Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
141
Kích thước
8.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1839

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÂM BÍCH LINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẪU GIÁO

THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, Năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÂM BÍCH LINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẪU GIÁO

THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 81.40.114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ MỸ DUNG

Đà Nẵng, Năm 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

của TS. Lê Mỹ Dung; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là

trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Họ và tên tác giả

Lâm Bích Linh

ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

- Tên đề tài: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ

TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

- Ngành đào tạo: Quản lý giáo dục

- Họ và tên học viên: LÂM BÍCH LINH

- Người hướng dẫn khoa học: LÊ MỸ DUNG

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Tóm tắt

Quản lý giáo dục thể chất là vừa là nhiệm vụ, vừa là nhu cầu tất yếu của sự

nghiệp giáo dục của đất nước. Quản lý giáo dục thể chất có tính đặc thù so với quản lý

các hình thức giáo dục khác, đó là phát triển thể trạng và sức khỏe (sức khỏe thể chất

và sức khỏe tinh thần). Vì vậy đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại

các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” có giá trị thực tiễn cao đối với

nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục mẫu giáo hiện nay.

Trải qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, tác giả luận văn đã làm rõ những vấn

đề lý thuyết và thực tiễn về công tác giáo dục và quản lý giáo dục thể chất cho trẻ mẫu

giáo. Khái quát được một cách tương đối đầy đủ và sát thực về tình hình, kinh tế -

chính trị, văn hóa - xã hội, tình hình giáo dục mầm non tại thị xã Điện Bàn.

Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MG trên

địa bàn thị xã Điện Bàn nhìn chung đạt mức khá, trong đó tất cả các nội dung của công

tác này như: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức, các điều kiện, công tác

kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi được thực hiện ở mức độ rất

thường xuyên và thường xuyên. Mặc dù mức độ thực hiện và kết quả đạt được giữa

các vấn đề khác nhau là không đồng đều nhưng thực trạng này là điều dễ hiểu vì tác

động của những yếu tố chủ quan và khách quan của hoạt động giáo dục. Công tác quản

lý giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường MG trên địa bàn thị xã

Điện Bàn có mức độ thực hiện và kết quả đạt được cao hơn so với công tác giáo dục

thể chất. Nhìn chung, hiện nay công tác này đã đạt kết quả loại tốt với mức độ thực

hiện là rất thường xuyên.

Căn cứ thực trạng, tác giả luận văn đề xuất 05 biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan

trọng của quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi;

- Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục thể

chất cho trẻ 5-6 tuổi;

- Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực;

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm

nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi;

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-

6 tuổi.

iii

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng đối

với công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi nói riêng đối với cán bộ quản lý tại các trường mẫu giáo trên địa bàn thị xã

Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và cả nước. Đây là một tài liệu cần thiết trong thực tiễn

công tác quản lý giáo dục, cũng như các nghiên cứu trong hoạt động này

Từ khóa: Quản lý, giáo dục thể chất, mẫu giáo, cán bộ quản lý, giáo viên mẫu giáo.

Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học Ngƣời thực hiện đề tài

Lê Mỹ Dung Lâm Bích Linh

iv

THE DOCTOR INFORMATION DISCUSSION PROFILE

- Subject name: MANAGEMENT OF PHYSICAL EDUCATIONAL

ACTIVITIES FOR CHILDREN AT KINDERGARTENS IN DIEN BAN TOWN -

QUANGNAM PROVINCE

- Training major: Educational management

- Name of postgraduate: LÂM BÍCH LINH

- Name of sciencific supervisor: LÊ MỸ DUNG

- Educational institution : Da Nang University of Education

Summary

Managing physical education is both a task and an indispensable need of the

country's educational career. Managing physical education is unique compared to

managing other forms of education, which is physical development and health

(physical and mental health). Therefore, the topic: "Managing physical education

activities for children at kindergartens in Dien Ban town, Quang Nam province" has

high practical value for the task of improving the quality of preschool education today.

Through serious research, the author has clarified theoretical and practical

issues about education and physical education management for preschoolers.

Generalizing fairly and truthfully about the situation, economy - politics, culture -

society, the situation of preschool education in Dien Ban town.

The reality of physical education for preschool children aged 5-6 at MG

schools in Dien Ban town is generally quite good, in which all the contents of this

work such as goals, content, Methods and forms, conditions, tests and assessments of

physical education for children aged 5-6 are conducted at a very regular and regular

basis. Although the level of performance and results achieved among different issues

is uneven, this situation is understandable due to the impact of the subjective and

objective factors of educational activities. The management of physical education for

preschool children 5-6 years old at MG schools in Dien Ban town has a higher level of

implementation and results than physical education. In general, this work now has

achieved good results with the level of implementation is very often.

Based on the current situation, the author proposes the following 5 measures:

- Awareness raising of managers, teachers and parents about the importance

of managing physical education activities for children 5-6 years old;

- Fostering teachers on the content, form and method of physical education

for children 5-6 years old;

- Build an environment for children to be active;

- Implement well the propaganda, coordination with young parents to improve

the quality of physical education activities for children 5-6 years old;

- Strengthen the inspection and evaluation of physical education activities for

children 5-6 years old.

The research results of the project have important scientific and practical

v

significance for the management of education in general and management of physical

education for preschool children 5-6 years old in particular for managers. at

kindergartens in Dien Ban town, Quang Nam province and the whole country. This is

a necessary document in the practice of educational management, as well as research

in this activity

Keywords: Management, physical education, kindergarten, managers,

kindergarten teachers.

Confirm of sciencific supervisor

Lê Mỹ Dung

Postgraduate

Lâm Bích Linh

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

TÓM TẮT .................................................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................x

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... xi

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3

8. Cấu trúc của đề tài.................................................................................................4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO ..........................................................................5

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho

trẻ mẫu giáo .....................................................................................................................5

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................5

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................6

1.2. Các khái niệm chính của đề tài.................................................................................9

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường...............................................9

1.2.2. Giáo dục và giáo dục thể chất.......................................................................12

1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.................................14

1.3. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .......................................................15

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.........................15

1.3.2. Nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo........................16

1.3.3. Phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .......19

1.3.4. Các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ........................................21

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo................22

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại các trường mẫu giáo ...................23

1.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...........23

1.4.2. Quản lý nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ...........25

vii

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu

giáo ................................................................................................................................26

1.4.4. Quản lý các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .............................27

1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ

mẫu giáo ........................................................................................................................28

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................30

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ

CHẤT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ

ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM.............................................................................31

2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng ....................................................31

2.1.1. Mục tiêu khảo sát..........................................................................................31

2.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................31

2.1.3. Khách thể khảo sát và mẫu khảo sát.............................................................31

2.1.4. Quy trình khảo sát.........................................................................................31

2.1.5. Phương pháp khảo sát...................................................................................31

2.2. Khái quát tình hình kinh tế chính trị - văn hóa xã hội và giáo dục của thị xã

Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ...........................................................................................32

2.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị của thị xã Điện Bàn .........................................32

2.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội của thị xã Điện Bàn ...........................................34

2.2.3. Tình hình giáo dục mẫu giáo của thị xã Điện Bàn........................................35

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mẫu

giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .........................................................................37

2.3.1. Thực trạng mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.........37

2.3.2. Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ........40

2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ

5-6 tuổi...........................................................................................................................42

2.3.4. Thực trạng các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.........................44

2.3.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho

trẻ 5-6 tuổi .....................................................................................................................47

2.4. Thực trạng quản lý hoạt giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu

giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .........................................................................49

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................49

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................50

viii

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất

cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................................................52

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi............53

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể

chất cho trẻ 5-6 tuổi.......................................................................................................55

2.5. Đánh giá chung.......................................................................................................57

2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................57

2.5.2. Tồn tại và hạn chế .........................................................................................58

2.5.3. Nguyên nhân .................................................................................................59

Tiểu kết Chương 2.........................................................................................................60

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN

BÀNTỈNH QUẢNG NAM..........................................................................................61

3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp ...............................................................61

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi .........61

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...............................................................62

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học...............................................................62

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................62

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................63

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các

trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam......................................................63

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm

quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi..........................63

3.2.2. Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức giáo

dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ........................................................................................66

3.2.3. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực .........................69

3.2.4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ

nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi....................71

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho

trẻ 5-6 tuổi .....................................................................................................................74

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................75

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm..................................................................................75

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ................................................................................76

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm..................................................................................76

3.3.4. Tiến trình khảo nghiệm.................................................................................76

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm.............................77

ix

Tiểu kết Chương 3.........................................................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................83

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 CB Cán bộ quản lý

2 CT Công tác

3 GD-ĐT Giáo dục- Đào tạo

4 GV Giáo viên

5 MG Mẫu giáo

xi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục

thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi 38

2.2.

Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục thể chất

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

41

2.3.

Mức độ và kết quả thực hiện các phương pháp và hình thức giáo

dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 43

2.4.

Kết quả đánh giá thực trạng các điều kiện giáo dục thể chất cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 45

2.5.

Kết quả đánh giá thực trạng hiện có về các điều kiện giáo dục

thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 46

2.6.

Mức độ và kết quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá giáo

dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

47

2.7.

Bảng đánh giá kết quả thực hiện công tác giáo dục thể chất cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

48

2.8.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý

mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

49

2.9.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý nội

dung giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

51

2.10.

Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý phương pháp, hình

thức giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

52

2.11.

Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý các điều kiện giáo

dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

53

2.12.

Mức độ và kết quả thực hiện quản lý công tác kiểm tra, đánh giá

giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

55

2.13.

Kết quả thực hiện công tác quản lý giáo dục thể chất cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi

57

2.14.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến

hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho

trẻ 5-6 tuổi

59

3.1.

Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

77

3.2.

Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

78

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc sống con người là sự kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống

tinh thần. Đời sống vật chất là cơ sở, nền tảng của đời sống tinh thần. Trên cơ sở đó

giáo dục cũng tập trung vào hai nội dung quan trọng là giáo dục thể chất và giáo dục

đạo đức - kiến thức. Do đặc điểm lứa tuổi của trẻ mẫu giáo mà hoạt động giáo dục thể

chất có vai trò đặc biệt quan trọng. Sức khỏe của các cháu có vai trò là cơ sở, là nền

tảng trong quá trình hình thành nhân cách, đạo đức cũng như quá trình tiếp thu các

kiến thức tự nhiên và xã hội.

Giáo dục thể chất có nhiệm vụ giúp cho con người biết cách rèn luyện và duy

trì sức khỏe cho chính bản thân mình. Trên cơ sở đó phát huy tối đa các năng lực bản

thân. Giáo dục thể chất là một nhu cầu tồn tại mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống, nó

đồng nghĩa với sự phát triển về mặt thể chất. Giáo dục thể chất bao giờ cũng hướng

đến hình thành một chủ thể thể chất có thân hình cân đối, đẹp và đặc biệt là luôn đảm

bảo sức khỏe để học tập, lao động và sáng tạo. Ở độ tuổi mẫu giáo thì phần lớn thời

gian và các hoạt động chính của các cháu như: ăn, ngủ, học tập, vui chơi diễn ra ở

trường. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mẫu giáo có vai trò quan trọng trong việc

chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên,

nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ phải có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và

sức khỏe, tâm lý, sinh lý và thể chất của trẻ thì mới có cách nhìn nhận vấn đề một cách

phù hợp, khoa học và hoàn thành tốt được công việc của mình.

Tuy vậy, hiện nay có nhiều phụ huynh, thậm chí là một số giáo viên và cán bộ

quản lý giáo dục ở các trường mẫu giáo vẫn chưa nhận thức một cách đúng bản chất

và đầy đủ về vai trò của công tác giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Họ cho rằng:

nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa thực sự của hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục

mẫu giáo nói riêng là giáo dục cho các cháu những kiến thức về tự nhiên, xã hội, khoa

học và trang bị cho các cháu những kỹ năng cần thiết mà xem nhẹ và ít quan tâm đến

công tác giáo dục thể chất cho các cháu. Chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận và

khắc phục quan điểm này vì: đối với lứa tuổi mẫu giáo thì công tác giáo dục thể chất

cho các cháu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định đối với

mọi vấn đề khác như: học tập, vui chơi, vệ sinh, sinh hoạt... vì có sức khỏe, thể chất tốt

thì mới có thể vui chơi, học tập tốt.

Từ quá trình giảng dạy và quản lý thực tế tại trường mẫu giáo (MG) chúng tôi

nhận thấy quá trình quản lý công tác giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế như: nhận

thức của một số cán bộ quản lý (CB), giáo viên (GV) và phụ huynh về tầm quan trọng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!