Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện núi thành tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
147
Kích thước
17.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1599

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện núi thành tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THUÝ VY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG – 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THUÝ VY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 814.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ MỸ DUNG

ĐÀ NẴNG – 2022

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4

8. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ

NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO ...........1

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................1

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................1

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.............................................5

1.2.2. Giáo dục, giáo dục kỹ năng xã hội, hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội ở

trường mẫu giáo...............................................................................................................8

1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo .....................9

1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi............................10

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trường

mẫu giáo ........................................................................................................................10

1.3.2. Nội dung hoạt động của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

tại trường mẫu giáo........................................................................................................11

1.3.3. Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động của hoạt động giáo dục kỹ

năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo ..........................................................13

1.3.4. Các điều kiện của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại

trường mẫu giáo.............................................................................................................15

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động của hoạt động giáo dục kỹ

năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo ..........................................................16

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu

giáo ................................................................................................................................17

1.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

tại các trường mẫu giáo .................................................................................................17

1.4.2. Quản lý nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho 5-6 tuổi tại

các trường mẫu giáo ......................................................................................................18

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội

cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo........................................................................19

v

1.4.4. Quản lý các điều kiện giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các

trường mẫu giáo.............................................................................................................20

1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng xã

hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo..................................................................20

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi tại các trường mẫu giáo ..........................................................................................21

1.5.1. Yếu tố chủ quan ..........................................................................................21

1.5.2. Yếu tố khách quan ......................................................................................22

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................23

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ

HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO HUYỆN NÚI

THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM..................................................................................24

2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng ....................................................24

2.1.1. Mục tiêu khảo sát........................................................................................24

2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................24

2.1.3. Khách thể khảo sát......................................................................................24

2.1.4. Quy trình khảo sát.......................................................................................25

2.1.5. Phương pháp khảo sát.................................................................................25

2.2. Khái quát tình hình kinh tế chính trị - văn hóa xã hội và giáo dục của huyện Núi

Thành, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................26

2.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị của huyện Núi Thành ....................................26

2.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội của huyện Núi Thành......................................28

2.2.3. Tình hình giáo dục mẫu giáo của huyện Núi Thành...................................29

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mẫu

giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.......................................................................32

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS về tầm quan trọng của giáo

dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...............................................................32

2.3.2. Thực trạng mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................33

2.3.3. Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................35

2.3.4. Thực trạng phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho

trẻ 5-6 tuổi .....................................................................................................................39

2.3.5. Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho

trẻ 5-6 tuổi .....................................................................................................................40

2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội

cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................................................42

vi

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các

trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam...................................................44

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................44

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................46

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng xã

hội cho trẻ 5-6 tuổi.........................................................................................................48

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã

hội cho trẻ 5-6 tuổi.........................................................................................................50

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục

kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi......................................................................................51

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ

5-6 tuổi tại trường mẫu giáo huyện Núi Thành.............................................................53

2.5.1. Những ưu điểm ...........................................................................................53

2.5.2. Những hạn chế ............................................................................................53

2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại

các trường mẫu giáo huyện Núi Thành .........................................................................53

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................55

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ

HỘI CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO HUYỆN NÚI

THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM..................................................................................56

3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp ...............................................................56

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .............................................................56

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................56

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.............................................................57

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................................57

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................57

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các

trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam...................................................58

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm

quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi ..............58

3.2.2. Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục

kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi....................................................................................60

3.2.3. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực .......................63

3.2.4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi....................................64

vii

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội

cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................................................68

3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý sử dụng

trang thiết bị giáo dục có hiệu quả trong hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi.................................................................................................................................70

3.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội

hoá giáo dục cho hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi........................72

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................74

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................74

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ..............................................................................74

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm................................................................................74

3.3.4. Tiến trình khảo nghiệm...............................................................................75

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm..................................................................................75

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................84

PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

CB Cán bộ

CBQL Cán bộ quản lý

CSVC Cơ sở vật chất

CSGD Chăm sóc giáo dục

ĐLC Độ lệch chuẩn

ĐTB Điểm trung bình

GDKNXH Giáo dục kỹ năng xã hội

GV Giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

KN Kỹ năng

KNXH Kỹ năng xã hội

MG Mẫu giáo

NV Nhân viên

PGD-ĐT Phòng Giáo dục-Đào tạo

PH Phụ huynh

PHHS Phụ huynh học sinh

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1.

Bảng tổng hợp mạng lưới trường lớp các trường mầm non, mẫu

giáo (công lập, ngoài công lập) từ 2018-2020 trên địa bàn huyện

Núi thành, tỉnh Quảng Nam

30

2.2.

Bảng tổng hợp đội ngũ CBQL03 trường Mẫu giáo năm học 2019

– 2020

31

2.3.

Về tình hình đội ngũ GV 03 trường Mẫu giáo năm học 2019 -

2020

31

2.4.

Bảng đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở Núi Thành 32

2.5.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở Núi Thành 33

2.6.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện nội dung của hoạt

động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở Núi

Thành

35

2.7.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện phương pháp, hình

thức của hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu

giáo ở Núi Thành

39

2.8.

Bảng đánh giá mức độ kết quả thực hiện môi trường kỹ năng xã

hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện Núi Thành 41

2.9.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác kiểm tra,

đánh giá hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu

giáo ở Núi Thành

43

2.10.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lý mục tiêu hoạt

động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo ở Núi

Thành

45

2.11.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lý nội dung hoạt

động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo ở Núi

Thành

46

2.12.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý

phương pháp, hình thức hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở

các trường mẫu giáo huyện Núi Thành

48

2.13.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý các

điều kiện tổ chức hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các

trường mẫu giáo huyện Núi Thành

50

2.14.

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý kiểm

tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các

trường mẫu giáo huyện Núi Thành

51

x

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.15.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDKNXH

cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành 54

3.1.

Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý GDKNXH

cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành 75

3.2.

Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ

năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi

Thành

77

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một

nền giáo dục tốt”. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục

quốc dân, là nền tảng đầu tiên giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo

đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người, là những tiền đề

cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học và các cấp học tiếp theo được tốt.

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến Giáo dục

mầm non (GDMN), đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất

lượng GDMN. Đặc biệt trong Chương trình GDMN năm 2009 đã đưa ra nội dung giáo

dục kỹ năng xã hội (GDKNXH) cho trẻ mẫu giáo. Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, tất

cả các cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương

trình GDMN mới, trong đó đặc biệt quan tâm tới chương trình GDMN đối với trẻ 5-6

tuổi. Theo điều I, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính

phủ Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-

2015 nêu: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm

tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ tại các cơ sở

giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm

thế cho trẻ vào học lớp 1”.

Có thể thấy rằng, hiện nay chúng ta đang sống trong nền kinh tế phát triển và hội

nhập cuộc sống của con người đã và đang dần thay đổi, nhiều vấn đề phức tạp liên tục

nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực gây nguy

hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có cả trẻ em nếu không

có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có

những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm

tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kĩ năng sống

cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng.

Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là

một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những nội dung gần

gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết được những điều an

toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn

minh, lịch sự… Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt

động giáo dục kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp

qua các hoạt động trong ngày, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường

chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển kỹ năng

xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự

tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo

nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Hơn nữa trong cuộc sống bận rộn

2

khiến thời gian cha mẹ dành cho con khá ít, đôi khi những câu chuyện với con chỉ là

thoáng qua, hoặc cha mẹ chưa thực sự biết cách thấu hiểu hết con mình.

Mặt khác tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp

với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gửi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp

đỡ,…hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành,

không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh…

Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách lồng ghép giáo dục kỷ năng

xã hội cho trẻ . Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: nội dung cho trẻ hoạt động chưa

phong phú, còn mang tính áp đặt, chưa định hướng suy nghĩ cho trẻ và hướng trẻ đến

những suy nghĩ lành mạnh, cùng thảo luận với trẻ về các vấn đề liên quan đến giao

tiếp xã hội, cách cư xử với bạn bè, với người lớn.

Núi Thành là một huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, với nhiều khu công nghiệp

được lập ra. Vì vậy, số dân sinh sống và làm việc tại Núi Thành ngày càng nhiều, cho

nên nhu cầu gửi con em tại các cơ sở mẫu giáo ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, hiện

nay việc các trường mẫu giáo còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động phát triển kỹ

năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến từ các yếu tố khách quan và yếu tố

chủ quan.

Nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội thông qua các bài học tương tác,

làm việc nhóm, thuyết trình để trẻ có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân

thiện, quan tâm , chia sẻ và thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt gia

đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi. Nên tôi đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt

động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi

Thành tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu giúp trẻ có những kỹ năng xã hội tốt hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã

hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành, tỉnh Quảng

Nam và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần nâng

cao kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã

hội cho trẻ tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đề tài đề xuất

các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và

chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!