Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
5.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1781

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 814 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MỸ DUNG

Đà Nẵng, Năm 2022

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3

8. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ

CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO..............................6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục thể chất trẻ

mẫu giáo ..........................................................................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................6

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...........................................................................8

1.2. Các khái niệm chính của đề tài...............................................................................10

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường...........................................10

1.2.2. Hoạt động giáo dục thể chất .......................................................................13

1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.................................15

1.3. Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .......................................................16

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.........................16

1.3.2. Nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi........................17

1.3.3. Phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.......19

1.3.4. Các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ........................................21

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi................22

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo .......23

1.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ...........23

1.4.2. Quản lý nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi...........25

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi...................................................................................................................27

1.4.4. Quản lý các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi............................28

1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................29

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................30

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN

TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................................31

v

2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng ....................................................31

2.1.1. Mục tiêu khảo sát........................................................................................31

2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................31

2.1.3. Khách thể khảo sát và mẫu khảo sát...........................................................32

2.1.4. Quy trình khảo sát.......................................................................................32

2.1.5. Phương pháp khảo sát.................................................................................32

2.2. Khái quát tình hình kinh tế chính trị - văn hóa xã hội và giáo dục của thị xã Điện

Bàn, tỉnh Quảng Nam....................................................................................................33

2.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị của thị xã Điện Bàn.......................................33

2.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội của thị xã Điện Bàn .........................................35

2.2.3. Tình hình giáo dục mẫu giáo của thị xã Điện Bàn .....................................37

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị

xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ......................................................................................39

2.3.1. Thực trạng mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ......39

2.3.2. Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ......41

2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................42

2.3.4. Thực trạng các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.......................44

2.3.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ

5-6 tuổi...........................................................................................................................45

2.4. Thực trạng quản lý hoạt giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo

thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .................................................................................48

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................48

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................50

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất

cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................................................51

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi..........52

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất

cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................................................54

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................58

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO

TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH

QUẢNG NAM..............................................................................................................59

3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp ...............................................................59

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .............................................................59

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................60

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.............................................................60

vi

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................................61

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................62

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường

mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .................................................................62

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm

quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi............................62

3.2.2. Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục

thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.................................................................................................65

3.2.3. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực .......................68

3.2.4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm

nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi................................70

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ

5-6 tuổi...........................................................................................................................72

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................74

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................74

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ..............................................................................74

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm................................................................................74

3.3.4. Tiến trình khảo nghiệm...............................................................................75

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm...........................75

Tiểu kết chương 3..........................................................................................................77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81

PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBQL Cán bộ quản lý

ĐT Đào tạo

GD Giáo dục

GV Giáo viên

PH Phụ huynh

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng Tên bảng Trang

2.1.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện mục tiêu giáo

dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi 39

2.2.

Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục

thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 41

2.3.

Mức độ và kết quả thực hiện các phương pháp và hình thức

giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 42

2.4. cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 44

2.5.

Mức độ và kết quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá

giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 46

2.6:

Bảng đánh giá kết quả thực hiện công tác giáo dục thể chất

cho trẻ 5-6 tuổi 47

2.7.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản

lý mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 49

2.8.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản

lý nội dung giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 50

2.9.

Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý phương

pháp, hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 51

2.10:

Mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý các điều kiện

giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 53

2.11.

Mức độ và kết quả thực hiện quản lý công tác kiểm tra,

đánh giá giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 54

2.12.

Kết quả thực hiện công tác quản lý giáo dục thể chất cho trẻ

5-6 tuổi 56

2.13.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn

đến hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục thể

chất cho trẻ 5-6 tuổi

57

3.1.

Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

75

3.2.

Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý

hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 76

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đặc biệt nỗ lực tạo ra một nền giáo dục

tiên tiến, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế, xã hội của đất

nước. Trong đó phải đạt được mục tiêu xây dựng một nền giáo dục toàn diện, hài hòa

và khoa học. Giáo dục Việt Nam là nền giáo dục được xây dựng và phát triển trên cơ

sở giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thể chất. Công dân

Viêt Nam phải được thừa hưởng nột nền giáo dục hoàn thiện để phát triển hài hòa cả

về mặt đạo đức, nhân cách, kiến thức, kỹ năng, thẩm mỹ và thể chất. Trên quan điểm

thống nhất đó, giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ tạo nên nền giáo dục quốc dân.

Nó có vai trò quan trọng như các nội dung giáo dục khác.

Giáo dục (GD) thể chất là một trong những nội dung phát triển toàn diện cho

người học ở tất cả các bậc học nói chung, cho trẻ trong trường mẫu giáo nói riêng.

Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là củng cố sức khỏe, rèn luyện tư thế đúng, phát triển

các vận động thể lực và trí tuệ. Đối với trẻ 5-6 tuổi các vận động đã dần đi đến hoàn

thiện, vận động được hình thành một cách nhanh chóng và dễ dàng củng cố, nhu cầu

vận động cao, thích vận động. Vì vậy, việc phát triển vận động cho trẻ là khá quan

trọng, trẻ khỏe mạnh thì sẽ nhanh nhẹn và tích cực tham gia hoạt động, tìm hiểu và

khám phá môi trýờng xung quanh từ ðó trẻ sẽ có điều kiện phát triển toàn diện về

mọi mặt.

Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động giáo dục thể chất nên tập trung giúp trẻ hình

thành và phát triển những thói quen vận động cơ bản như: bò, đi, chạy, nhảy, ném và

leo trèo… những thói quen vận động không chỉ giúp trẻ tiết kiệm sức khi di chuyển mà

còn giúp cho sự phát triển hệ cơ, hệ xương và các cơ quan bên trong hoàn thiện hơn.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo còn

nhằm phát triển những tố chất về mặt thể lực như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ… hình

thành thói quen vận động giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và

giữ gìn sức khỏe sau này.

Đối với trẻ 5-6 tuổi, phát triển vận động luôn giữ vai trò quan trọng trong quá

trình phát triển toàn diện cho trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa học chữ mà tìm hiểu xã hội,

tìm hiểu thiên nhiên thông qua các giác quan và hệ vận động. Chơi mà học là phương

châm giáo dục của các trường mẫu giáo. Thông qua trò chơi vận động trẻ biết đoàn kết

với nhau, hỗ trợ nhau giành chiến thắng, trong các trò chơi rèn cho trẻ tính hoạt bát,

khéo léo, tôn trọng kỷ luật và phát triển trí thông minh. Chính vì vậy trò chơi vận động

có một giá trị to lớn trong giáo dục và chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động phát

triển thể chất ở trường mầm non. Đặc biệt vận động của trẻ chưa có nhiều kỹ năng,

trong khi đó trò chơi dân gian lại mang nhiều chức năng và mục đích giáo dục. Chức

2

năng cơ bản nhất là thỏa mãn nhu cầu, năng lực sáng tạo của trẻ.

Mặc dù có vai trò đặc biệt như vậy, tuy nhiên nhiều phụ huynh, thậm chí là một

bộ phận không nhỏ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường mẫu giáo vẫn

chưa nhận thức một cách đúng đắn và toàn diện về bản chất, vai trò của công tác giáo

dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Chúng ta cần phải nhanh chóng nhìn nhận và khắc phục

nghiêm túc thực trạng đáng buồn này vì đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thì công tác

giáo dục thể chất cho các cháu có ý nghĩa quyết định đối với mọi vấn đề khác như: học

tập, vui chơi, vệ sinh, sinh hoạt và cuộc sống.

Thông qua quá trình giảng dạy và quản lý thực tế tại một số trường mẫu giáo trên

địa bàn thị xã Điện Bàn trong những năm vừa qua, bản thân tôi nhận thấy: công tác

giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục thể chất trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo

trong thời gian qua nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của Phòng

Giáo dục và Đào tạo (ĐT) Điện Bàn, cũng như đa số các bậc phụ huynh nên đã đạt

được những kết quả nhất định. Tuy vậy, chất lượng công tác giáo dục thể chất, đặc biệt

là quản lý giáo dục thể chất chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành

giáo dục, của các nhà trường, xã hội và các bậc phụ huynh.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý giáo dục thể chất cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn cần có các biện pháp thiết thực

như: nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và phụ huynh

(PH) về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục thể chất trẻ 5-6 tuổi; bồi

dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp; xây dựng môi trường

giáo dục thể chất cho trẻ; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha

mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất; tăng cường công tác

kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mẫu giáo.

Trên cơ sở những vấn đề mang tính cấp thiết như đã phân tích ở trên, chúng tôi

quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại

các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu cho luận văn

thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng quản lý

hoạt động giáo dục thể chất trẻ 5-6 tuổi, luận văn đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu

quả, chất lượng hoạt động giáo dục thể chất trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo thị xã

Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị tốt

cho trẻ vào lớp 1.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu

giáo trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

3

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu

giáo thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo

thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua rất được quan tâm và có những

kết quả tích cực trong công tác quản lý, song vẫn còn bất cập, hạn chế. Nếu những

biện pháp sau: nâng cao nhận thức của CBQL, GV và PH về tầm quan trọng của quản

lý hoạt động giáo dục thể chất trẻ 5-6 tuổi; Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình

thức và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi; Xây dựng môi trường giáo dục

thể chất cho trẻ; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ

nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất; Tăng cường công tác kiểm tra,

đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mẫu giáo được áp

dụng vào thực tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục

thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6

tuổi tại các trường mẫu giáo.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các

trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các

trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Từ năm 2019 đến năm 2020.

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh của 10 trường mẫu

giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa tài liệu thông qua nghiên cứu các

giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan.

7.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân chia đối tượng

nghiên cứu thành các phần nhỏ nhằm mục đích nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của

hoạt động giáo dục thể chất, quản lý hoạt động giáo dục thể chất và biện pháp quản lý

hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn thị xã

Điện Bàn một cách rõ ràng, thuận lợi và hiệu quả. Trên cơ sở kết quả thu được từ quá

trình nghiên cứu từng phần ấy, chúng tôi rút ra kết luận về bản chất, quy luật vận động

và phát triển khách quan của công tác giáo dục thể chất và quản lý giáo dục thể chất để

tìm ra biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!