Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường thcs quận hải châu, thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
188
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1423

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường thcs quận hải châu, thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



VÕ THANH PHƢỚC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA

BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở CÁC TRƢỜNG THCS

QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 814.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thiện tại

Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ QUANG SƠN

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Sỹ Thư

Phản biện 2: TS. Bùi Việt Phú

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm

ĐHĐN vào ngày 15 tháng 5 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, thành tựu của giáo dục Việt Nam

đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân

tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều

kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Cùng với những thành tựu kể trên thì giáo dục Việt Nam vẫn

tồn tại một số những bất cập và yếu kém, trong đó hiện tượng bạo lực

học đường là mối lo hại của không những các nhà giáo dục, các nhà

quản lý xã hội mà còn của mỗi gia đình.

Trong các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng,

công tác phối hợp giữa cấp uỷ, chính quyền, hoạt động của các đoàn

thể, giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn có những hạn chế nhất

định nên tình trạng học sinh có hành vi BLHĐ vẫn còn. Công tác

quản lý và thực hiện giáo dục pháp luật trong các nhà trường mới chỉ

dựa trên các văn bản hướng dẫn và kinh nghiệm riêng, quá trình quản

lý và triển khai thực hiện giáo dục pháp luật và giáo dục phòng ngừa

BLHĐ cho HS còn chưa thật hiệu quả.

Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt

động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS

quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn cao học

của mình với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc làm giảm

thiểu ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng BLHĐ, nâng chất lượng giáo

dục đạo đức học sinh trong các nhà trường THCS.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo

dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS, đề tài đề

xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực

2

học đường trong các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà

Nẵng.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS quận Hải Châu, thành

phố Đà Nẵng.

- Khách thể: Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học

đường ở các trường THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS

quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã được quan

tâm chú ý, nhưng vẫn còn những hiện tượng BLHĐ,… điều này do

nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản

lý. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục

phòng ngừa bạo lực học đường, dựa trên quan điểm phối hợp đồng

bộ các lực lượng giáo dục, có thể đề xuất được các biện pháp quản lý

hợp lý, khả thi góp phần giảm thiểu thực trạng hành vi BLHĐ trong

học sinh ở các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục

phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục

phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS quận Hải Châu

thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng

ngừa BLHĐ ở các trường THCS quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.

3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, đề tài sử dụng các

phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết trong nghiên cứu.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Nhóm phương pháp sử dụng toán thống kê.

7. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động

giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường và đề ra các biện pháp quản

lý hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường ở 10 trường THCS trên

địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Số liệu khảo sát được

lấy từ năm 2015 trở lại đây.

8. Dự thảo nội dung nghiên cứu

- Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài.

- Nội dung nghiên cứu: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS quận Hải Châu, thành

phố Đà Nẵng.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS quận Hải Châu, thành

phố Đà Nẵng.

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÒNG NGỪA BLHĐ Ở CÁC TRƢỜNG THCS

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý giáo dục

Khái niệm quản lý: “Quản lý là một hoạt động có định

hướng, có tổ chức, lựa chọn trong các đối tượng có thể dựa trên các

thông tin về tình trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó

phát triển tới mục đích đã định. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có

định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được

mục tiêu đề ra”.

Khái niệm quản lý giáo dục: “Quản lý giáo dục là những tác

động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật và chủ thể quản lý ở các

cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm

đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục

tiêu của nền giáo dục.”

1.2.2. Khái niệm BLHĐ

BLHĐ là hành vi lệch chuẩn của học sinh. BLHĐ là dạng

hành vi ngừa đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của

xã hội, nội quy của nhà trường mà các em là thành viên. BLHĐ có

thể được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi”.

1.2.3. Giáo dục phòng ngừa BLHD

- Giáo dục phòng ngừa BLHĐ: Là quá trình giáo dục nhằm

loại trừ BLHĐ ra khỏi đời sống học đường. Đây là nhiệm vụ của các

cấp, các ngành, các địa phương và của toàn xã hội; trong đó nhà

5

trường có vị trí quan trọng hàng đầu, là lực lượng chủ công trong

công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh, hướng dẫn gia đình và tổ

chức phối hợp các lực lượng trong xã hội tham gia.

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường là hệ thống

tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường

trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm tăng cường phòng ngừa

bạo lực học đường và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng ngừa,

ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và

can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ,

tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi BLHĐ.

1.3. Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trƣờng

THCS

1.3.1. Mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở học sinh

THCS

Giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS nhằm mục

đích hình thành hành vi, ứng xử đúng đắn, giảm thiểu và xóa bỏ

BLHĐ, ngăn chặn GV và HS có những thái độ, hành vi sai lệch với

chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm

thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực”.

1.3.2. Học sinh THCS, đối tượng của hoạt động giáo dục

phòng ngừa BLHĐ

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi,

các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa

tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát

triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi

trưởng thành.

6

1.3.3. Nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở học sinh

THCS

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường nhằm giúp học sinh

tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của

bạo lực học đường. Nâng cao nhận thức cho học sinh về nguy cơ và

hậu quả của bạo lực học đường. Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành

vi bạo lực đều có hậu quả không hay.

1.3.4. Phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học

đường ở học sinh THCS

- Nhóm phương pháp tác động vào ý thức.

- Nhóm phương pháp tạo lập hành vi thói quen.

- Nhóm phương pháp điều chỉnh thái độ.

1.3.5. Hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa bạo lực học

đường ở học sinh THCS

- Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản.

- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo

dục của bản thân mỗi học sinh.

- Thông qua sự gương mẫu của người thầy.

1.3.6. Các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực học

đường ở học sinh THCS

- Gia đình

- Nhà trường

- Xã hội

1.3.7. Các điều kiện phục vụ giáo dục phòng ngừa bạo lực

học đường ở học sinh THCS

Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và

tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và

7

phát triển của người học. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,

thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không

bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo

lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành

mạnh, ứng xử văn hóa; người học được tôn trọng, đối xử công bằng,

bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát

triển phẩm chất và năng lực.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học

đƣờng ở trƣờng THCS

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học

đường ở học sinh THCS

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các

trường THCS sẽ giúp những học sinh có hành vi lệch chuẩn nhận

thức được hành vi sai trái của mình, tự giác sủa chữa lỗi lầm, hình

thành những thái độ, hành vi hợp chuẩn. Điều này mang lại lợi ích

cho gia đình, nhà trường và xã hội.

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học

đường ở học sinh THCS

Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ là đảm bảo

đúng, đủ nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ nhằm giúp học sinh

tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của

bạo lực học đường.

1.4.3. Quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực

học đường ở học sinh THCS

Quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ là đảm

bảo sử dụng đúng phương pháp giáo dục, là sự tác động, chỉ huy,

điều khiển cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo

dục, được thực hiện trong sự thống nhất biện chứng, gắn bó với nhau

8

nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường,

gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh.

1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa bạo

lực học đường ở học sinh THCS

Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản.

Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục

của bản thân mỗi học sinh.

Thông qua sự gương mẫu của người thầy.

1.4.5. Quản lý các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực

học đường ở học sinh THCS

Quản lý các lực lượng giáo dục phòng ngừa BLHĐ là đảm

bảo các lực lượng thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và sự phân

công của nhà trường.

1.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục phòng ngừa

bạo lực học đường ở học sinh THCS

Quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục phòng ngừa BLHĐ

là quản lý môi trường vật chất, môi trường tinh thần, tài chính, chế

độ, chính sách với CB-GV-NV và HS.

9

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG

NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở CÁC TRƢỜNG THCS

QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nắm được thực trạng giáo dục phòng ngừa BLHĐ và quản lý

hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS quận Hải

Châu, thành phố Đà Nẵng để làm căn cứ thực tiễn khi đề xuất các

biện pháp trong quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt

hiệu quả hơn.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học

sinh tại các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà

Nẵng.

- Thực trạng công tác quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ

cho HS các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà

Nẵng.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ; Phương pháp điều tra;

Phương pháp phỏng vấn

2.1.4. Đối tượng và địa bàn khảo sát

CBQL, GV tham gia giáo dục phòng ngừa BLHD, GVCN và

HS của các trường THCS: Tây Sơn (1), Lý Thường Kiệt (2), Trần Hưng

Đạo (3), Kim Đồng (4), Nguyễn Huệ (5), Lê Hồng Phong (6), Lê Thánh

Tôn (7), Trưng Vương (8), Hồ Nghinh (9), Sào Nam (10).

2.1.5. Thời gian tiến hành khảo sát

Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017.

10

2.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và Giáo dục –

Đào tạo quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hải

Châu, thành phố Đà Nẵng

Quận Hải Châu được chính thức thành lập vào ngày 01 tháng

02 năm 1997 theo Nghị định 07/CP ngày 23/01/1997.

Diện tích tự nhiên của quận Hải Châu: 21,35 km2

; 1,66% diện

tích toàn thành phố. Dân số toàn quận: 196.098 người (điều tra năm

2010), chiếm 21,17% số dân toàn thành phố; Mật độ dân số:

9.184,92 người/km2.

Từ khi thành lập (1997) đến nay, tình hình kinh tế-xã hội trên

địa bàn quận đã phát triển nhanh theo hướng Công nghiệp hóa-Hiện

đại hóa; lĩnh vực văn hóa-xã hội đạt được nhiều thành tựu quan

trọng; quốc phòng-an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ

vững.

2.2.2. Tình hình GD-ĐT của quận Hải Châu thành phố Đà

Nẵng

Hiện nay, quận Hải Châu có 74 trường MN, TH, THCS trong

đó có 44 trường Mầm non, 20 trường tiểu học, 10 trường THCS công

lập, tư thục đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của học sinh

trên địa bàn quận.

Tổng số học sinh THCS gồm 12592 học sinh với 303 lớp,

5.241 học sinh nữ, 79 học sinh dân tộc, 06 học sinh khuyết tật (số

liệu cập nhật tháng 5/2017).

2.3. Thực trạng giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng

ở các trƣờng THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa

bạo lực học đường ở học sinh THCS

11

Qua khảo sát mục tiêu xây dựng tập thể giáo viên, cán bộ công

chức thành những chủ thể giáo dục nhân cách, hỗ trợ, giải quyết

những khó khăn về phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh;

mục tiêu nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan

trọng của công tác phòng ngừa bạo lực học đường trong trường học

được các nhà quản lý ít quan tâm.

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực

học đường ở học sinh THCS

Các nhà trường cũng đã có sự cố gắng nhất định trong việc

thực hiện nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Tuy

nhiên, những nội dung đó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu,

đòi hỏi về nhận thức, về thông tin phòng ngừa BLHĐ mà học sinh

mong muốn.

2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo

lực học đường ở học sinh THCS

Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là hoạt động mới

trong trường học, chưa có sự thống nhất trong phạm vi cả nước về

mô hình tổ chức lẫn quy định về chuyên môn, biên chế, chế độ chính

sách,... Phần lớn các địa phương đang trong giai đoạn “mò mẫm”,

một bộ phận các nhà quản lý giáo dục các cấp chưa quan tâm hoặc

chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Mặt khác, việc đào tạo

nguồn nhân lực phục vụ công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cũng

chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa

bạo lực học đường ở học sinh THCS

Chúng tôi tiến hành khảo sát 170 giáo viên về các hình thức

giáo dục phòng ngừa BLHĐ chủ yếu, kết quả thu được cụ thể như

sau: Kết quả khảo sát cho thấy, theo đánh giá của HS các hình thức

12

giáo dục phòng ngừa BLHĐ đã được nhà trường và các thầy cô giáo

quan tâm tuy nhiên so với thực tiễn của tình trạng BLHĐ hiện nay,

mức độ quan tâm thường xuyên chiếm tỷ lệ chưa cao.

2.3.5. Thực trạng các lực lượng xã hội tham gia giáo dục

phòng ngừa bạo lực học đường ở học sinh THCS

Việc giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá

trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan

rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục

nói chung và giáo dục phòng ngừa BLHĐ nói riêng luôn luôn đòi hỏi

có sự tham gia phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng, đó là: Gia

đình, nhà trường và xã hội.

2.3.6. Thực trạng các điều kiện phục vụ giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường ở học sinh THCS

- Về cơ sở vật chất: Do điều kiện eo hẹp về tài chính nên

nguồn lực của nhà trường chủ yếu tập trung cho vấn đề phục vụ

chuyên môn nhà trường.

- Về mặt tài chính: Hầu hết các trường có nguồn kinh phí

thấp chọn giải pháp bố trí giáo viên, hoặc cán bộ Đoàn, TPT Đội,

GVCN có khả năng tư vấn tuyên truyền,...

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa

BLHĐ ở các trƣờng THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa

bạo lực học đường ở học sinh THCS

Chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát bằng cách đối thoại trực

tiếp và phỏng vấn, phát phiếu hỏi đối với CBQL và GV các trường

THCS quận Hải Châu.

Có 14/14 CBQL đồng ý rằng hiện nay công tác giáo dục

phòng ngừa bạo lực học đường của nhà trường vẫn chỉ mang tính

13

hình thức, chưa có chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động rõ

ràng, các hoạt động chỉ mang tính thời vụ,...

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa

bạo lực học đường ở học sinh THCS

Khảo sát cho thấy việc quản lý điều kiện bảo đảm phục vụ

công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cũng rất thấp, quản lí công tác

phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu

quả công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường cũng

không cao.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường ở học sinh THCS

Để tìm hiểu về thực trạng quản lý phương pháp giáo dục phòng

ngừa bạo lực học đường, chúng tôi tiến hành khảo sát 170 GV về mức

độ sử dụng các phương pháp phòng ngừa BLHĐ trong các nhà trường

THCS, kết quả thu được cụ thể như sau:

Tất cả GV đã có ý thức sử dụng các phương pháp cần thiết

để phòng ngừa BLHĐ. GV đã chú trọng đến phương pháp phòng

ngừa BLHĐ có tính “nhân văn” hơn như “Giảng giải cho học sinh

nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va chạm, mâu

thuẫn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa

chữa khuyết điểm của mình”. Đối với HS có hành vi BLHĐ, nhà

trường cũng rất nghiêm khắc trong xử lý kỷ luật nhằm đảm bảo tính

nghiêm minh của nội quy trường lớp, kỷ cương của học đường, đã

không bỏ qua bất kỳ một trường hợp vi phạm kỷ luật nào.

2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức giáo dục

phòng ngừa bạo lực học đường ở học sinh THCS

Chúng tôi tiến hành khảo sát các hình thức giáo dục phòng

ngừa BLHĐ tại 10 trường THCS để đánh giá GV sử dụng những

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!