viên......................................40
2.3.5. Thực trạng công tác hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên .......................................42
2.3.6. Thực trạng tổ chức, quản lý các dịch vụ sinh viên.......................................43
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn - Đại học Đà Nẵng ............................................47
2.4.1. Thực trạng quản lý công tác tư vấn, hỗ trợ học tập cho sinh viên ...............47
2.4.2. Thực trạng quản lý công tác tư vấn hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh
viên.........................................................................................................................53
vi
2.4.3. Thực trạng quản lý công tác tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên
................................................................................................................................56
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác hỗ trợ tài chính cho sinh viên.........................59
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác hỗ trợ đặc biệt cho sinh viên ..........................62
2.4.6. Thực trạng quản lý các dịch vụ sinh viên ....................................................65
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn - Đại học Đà Nẵng ..........68
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn - Đại học Đà Nẵng .........................69
2.6.1. Ưu điểm........................................................................................................69
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ..............................................................................70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................................71
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT-HÀN - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG...........................................................................73
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý.............................................................73
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ..................................................................................73
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa ...................................................................................73
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi....................................................................................74
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................................74
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Thông
tin và Truyền thông Việt-Hàn - Đại học Đà Nẵng........................................................75
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân
viên và sinh viên về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sinh
viên.........................................................................................................................75
3.2.2. Xây dựng đội ngũ tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên thật chuyên nghiệp
phù hợp sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường...........................................................76
3.2.3. Tổ chức Trung tâm quan hệ doanh nghiệp và Tư vấn, hỗ trợ sinh viên để đổi
mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên ...............................78
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi sự tiến bộ của sinh viên. .................81
3.2.5. Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để nâng cao
hiệu quả hoạt động tư vấn hỗ trợ sinh viên phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà
trường .....................................................................................................................82
3.2.6. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động hỗ trợ
sinh viên .................................................................................................................84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................................86
vii
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động hỗ trợ đã đề xuất....................................................................................................87
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.................................................................................87
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm.................................................................................87
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm...........................................................................87
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp........88
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................91
1. Kết luận ......................................................................................................................91
2. Khuyến nghị...............................................................................................................91
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.....................................................................91
2.2. Đối với Đại học Đà Nẵng................................................................................92
2.3. Đối với Trường Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Việt - Hàn...............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................93
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CBQL Cán bộ quản lý
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
ĐHĐN Đại học Đà Nẵng
ĐTB Điểm trung bình
GDĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giảng viên
CV Chuyên viên
NXB Nhà xuất bản
SV Sinh viên
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Đánh giá công tác tư vấn, hỗ trợ học tập cho SV 33-34
2 Bảng 2.2
Đánh giá công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm
cho SV
36-37
3 Bảng 2.3
Đánh giá về công tác tư vấn tâm lý và chăm sóc sức
khỏe cho SV
38-39
4 Bảng 2.4 Đánh giá về công tác hỗ trợ tài chính cho SV 40-41
5 Bảng 2.5 Đánh giá về hoạt động hỗ trợ đặc biệt cho SV 42-43
6 Bảng 2.6 Đánh giá về các dịch vụ SV của trường 44
7 Bảng 2.7
Đánh giá của bạn về CSVC, trang thiết bị phục vụ
công tác hỗ trợ cho SV
45-46
8 Bảng 2.8
Mức độ cần thiết của việc tổ chức quản lý hoạt động
hỗ trợ SV
47
9 Bảng 2.9
Tầm quan trọng của việc tổ chức quản lý hoạt động
hỗ trợ SV
48
10 Bảng 2.10a
Đánh giá mức độ thực hiện của quản lý hoạt động tư
vấn, hỗ trợ học tập cho SV
49-50
11 Bảng 2.10b
Đánh giá mức độ hiệu quả của quản lý hoạt động tư
vấn, hỗ trợ học tập cho SV
51-52
12 Bảng 2.11a
Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động hướng nghiệp
và tư vấn việc làm cho SV
53-54
13 Bảng 2.11b
Đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động hướng nghiệp
và tư vấn việc làm cho SV
55
14 Bảng 2.12a
Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý
và chăm sóc sức khỏe cho SV
56-57
15 Bảng 2.12b:
Đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý
và chăm sóc sức khỏe cho SV
58
16 Bảng 2.13a
Đánh giá mức độ thực hiện quản lý hoạt động hỗ trợ
tài chính cho SV
59-60
17 Bảng 2.13b:
Đánh giá mức độ hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ
tài chính cho SV
60-61
18 Bảng 2.14a
Đánh giá mức độ thực hiện quản lý hoạt động hỗ trợ
đặc biệt cho SV
62-63
x
STT Số hiệu Tên bảng Trang
19 Bảng 2.14b
Đánh giá mức độ hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ
đặc biệt cho SV
64
20 Bảng 2.15a Đánh giá mức độ thực hiện quản lý các dịch vụ SV 65-66
21 Bảng 2.15b Đánh giá mức độ hiệu quả quản lý các dịch vụ SV 67
22 Bảng 2.16
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
hỗ trợ SV
68-69
23 Bảng 3.1
Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản
lý hoạt động hỗ trợ SV
88
24 Bảng 3.2
Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động hỗ trợ SV
89
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi
mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện
đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo
dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề
nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến
của thế giới.” [4] Theo đó, các trường đại học có sứ mệnh đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng
và tạo điều kiện cho SV phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng
cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống
có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính là vấn đề
cần phải đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nguồn lực con người.
Những năm qua, trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, giao lưu, hợp tác
quốc tế, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tận dụng
được tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành xây dựng đất nước, phát huy
những tác dụng tích cực của cơ chế thị trường để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Giáo dục đại học từng bước được
tăng cường tự chủ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học nên hệ thống đào tạo đại học
phát triển mạnh. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng
bước hiện đại hóa. Số lượng SV tăng nhanh, chất lượng giáo dục đại học có tiến bộ. Tuy
nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục như xuất
hiện các hiện tượng suy thoái đạo đức, có lối sống thực dụng… thêm vào đó sự du nhập
văn hóa cũng làm ảnh hưởng đến SV. Sinh viên là đối tượng chưa có đủ sự chín chắn
trong suy nghĩ, hành động, nhất là trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Mặt khác,
do nhạy cảm, thích khám phá những điều mới lạ nhưng lại thiếu kinh nghiệm, kỹ năng
sống nên bên cạnh những mặt tốt, SV rất dễ tiếp nhận những nét văn hóa không phù hợp
với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với thuần phong mỹ tục,
nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Sự phát triển công nghệ khiến cho
một bộ phận không nhỏ SV dễ dàng tiếp cận với những trào lưu, lối sống thực dụng,
sống gấp… Sinh viên cần được chia sẻ, được thông cảm và giải đáp các thắc mắc, nhưng
những hoạt động hỗ trợ lại chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tế cho thấy những kiến thức và
kỹ năng mà SV được học trong nhà trường vẫn chưa đủ để SV tự tin khi bước vào cuộc
sống nghề nghiệp, SV ra trường thiếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc dẫn tới tỷ lệ thất
nghiệp đối với SV mới ra trường khá cao. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã khẳng
định:“Hệ thống GDĐT thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo
dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu
2
khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường lao động; chưa chú trọng đúng
mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”[4]. Chính vì vậy, SV đại học
rất cần hỗ trợ về nhiều mặt trong quá trình học tập ở trường và việc tổ chức các hoạt
động hỗ trợ cho SV trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban
hành Quy chế công tác SV đối với chương trình đào tạo đại học chính quy đã xác định
nhiệm vụ hoạt động hỗ trợ SV có vai trò và vị trí đặc biệt trong việc đảm bảo cho SV có
môi trường thuận lợi trong học tập và rèn luyện bản thân, thông qua các hoạt động hỗ trợ
giúp SV thích ứng được môi trường, phương pháp học tập đại học, ngoài ra hoạt động hỗ
trợ còn trang bị cho SV các kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được các yêu cầu của thị
trường lao động hiện nay. Giúp cho SV khi tốt nghiệp ra trường được trang bị đầy đủ
kiến thức, kỹ năng để hòa nhập tốt các điều kiện xã hội hiện nay.
Trong những năm qua, nhận thức được việc cần thiết phải tổ chức các hoạt động hỗ
trợ SV nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, trường Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông Việt-Hàn thuộc ĐHĐN đã bước đầu triển khai thực hiện công tác này và
đem lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19
kéo dài từ năm 2020 đến nay, nhà trường mới được thành lập đi vào hoạt động đào tạo
chưa hoàn thiện được hệ thống văn bản quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các đơn
vị nên việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho SV còn nhiều bất cập, hạn chế, lúng túng
trong quá trình triển khai, chưa thực hiện một cách đồng bộ vẫn còn thực hiện chồng
chéo các nội dung hỗ trợ cho SV tại các đơn vị dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ
cho SV vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa thực sự đáp ứng được nhu
cầu, nguyện vọng chính đáng của SV.
Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn hoạt động hỗ trợ SV đặt ra cho những
người làm công tác quản lý SV của trường phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp
phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường để tổ chức tốt nhất hoạt động hỗ trợ cho
SV, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và thương hiệu của nhà trường,
giúp cho SV có những trải nghiệm tốt đẹp nhất trong suốt thời gian học tập tại trường. Vì
vậy học viên đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn - Đại học Đà Nẵng” để nghiên cứu
làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ
SV, đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết, khả thi nâng cao chất lượng quản lý hoạt động hỗ
trợ SV tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn - ĐHĐN.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động hỗ trợ SV tại trường đại học.