Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1628

Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MINH THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MINH THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

TỈNH LÀO CAI

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Lan Hương

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Minh Thu

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh

đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham

gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em

trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.

Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến

TS. Vũ Thị Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ

em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào

Cai, lãnh đạo Phòng Giáo dục Tiểu học tỉnh Lào Cai, các phòng Giáo dục và Đào tạo:

Sa Pa, Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện

cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân

em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính

mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Minh Thu

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................................. v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2

4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................... 3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài.................................................................................. 3

7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4

8. Cấu trúc của luận văn......................................................................................................... 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN

NGỮCHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ................. 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................................... 5

1.2. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 8

1.2.1. Quản lý............................................................................................................... 8

1.2.2. Giáo dục ............................................................................................................. 9

1.2.3. Dạy học ............................................................................................................ 10

1.2.4. Tiếng Việt, giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt ...................................................... 11

1.2.5. Học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số......................................................... 13

1.2.6. Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ....... 13

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học

sinh tiểu học người dân tộc thiểu số........................................................................ 15

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học ........................... 15

1.3.2. Mục tiêu Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.... 16

1.3.3. Nội dung giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.......... 17

1.3.4. Phương pháp giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người

dân tộc thiểu số ................................................................................................ 21

iv

1.4. Khó khăn dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ....... 24

1.4.1. Về phía học sinh............................................................................................... 24

1.4.2. Về phía giáo viên ............................................................................................. 24

1.4.3. Điều kiện môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................ 25

1.4.4. Việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội ................................... 25

1.5. Quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số

của Sở GD&ĐT........................................................................................................ 26

1.5.1. Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc

thiểu số ............................................................................................................. 26

1.5.2. Tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu

số trong trường tiểu học ................................................................................... 27

1.5.3. Chỉ đạo giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số....... 28

1.5.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học

sinh tiểu học dân tộc thiểu số........................................................................... 28

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học

sinh tiểu học dân tộc thiểu số................................................................................... 29

1.6.1. Các yếu tố chủ quan......................................................................................... 29

1.6.2. Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 30

Kết luận chương 1....................................................................................................... 32

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ

TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC TỈNH LÀO CAI............................................................................ 33

2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học tỉnh Lào Cai........................................................... 33

2.1.1. Về quy mô trường, lớp, học sinh ..................................................................... 33

2.1.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: ............................................................. 33

2.1.3. Về cơ sở vật chất.............................................................................................. 33

2.1.4. Chất lượng giáo dục......................................................................................... 34

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................. 35

2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 35

2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................ 35

2.2.3. Phương pháp khảo sát...................................................................................... 35

2.2.4. Địa bàn và quy mô khảo sát............................................................................. 36

2.2.5. Đối tượng khảo sát........................................................................................... 36

v

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học

dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ................................................................................... 36

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về Mục tiêu, ý nghĩa,

tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tiểu học người

DTTS................................................................................................................ 36

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học

sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai ........................................... 37

2.3.3. Thực trạng các phương pháp giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh

tiểu học người dân tộc thiểu số ........................................................................ 38

2.3.4. Thực trạng các hình thức giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu

học người dân tộc thiểu số ............................................................................... 41

2.3.5. Thực trạng chất lượng môn học Tiếng Việt của học sinh DTTS.................... 44

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai................................................................. 48

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh

người dân tộc thiểu sô...................................................................................... 48

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ

Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ................................ 51

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho

học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.......................................................... 53

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh tiểu học người DTTS tỉnh Lào Cai............................................. 55

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngôn

ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số.................................... 56

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân

tộc thiểu số: Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân .............................................. 57

2.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân ................................................................................. 57

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................................. 59

Kết luận chương 2....................................................................................................... 60

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC

SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC TỈNH LÀO CAI ........................................................................ 61

3.1. Nguyên tắc đề xuất................................................................................................... 61

vi

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 61

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................................... 61

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................... 61

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 61

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ dạy tiếng Việt cho học sinh

tiểu học dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai..................................................................... 62

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý và năng lực chuyên môn cho cán bộ

quản lý, giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số...................... 62

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng

tự chủ về thời gian, thời lượng, dạy học tiếng Việt và tổ chức các hoạt

động trải nghiệm giúp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS ...... 65

3.2.3. Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học phân môn tiếng Việt cho học sinh

dân tộc thiểu số ................................................................................................ 68

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học

dân tộc thiểu số ................................................................................................ 75

3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học

người dân tộc thiểu số...................................................................................... 78

3.2.6. Chỉ đạo kiểm soát chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc

thiểu số ............................................................................................................. 82

3.2.7. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động

giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số ............. 85

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................................. 88

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý dạy học tiếng

Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số............................................................. 89

3.5. Kết quả khảo sát........................................................................................................ 90

Kết luận chương 3....................................................................................................... 96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 97

1. Kết luận................................................................................................................... 97

2. Khuyến nghị............................................................................................................ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 101

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DTTS : Dân tộc thiểu số

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GD : Giáo dục

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

NN : Ngôn ngữ

QTDH : Quá trình dạy học

QTGD : Quá trình giáo dục

SL : Số lượng

TX : Thường xuyên

v

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng:

Bảng 2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ................................37

Bảng 2.2. Thực trạng phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học

người dân tộc thiểu số........................................................................... 39

Bảng 2.3. Thực trạng cách thức dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ..... 40

Bảng 2.4. Thực trạng các hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho học

sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ..................................................... 42

Bảng 2.5. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp phát triển ngôn ngữ

tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ............................................... 43

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng

Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ........................................................ 49

Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch (Chương trình)

giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

tỉnh Lào Cai........................................................................................... 51

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ chỉ đạo triển khai giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay ................................................. 54

Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ

Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số................................ 56

Bảng 3.1. Mẫu khảo sát đánh giá tính cần thiết và khả thi.................................... 90

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết các biện pháp quản lý dạy

tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số ................................. 91

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý

dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số .......................... 93

Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản

lý dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số ...................... 94

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1. Bản đồ ngôn ngữ và kết quả học tậpcủa học sinh tiểu học tỉnh Lào Cai ... 34

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học tiếng Việt

cho học sinh dân tộc thiểu số ............................................................... 91

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng Việt: Tiếng Việt là tiếng phổ

thông, ngôn ngữ chính được dùng trong nhà trường “Tiếng Việt được coi là phương

tiện ngôn ngữ chính thức dùng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam” (Điều 7, Luật

Giáo dục) [21]. Tiếng Việt cũng là phương tiện tối quan trọng để giao tiếp và chiếm

lĩnh tri thức. Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, đối với học sinh ở

cấp tiểu học, phải biết nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo bởi học sinh không phân

biệt dân tộc, vùng, miền sẽ phải tiếp nhận một chương trình học mang tính quốc gia.

Xuất phát từ những khó khăn về tiếng Việt của học sinh DTTS, Tiếng Việt lại

không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc thiểu số, ở các xã, bản vùng sâu, vùng

xa ngôn ngữ được dùng trong sinh hoạt cộng đồng, hội họp, người địa phương chỉ sử

dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, ít sử dụng và không sử dụng tiếng Việt. Ở các trường mầm

non, nhiều nơi mới chỉ dừng lại ở việc trông nom mà chưa chú trọng nhiều đến việc

cho trẻ có những tiếp xúc ban đầu với Tiếng Việt. Đây là một thiệt thòi lớn của học

sinh miền núi so với học sinh vùng đồng bằng, thành phố. Khi vào học tiểu học, do

không nói được tiếng phổ thông, nhiều học sinh tỏ ra e dè, nhút nhát, thiếu tự tin.

Nhận định của UNESCO năm 2003: “Một sự thật hiển nhiên nhưng thường chưa

được công nhận là nếu người học phải học bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ

đẻ thì những khó khăn đối với họ sẽ nhân lên gấp đôi: không những phải học một

ngôn ngữ mới mà còn phải học kiến thức mới có trong ngôn ngữ ấy. Những thách

thức này càng tăng bội phần nếu như người học thuộc nhóm cộng đồng đang chịu

nguy cơ hay sức ép về giáo dục, chẳng hạn: Dân tộc bị thất học, nhóm dân tộc thiểu

số, nhóm tị nạn” (dẫn theo [8]).

Xuất phát từ thực tế giáo dục Tiểu học của tỉnh Lào Cai với 72,6% học sinh

tiểu học là người dân tộc thiểu số, trong số đó chiếm đến 60% các em ở những thôn

bản vùng cao khó khăn, dân cư sống dàn trải, phân tán, điều kiện học tập và giao tiếp

ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế, công tác dạy học và quản lý hoạt động giáo dục

ngôn ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân

tộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai mặc dù đã được quan tâm và đạt được một số kết quả,

nhưng còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục thực sự chưa được như mong đợi (còn

học sinh tiểu học bỏ học, còn học sinh đọc chậm viết chậm so với chuẩn kiến thức kĩ

năng môn Tiếng Việt, khả năng giao tiếp hạn chế, nói ngọng, nói chưa đúng trật tự

câu và chưa hiểu nghĩa trong giao tiếp còn khá phổ biến...).

2

Trong khi đó rất ít giáo viên tiểu học và THCS biết tiếng dân tộc thiểu số, bởi

phần lớn trong số họ đều từ những nơi khác tới. Số giáo viên này cũng chưa từng

được tiếp cận với chương trình đào tạo liên quan đến ngôn ngữ dân tộc thiểu số, hoặc

phương pháp dạy học Tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 tại các trường Sư phạm. Tình

trạng bất đồng ngôn ngữ giữa người học và người dạy, giáo viên nói học sinh không

hiểu diễn ra khá phổ biến. Học sinh không sử dụng thành thạo tiếng Việt sẽ khó nắm

được kiến thức từ chương trình học. Chất lượng giáo dục vì vậy mà bị ảnh hưởng dẫn

đến học sinh lưu ban hoặc bỏ học.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới Chương trình theo định hướng phát triển năng

lực, tỉnh Lào Cai cũng như các tỉnh có nhiều học sinh dân tộc thiểu số nâng cao chất

lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số là yêu cầu cấp thiết

đồng nghĩa với việc đảm bảo cho các em một điều kiện tiên quyết để có thể nắm bắt,

tiếp thu các môn học khác đạt hiệu quả cao nhất, giúp các em phát triển nhân cách

một cách toàn diện.

Vì vậy đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh

tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai” nhằm góp phần thực hiện tốt hơn công

tác dạy tiếng Việt cho người dân tộc phát triển giáo dục miền núi, đặc biệt là giáo dục

vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động giáo dục ngôn

ngữ Tiếng Việt và quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc

thiểu số cấp tiểu học tỉnh Lào Cai, đề xuất biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho

học sinh tiểu học dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt, nâng

cao ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số cấp tiểu học tỉnh Lào Cai.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc

thiểu số.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người

dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.

3

4. Giả thuyết khoa học

Nếu biết dựa vào những thành tựu nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngôn ngữ

tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trong và ngoài nước, đồng

thời với thực tiễn nghiên cứu giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai thì có thể

thiết kế được một chuỗi giải pháp có tính chiến lược, hợp lý, phù hợp thực tiễn, khả

thi, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt, năng lực ngôn ngữ

tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục và đào tạo cấp tiểu học tỉnh Lào Cai.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng

Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số.

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho

học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học của tỉnh Lào Cai.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học của Sở Giáo dục Lào

Cai nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường tiểu học vùng dân tộc đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo

dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số của Sở Giáo dục và Đào tạo.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Sở Giáo dục và Đào

tạo đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc

thiểu số tỉnh Lào Cai thông qua hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học

theo chương trình của Bộ GD&ĐT và hoạt động giáo dục.

6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu ở Sở Giáo dục và Đào tạo và 71 trường tiểu

học trên địa bàn 4 huyện Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát tỉnh Lào Cai.

6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát

- Nhóm 1: Cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn cấp Tiểu học của Phòng Giáo

dục và Đào tạo: 3 người.

- Nhóm 2: Hiệu trưởng các trường tiểu học có học sinh dân tộc: 71 người.

- Nhóm 3: Giáo viên tiểu học: 139 người.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!