Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi
PREMIUM
Số trang
261
Kích thước
21.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
843

Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN LỘC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG

VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BA TƠ

TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Phản biện 1:

PGS.TS. Phùng Đình Mẫn

Phản biện 2:

TS. Bùi Việt Phú

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Đại học Sư phạm vào ngày

29 tháng 11 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trường học không đơn thuần chỉ là một cơ sở giáo dục.

Trên hết, mục tiêu cao nhất của nhà trường là hình thành nhân cách -

nhân lực, phục vụ cho sự phát triển cộng đồng và “làm gia tăng hài hòa

cả ba nguồn vốn: vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội của đất nước”.

Từ mục tiêu đó đã xuất hiện các thông điệp: “Nhà trường là vầng trán

của cộng đồng, cộng đồng là trái tim của nhà trường” (theo PGS.TS.

Đặng Quốc Bảo), điều đó có nghĩa rằng từ nhà trường mà giáo dục đến

với mọi người - cho mỗi người và qua nhà trường mà các nguồn lực xã

hội đã tập trung vào sự phát triển của giáo dục, ở nước ta thường dùng

cụm từ “Xã hội hóa giáo dục”.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng nêu trên về nhà trường, nhiều

người thường đặt câu hỏi: Làm thế nào để nhà trường tồn tại một cách

bền vững? Làm thế nào để giáo viên và HS yêu thích đến trường học,

tích cực giảng dạy, học tập và lao động tốt?… Cá nhân tôi cho rằng, để

nhà trường phát triển và tồn tại bền vững thì nhà trường đó cần có một

môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và lành mạnh, nghĩa là phải có

một môi trường văn hóa đủ để khuyến khích tất cả CB, GV, NV và HS

làm việc, học tập và cống hiến hết sức lực và trí tuệ của bản thân cho

nhà trường. Khi có được môi trường văn hóa như vậy thì nhà trường sẽ

rất dễ dàng đạt được sứ mạng và các mục tiêu đặt ra.

Mục tiêu của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục và đào tạo của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI của Đảng đã nêu

rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,

hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng

khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, nếp sống văn hóa

học đường, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành,

vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”. Để thực hiện thành công mục tiêu

2

trên, trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi

mới về tư duy, nội dung, phương pháp giáo dục và đã đạt được những

thành quả quan trọng.

Tuy vậy, vấn đề giáo dục nếp sống văn hóa cho HS tại trường

học còn có những hạn chế, vẫn còn có một bộ phận HS chưa có ý thức

học tập và rèn luyện tốt như: thường xuyên nghỉ học, trốn tiết, lười học

bài cũ, gian lận trong kiểm tra, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ

học. Một số HS vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, uống rượu, bia,

trộm cắp, đánh bài, đánh nhau, vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là đôi

lúc, đôi nơi còn nói tục, thiếu lễ phép với thầy, cô giáo và người lớn

tuổi đã và đang diễn ra ở nhiều trường học.

Với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, văn hóa ngoại lai đang xâm

nhập và tác động một cách mạnh mẽ vào đời sống xã hội nước ta, trong

đó có môi trường giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.

Hơn hết, trường học là nơi dễ dàng chịu sự tác động đó bởi lẽ đối tượng

chủ yếu của trường học là HS - lứa tuổi có tâm sinh lí phát triển chưa

vững chắc, các em dễ dàng chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực

không phù hợp với truyền thống, với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.

Bên cạnh đó, hầu hết gia đình HS ở huyện miền núi Ba Tơ kinh tế còn

gặp rất nhiều khó khăn nên nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến

việc giáo dục con cái, bản thân HS cũng chưa có ý thức rèn luyện tốt dễ

bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực từ những đối tượng xấu, điều đó gây

nguy hại lớn đến việc sự hình thành và phát triển nhân cách, ảnh hưởng

đến lí tưởng sống của HS. Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của

xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý

hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các

trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi” làm vấn đề

nghiên cứu.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động

giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường THCS ở huyện Ba

Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động

giáo dục nếp sống văn hóa học đường nhằm góp phần nâng cao hiệu

quả giáo dục toàn diện cho HS ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh

Quảng Ngãi.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

học đường ở các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống

văn hóa học đường ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

4. Giả thuyết khoa học

Việc quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở

các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua

chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức và hành vi về nếp sống văn

hóa học đường của HS còn nhiều hạn chế. Nếu đánh giá đúng được thực

trạng quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường THCS

huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thì sẽ đề xuất được các biện pháp có tính

cấp thiết và khả thi cao, từ đó là định hướng vận dụng vào thực tiễn quản

lý giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học

đường cho HS ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục nếp sống

văn hóa học đường cho HS THCS.

5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

học đường và quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường

ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống

văn hóa học đường ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

4

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt

động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường THCS huyện

Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2014 - 2017 và đề xuất các biện

pháp quản lí của Hiệu trưởng trong giai đoạn 2018 - 2023.

Đề tài tiến hành khảo sát tại 13 trường THCS trên địa bàn huyện

Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể: THCS Ba Tiêu, THCS Ba Ngạc, THCS

Ba Vì, THCS Ba Tô, THCS Ba Lế, THCS Ba Khâm, THCS Ba Trang,

THCS Ba Dinh – Ba Tô, THCS Thị trấn Ba Tơ, THCS Ba Động, THCS

Ba Vinh, PTDTNT THCS Ba Tơ, PTDTBT THCS Ba Xa, Khách

thể điều tra gồm 26 CBQL, 26 GV, 260 PHHS (mỗi trường 20 phụ

huynh) và 130 HS (mỗi trường 10 HS, thuộc cả 04 khối 6, 7, 8, 9).

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,

khái quát hóa trong xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Đề tài sử dụng các mẫu điều tra (Anket) đối với các khách thể là

hiệu trưởng, GV và HS để thu thập thông tin về thực trạng công tác

quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường cho HS ở các trường

THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Đề tài tiến hành phỏng vấn CBQL, GV và HS về thực trạng hoạt

động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS và thực trạng quản lý hoạt động

giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS ở các trường THCS

huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

7.2.3. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

Đề tài nghiên cứu sản phẩm của CBQL và GV như: kế hoạch

quản lý, kế hoạch tổ chức các hoạt động, kế hoạch dạy học và trang

5

thiết bị giáo dục,... ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các CBQL nhằm thu thập các

thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ

Đề tài sử dụng phần mềm Excell để xử lý kết quả thu được từ

phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo,

phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục nếp

sống văn hóa học đường cho học sinh trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn

hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ tỉnh Quảng

Ngãi.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

học đường ở các trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động

giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường

trung học cơ sở

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Quản lý

1.2.2. Quản lý giáo dục

6

1.2.3. Văn hóa

1.2.4. Nếp sống

1.2.5. Văn hóa học đường

1.2.6. Nếp sống văn hóa học đường

1.2.7. Giáo dục nếp sống văn hóa học đường

Giáo dục nếp sống văn hóa học đường là một quá trình tác động

từ phía chủ thể quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học đường đến đối

tượng giáo dục nếp sống văn hóa học đường, nhằm trang bị cho họ

những tri thức, kỹ năng thực hiện văn hóa học đường, góp phần phát

triển nhân cách phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.2.8. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường

cho học sinh trường trung học cơ sở

Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường là tác

động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong việc huy động, tổ

chức, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả

các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm hình thành và phát triển

toàn diện nhân cách của đối tượng quản lý theo mục tiêu mà nhà trường

đã đặt ra.

1.3. Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học

sinh ở các trường trung học cơ sở

1.3.1. Mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa học đường

1.3.2. Nội dung giáo dục nếp sống văn hóa học đường

1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống văn

hóa học đường

1.3.3.1. Hình thức tổ chức giáo dục nếp sống văn hóa học đường

1.3.3.2. Phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống văn hóa học

đường

1.3.4. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục nếp

sống văn hóa học đường

1.3.4.1. Nhiệm vụ, nội dung phối hợp giữa gia đình học sinh và

7

nhà trường

1.3.4.2. Nhiệm vụ, nội dung phối hợp giữa nhà trường và các lực

lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

1.3.5. Điều kiện giáo dục nếp sống văn hóa học đường

1.3.5.1. Chế độ chính sách cho học sinh

1.3.5.2. Cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

học đường

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường

cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa học đường

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục nếp sống văn hóa học đường

1.4.3. Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục nếp

sống văn hóa học đường

1.4.3.1. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục nếp sống văn hoá học

đường

1.4.3.2. Quản lý phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống văn hoá

học đường

1.4.4. Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo

dục nếp sống văn hóa học đường

1.4.5. Quản lý các điều kiện giáo dục nếp sống văn hóa học

đường

1.4.5.1. Quản lý thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh

Ba Tơ là huyện miền núi có điều kiện KT-XH đặc biệt khó

1.4.5.2. Quản lý xây dựng cảnh quan, cơ sở vật chất đảm bảo văn

hóa nhà trường

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống

văn hóa học đường

Tiểu kết chương 1

8

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG

VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ

SỞ HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học

đường và quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường để

đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường THCS

huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về hoạt động

giáo dục nếp sống văn hóa học đường; - Khảo sát thực trạng hoạt động

giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở trường THCS; - Khảo sát thực

trạng quản lý hoạt động giáo dục giáo dục nếp sống văn hóa học đường

ở trường THCS.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi (gồm 26 phiếu – Xem Phụ lục), quan

sát sư phạm, phỏng vấn trực tiếp đối với chuyên viên phòng GD&ĐT,

CBQL, GV…, nghiên cứu các văn bản liên quan của nhà trường, trao

đổi với CBQL, GV; Sau khi thu thập thông tin, sẽ tiến hành xử lí số

liệu bằng cách tổng hợp và gán mức độ tương ứng với điểm số: mức

cao nhất - gán điểm 3, mức trung bình - gán điểm 2 và mức thấp nhất￾gán điểm 1.

- Tiến hành xử lý số liệu bằng các sử dụng công thức tính giá trị

bình quân:

n

X Y

Y

X Y

X i i

i

i i ∑

∑= = ,

9

Trong đó:

- X là điểm bình quân; Xi là điểm ở mức độ i ; Yi là số người

cho điểm ở mức độ i; n = ∑ i Y là số người tham gia đánh giá.

Dựa trên điểm bình quân, tôi chia ra các khoảng điểm tương ứng

với mức độ:

- Nếu 1,0 ≤ X < 2,0 , đánh giá nội dung ở mức độ thấp.

- Nếu 2,0 ≤ X < 2,5 , đánh giá nội dung ở mức độ trung bình.

- Nếu 2,5 ≤ X ≤ 3,0 , đánh giá nội dung ở mức độ cao.

Trong quá trình khảo sát cũng có những phiếu dùng những từ

tương ứng với các mức điểm ở trên để nắm bắt ý kiến của các khách thể

như Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các từ chỉ mức độ đánh giá dùng trong quá trình khảo sát

thực trạng

Mức

điểm Điểm TB Mức độ đánh giá tương ứng

1 1,0 ≤ X < 2,0 Trung

bình

Ít thường

xuyên Có ảnh hưởng Ít quan

tâm

Ít quan

trọng

Ít cần

thiết

2 2,0 2,5 ≤ < X Tốt Thường

xuyên Ảnh hưởng lớn Quan

tâm

Quan

trọng

Cần

thiết

3 2,5 ≤ X ≤ 3,0 Rất tốt

Rất

thường

xuyên

Ảnh hưởng rất

lớn

Rất

quan

tâm

Rất quan

trọng

Rất cần

thiết

Đồng thời dựa vào điểm bình quân đề tài đưa ra thứ bậc của các

nội dung trong bảng đánh giá, sử dụng thứ bậc để so sánh giữa các nội

dung trong bảng đánh giá.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

2.1.4.1. Đối tượng, địa bàn khảo sát:

Đề tài tiến hành khảo sát bốn đối tượng: CBQL, GV, HS và

PHHS ở 13 trường THCS và các chuyên viên của Phòng GD&ĐT

huyện Ba Tơ, cụ thể: khảo sát đối với 26 CBQL, 26 GV, 130 HS, 260

PHHS, 05 chuyên viên.

2.1.4.2. Tiến trình và thời gian khảo sát:

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình

hình giáo dục và đào tạo

10

2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã

hội huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1.1. Địa giới hành chính

2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2. Tình hình giáo dục cấp trung học cơ sở huyện Ba Tơ,

tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2.1. Chất lượng giáo dục

2.2.2.2. Tình hình đội ngũ CBQL

2.2.2.3. Tình hình đội ngũ giáo viên (chưa tính GV hợp đồng)

2.2.2.4. Tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

a. Tình hình cơ sở vật chất

b. Tình hình thiết bị dạy học

2.2.2.5. Công tác phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học

đường ở các trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và

phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học

đường

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục nếp sống

văn hóa học đường

2.3.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục nếp sống

văn hóa học đường

2.3.4. Thực trạng hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục

nếp sống văn hóa học đường

2.3.4.1. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục nếp sống VHHĐ

2.3.4.2. Thực trạng phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống

VHHĐ

2.3.5. Thực trạng về sự phối hợp giữ các lực lượng tham gia

giáo dục nếp sống văn hóa học đường

11

2.3.6. Thực trạng về điều kiện giáo dục nếp sống văn hóa học

đường

2.3.6.1. Thực trạng thực hiện các chế độ chính sách đối với học

sinh

2.3.6.2. Thực trạng cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường

2.3.7. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo dục

nếp sống văn hóa học đường

2.3.8. Kết quả giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các

trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.3.8.1. Thực trạng về việc thực hiện tốt các chuẩn mực văn hóa

của học sinh ở trường lớp

2.3.8.2. Thực trạng về việc chưa thực hiện tốt chuẩn mực văn hóa

của học sinh ở trường lớp

2.3.8.3. Thực trạng về cách giao tiếp ứng xử của học sinh ở

trường lớp

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

học đường ở các trường trung học cơ sở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng

Ngãi

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa

học đường

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục nếp sống văn hóa

học đường

2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức, phương pháp tổ chức giáo

dục nếp sống văn hóa học đường

2.4.3.1. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức giáo dục nếp sống

VHHĐ

2.4.3.2. Thực trạng quản lý phương pháp tổ chức giáo dục nếp

sống VHHĐ

2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo

dục nếp sống văn hóa học đường

12

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện trong hoạt động giáo

dục nếp sống văn hóa học đường

2.4.6. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống

văn hóa học đường

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục

nếp sống văn hóa học đường ở các trường trung học cơ cở huyện

Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.5.1. Ưu điểm

Nhìn chung các trường đều có sự quan tâm đến công tác giáo dục

nếp sống VHHD cho HS, đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các

LLGD tương đối tốt nên kết quả thu được là tương đối rõ nét. Phần lớn

GV có nhận thức về vai trò của công tác giáo dục nề nếp VHHĐ cho

HS.

Đặc biệt, CBQL các trường bước đầu đã xác định được mục tiêu,

lựa chọn những nội dung giáo dục khá phù hợp với đặc điểm của trường

lớp, phù hợp với thực tế địa phương; sử dụng một số hình thức và

phương pháp giáo dục tương đối khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả

nhất đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho

HS.

2.5.2. Hạn chế

Hầu hết các trường chưa còn thụ động trong việc xây dựng và

triển khai kế hoạch giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS, chưa thực sự chủ

động đề ra các chương trình, kế hoạch tổ chức giáo dục nếp sống

VHHĐ cho HS một cách bài bản. Hầu hết kế hoạch giáo dục chỉ bám

sát vào nội dung do Bộ GD&ĐT quy định và chỉ khi ngành phát động

thì mới triển khai thực hiện tốt.

Không chỉ về kế hoạch giáo dục còn nhiều hạn chế mà cả nội

dung, hình thức, phương pháp cũng còn đơn điệu, chủ yếu là bám vào

nội dung lồng ghép qua một số môn học như GDCD, Lịch sử, Ngữ

Văn… và thông qua một số hoạt động giáo dục NGLL; các trường chưa

13

xây dựng được bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường nên công tác quản

lí hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS đạt kết quả chưa cao.

Bên cạnh đó, sự kết hợp của ba môi trường giữa gia đình, nhà trường và

xã hội chưa được thực hiện tốt. Ngoài ra công tác quản lý kiểm tra,

đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cũng như quá trình rèn

luyện nếp sống văn hoá của HS chưa thường xuyên, các trường chưa

xây dựng được bộ tiêu chí về đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp

sống VHHĐ.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của xã

hội; sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập những

loại hình văn hoá ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục của

nước ta, với tâm lý lứa tuổi HS THCS là thích cái mới, hay học hỏi đua

đòi, vì vậy một bộ phận học sinh chạy theo cái mới một cách mù quáng

mà không nhận thức đúng hay không đúng, nên hay không nên.

- Hầu hết các xã thuộc huyện Ba Tơ là xã có điều kiện kinh tế –

xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; phần lớn HS là con em đồng bào

dân tộc thiểu số (Hrê), có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, tỉ lệ hộ

nghèo và cận nghèo còn khá cao… nên sự quan tâm của của gia đình và

xã hội còn hạn chế, điều kiên học tập của các em còn thiếu thốn.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã xuống cấp, hư hỏng

nhiều, nguồn kinh phí phục vụ cho giáo dục còn ít cho dù những năm

qua đã có sự cố gắng đầu tư của nhà nước nhưng vẫn còn rất hạn chế,

đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến việc triển xây dựng và triển khai

thực hiện công tác giáo dục nếp sống VHHĐ nói riêng cũng như các

hoạt động giáo dục khác nói chung.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Lứa tuổi HS THCS có sự biến đổi mạnh về tâm sinh lý, điều đó

dễ dẫn đến sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ, dễ bị cám dỗ và dễ bị lôi kéo từ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!