Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện konplông tỉnh kon tum
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ NGỌC THÀNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
TIỂU HỌC HUYỆN KON PLÔNG TỈNH KON TUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Việt Phú
Phản biện 1: TS. Huỳnh Thị Tam Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Xuân Bách
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
13-14 tháng 10 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nền tảng của giáo dục phổ thông,
giáo dục tiểu học có tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách
của mỗi người. Giáo dục kĩ năng sống(KNS) ngay từ cấp học này sẽ
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức và nhân cách.
Giáo dục KNS có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của cá nhân trong xã hội, thực sự là một trong những trụ cột
quan trọng của công dân toàn cầu thế kỷ XXI, đặc biệt là trong thời
kỳ hội nhập như ngày nay, đó là: học để biết, học để làm, học để tự
khẳng định mình và học để cùng chung sống. Điều này càng đặc biệt
đúng hơn với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS), bởi đây là đối tượng
mà KNS còn yếu và thiếu do bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân: đặc
điểm tâm sinh lí, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chất
lượng, điều kiện giáo dục...
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề
cập đến phương diện lí luận và thực tiễn của việc rèn KNS thông qua
các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp(NGLL) và các
con đường khác. Tuy vậy, số công trình nghiên cứu về lí luận, thực
tiễn, nhất là thực tiễn giáo dục KNS ở trường Phổ thông Dân tộc Bán
trú (PT DTBT) Tiểu học chưa nhiều và ít được đề cập tới đối tượng
học sinh dân tộc.
Với những lí do trên, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề
tài: “Quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh người dân tộc
thiểu số ở các trường Phổ thông dân tộc Bán trú tiểu học huyện
KonPlông tỉnh Kon Tum" để nghiên cứu.
- 2 -
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lí hoạt động
giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS, từ đó đề xuất các
biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh người DTTS
ở các trường PT DTBT Tiểu học huyện KonPlông tỉnh Kon Tum.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người dân tộc
thiểu số.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người
DTTS của các trường PT DTBT Tiểu học huyện KonPlông, tỉnh
Kon Tum.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở các trường
PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Kon Plông sẽ được nâng cao
nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục
KNS cho học sinh người DTTS theo hướng: nâng cao nhận thức cho
các chủ thể về hoạt động giáo dục KNS; kế hoạch hóa hoạt động giáo
dục KNS; xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực; phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng trong, ngoài nhà trường để giáo dục
KNS cho học sinh.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá
thực trạng qua đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục
KNS cho HS tiểu học người DTTS ở các trường PTDTBT tiểu học
huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- 3 -
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn qua hai hoạt động chính là hoạt động dạy học và hoạt
động giáo dục NGLL.
- Về thực trạng quản lí của ban giám hiệu (BGH) ở 10/10 trường
PT DTBT Tiểu học trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum từ
năm 2012 đến 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
7. Đóng góp của luận văn
Tổng hợp, khái quát lý luận về giáo dục KNS, giáo dục KNS
cho học sinh tiểu học. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
KNS cho học sinh tiểu học người DTTS.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được cấu
trúc thành 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận và khuyến nghị.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DTTS
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Trên thế giới
Những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ KNS đã được xuất hiện
trong các chương trình hành động giáo dục của Quỹ nhi đồng Liên
hiệp quốc(UNICEP). Trước tiên là chương trình “Giáo dục những giá
trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ.
- 4 -
Cũng theo WHO, KNS được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý
xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự
nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng
xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm
xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định,
giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Tác giả Nguyễn Huỳnh Mai– Liège,(Bỉ) trong bài KNS cho học
sinh bậc Tiểu học - Kinh nghiệm từ một nhà giáo ở Bỉ (www.Tiểu
học.vn) đã chỉ ra cách dạy và định hướng giáo dục KNS cho học sinh
tiểu học tại Bỉ và khẳng định một trong những sứ mạng của trường
Tiểu học là giúp cho trẻ tự lập, và tạo điều kiện, tạo môi trường để trẻ
phát triển KNS [21]
Mặc dù, giáo dục KNS cho học sinh đã được nhiều nước quan
tâm và cùng xuất phát từ quan niệm chung về KNS của Tổ chức Y tế
thế giới hoặc của UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục
KNS ở các nước không giống nhau.
Vì vậy quan niệm, nội dung giáo dục KNS được triển khai ở các
nước vừa thể hiện cái chung vừa mang đặc thù của các quốc gia,
nhưng với các đối tượng, hình thức giáo dục khác nhau thì nội dung
giáo dục KNS cũng khác nhau.
1.1.2. Ở Việt Nam
Thuật ngữ KNS được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ
chương trình của UNICEF(1996) “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà
trường”.
Trong giai đoạn đầu tiên, khái niệm KNS được giới thiệu trong
chương trình này chỉ bao gồm những KNS cốt lõi như: kĩ năng tự
nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết
- 5 -
định, kĩ năng kiên định và kĩ năng đạt mục tiêu. Giai đoạn 2 của
chương trình mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh và KNS”. Trong
giai đoạn này nội dung của khái niệm KNS và giáo dục KNS đã được
phát triển sâu sắc hơn.
Tác giả Nguyễn Dục Quang trong cuốn “Hướng dẫn Giáo dục
KNS cho học sinh phổ thông” cho rằng: “Cách thức giáo dục KNS
được hiểu bao gồm những phương pháp tiếp cận, các phương pháp
dạy học tích cực và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS
cần quan tâm đến vai trò của người học”.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình và cộng sự đã mô tả
sinh động, đầy đủ, hệ thống về tiếp cận và thực hiện giáo dục KNS
cho học sinh do Ngành giáo dục thực hiện. Theo đó, các nội dung
giáo KNS cụ thể đã được triển khai ở cấp tiểu học như sau:
Giáo dục KNS ở bậc học Tiểu học tâp trung vào các kỹ năng
chính như kỹ năng đọc, viết, tính toán, nghe, nói, coi trọng khả năng
thích ứng với những thay đổi diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, hình
thành các kỹ năng tư duy sáng tạo, phê phán, kỹ năng ra quyết định
và giải quyết vấn đề, phát triển trí tưởng tượng.
Bắt đầu từ năm 2010-2011 bộ GD&ĐT chủ trương đưa nội dung
giáo dục KNS vào chương trình học chính khóa trong các nhà trường
phổ thông, từ bậc tiểu học đến THPT. Trong chương trình GD Tiểu
học mới đã hướng giáo dục KNS thông qua lồng ghép một số môn
học như: môn Tiếng Việt (lớp 1,2,3,4,5), môn Đạo đức, Tự nhiên -
Xã hội (ở lớp 1-3) và môn Khoa học (ở lớp 4-5)...
Những phân tích trên cho thấy nội dung giáo dục trong các nhà
trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng
đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho học sinh. Vì
vậy, trong tình hình hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu đề tài đặt ra là hợp
lý và cần thiết.
- 6 -
1.2. CÁC KHÁI NIỆN CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lí, quản lí giáo dục
a. Quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt
ra trong điều kiện biến động của môi trường và phù hợp với quy luật
khách quan.
b. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục,
là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, điều hành các cơ sở giáo
dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu
cầu phát triển của xã hội.
1.2.2. Kĩ năng, kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống
a. Kĩ năng là gì?
Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân
về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình
huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
b. Kĩ năng sống?
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả
năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
c. Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục KNS là rèn năng lực tâm lí-xã hội cho con người và
giúp họ có những hành vi tích cực, mang tính xây dựng, thay đổi
những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở trải nghiệm để có cả
kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp giúp người học
giải quyết được vấn đề và thích ứng tốt nhất trong cuộc sống.
- 7 -
1.2.3. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Quản lý hoạt động giáo dục KNS là hệ thống những tác động tự
giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của
chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, GV, nhân viên, tập thể
học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm thực hiện có chất lượng và có hiệu quả mục tiêu giáo dục
KNS cho học sinh.
1.3. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.3.1. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học người
DTTS
Học sinh tiểu học người DTTS cũng có những nét đặc điểm tâm
lý chung giống với học sinh người Kinh ở các vùng miền khác cùng
trang lứa. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung đó các em có
những nét đặc điểm riêng, những đặc điểm mang tính tộc người và
những đặc điểm đó do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa tạo nên.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục KNS cho HS tiểu học người DTTS
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ
năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi,
thói quen lành mạnh tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu
cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
1.3.3. Nội dung giáo dục KNS cho HS tiểu học người DTTS
Nội dung giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS có
thể tóm lại trong 3 nhóm KN sau:
* Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình:
* Nhóm các kỹ năng phân biệt và sống với người khác:
* Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả:
- 8 -
1.3.4. Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
người DTTS
Thường gồm một số phương pháp sau: Phương pháp thảo luận
nhóm; Phương pháp hoạt động nhóm nhỏ; Phương pháp giao nhiệm
vụ; Phương pháp đóng vai; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương
pháp trò chơi:
1.3.5. Hình thức giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người
DTTS
a. Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS qua các
giờ học trên lớp
b. Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS thông qua
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(GDNGLL)
c. Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS thông qua
các hoạt động trải nghiệm
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.4.1. Quản lí mục tiêu hoạt động giáo dục KNS ở trường
PTDTBT tiểu học
Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục KNS là hướng tới quản lý
các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục đồng thời tạo sự thống
nhất cao trong việc tăng cường giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
trong toàn cấp học qua đó.
1.4.2. Quản lí nội dung hoạt động giáo dục KNS ở trường
PTDTBT tiểu học
a. Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực
hiện giáo dục KNS
b. Quản lý, xây dựng đội ngũ GV thực hiện giáo dục KNS
trong nhà trường
- 9 -
c. Quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục
KNS
1.4.3. Quản lí các hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh người DTTS tiểu học
- Quản lý giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS qua
các giờ học trên lớp
- Quản lý giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS
thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(GDNGLL)
- Quản lý giáo dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS
thông qua các hoạt động trải nghiệm
1.4.4. Quản lí công tác phối hợp tham gia hoạt động GDKNS
cho HS người DTTS tiểu học
Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo
dục KNS cho học sinh tiểu học người DTTS là rất quan trọng và cần
thiết để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Bên cạnh đó, nhà
trường phải làm sao cho xứng đáng là trung tâm giáo dục của địa
phương; làm thế nào để địa phương luôn đồng tình, ủng hộ.
1.4.5. Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
KNS cho HS tiểu học người DTTS
Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu quan trọng của hoạt
động quản lý. Nếu như không kiểm tra đánh giá thì các nhà quản lý
giáo dục không thể phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất các biện
pháp kịp thời.
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ
Đó là: Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về
việc giáo dục KNS cho HS; Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến giáo
- 10 -
dục KNS cho học sinh; Đội ngũ giáo viên; Nội dung chương trình
giáo dục KNS; Môi trường giáo dục, môi trường sống, đặc điểm tâm
sinh lý của HS tiểu học người DTTS; Cơ sở vật chất, kinh phí...
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Những nghiên cứu lí luận trong chương 1 là cơ sở để khẳng định
tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh. Nó là thước đo
của sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ của học sinh, là thước
đo sự quan tâm giáo dục của nhà trường - gia đình - xã hội đối với
thế hệ trẻ của đất nước.
- 11 -
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KONPLÔNG, TỈNH KON TUM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI VÀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KON PLÔNG,
TỈNH KON TUM
2.1.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
Huyện Kon Plông được chia tách theo Nghị định 14/2002/NĐCP, ngày 31/01/2002 của Chính phủ. Huyện Kon Plông nằm ở phía
Đông Bắc của tỉnh Kon Tum. Tổng diện tích tự nhiên 137.124,58 ha;
dân số trung bình đến cuối năm 2016 là 26.685 người.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Sau 15 năm tái thành lập, kinh tế xã hội huyện không ngừng
phát triển, tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 là 1037,4 tỷ đồng, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 37,08%/năm.
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục - đào tạo
a. Quy mô, mạng lưới trường lớp
Tính đến năm tháng 6/2017, toàn huyện Kon Plông có 34 trường
học gồm: 11 trường THCS, 12 trường Tiểu học, 10 trường Mầm non
và 01 trường PTDT Nội trú huyện.
b. Phổ cập giáo dục
Năm 2016 cả 9/9 đơn vị xã trong huyện đã được công nhận đã
hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi.
c. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo
Tính đến cuối năm học 2016 – 2017, toàn ngành có 665 cán bộ,
- 12 -
GV và nhân viên. 99,8% CBGV đạt chuẩn trở lên. Đội ngũ CBQL có
77 người.
d. Chất lượng giáo dục
Chất lượng GD&ĐT của huyện Kon Plông trong những năm qua
luôn được nâng lên. Tỷ lệ HS xếp loại hoàn thành Tốt và hoàn thành
Xuất sắc hàng năm đều đạt ở mức từ 35 đến trên 40%.
e. Cơ sở vật chất - thiết bị trường học
Cơ bản đáp ứng được công tác dạy và học tại các đơn vị trường.
2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục Tiểu học
a. Quy mô trường lớp, học sinh trường PTDTBT Tiểu học
huyện Kon Plông 5 năm
Năm học
Tổng số
trường
Tiểu
học
TS
trường
PTDT
BT
Tiểu
học
Tổng
số lớp
Tổng
số HS
Tổng
số HS
Bán
trú
Tổng số CBQL, GV, NV
Tổng
số
CB
QL
Giáo
viên
Nhân
viên
2012-2013 10 9 228 2575 706 304 28 266 10
2013-2014 10 9 215 2630 702 324 26 275 23
2014-2015 10 9 209 2688 721 300 26 254 20
2015-2016 11 10 205 2658 708 300 28 252 20
2016-2017 12 10 200 2688 823 308 30 258 20
b. Cơ sở vật chất - thiết bị trường học
Cơ bản đáp ứng được công tác dạy và học tại các đơn vị trường.
c. Chất lượng giáo dục học sinh qua các năm
Nội dung
Năm học
2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
TS học sinh 2575 2630 2688 2658 2688
HTCT
lớp học
HT 2498 97,0 2506 95,3 2628 97,8 2562 96,4 2560 95,2
CHT 77 3,0 124 4,7 60 2,2 96 3,6 128 4,8
Khen
thưởng
Cấp
trường 1204 46,7 1217 46,3 1189 44,2 1156 43,5 985 36,6
Cấp
trên 0 0,0 0 0,0 5 0,2 0 0,0 3 0,1
- 13 -
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
2.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS, đề xuất
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục
KNS ở trường PTDTBT tiểu học huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
2.2.2. Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát
a. Đối tượng: Tổng số: 545 người.
b. Phạm vi: ở 10/10 đơn vị trường PTDTBT tiểu học trên địa
bàn huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum.
2.2.3. Nội dung, phương pháp điều tra, khảo sát
a. Nội dung
Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục KNS thông qua các giờ
học trên lớp, hoạt động giáo dục NGLL và hoạt động trải nghiệm.
b. Phương pháp: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và
phỏng vấn.
2.2.4. Xử lí kết quả điều tra, khảo sát
Để thống kê, đánh giá thực trạng, xử lý số liệu bằng Excel.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KNS CHO
HỌC SINH TH NGƯỜI DTTS HUYỆN KONPLÔNG, TỈNH
KON TUM
2.3.1. Thực trạng về mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh tiểu
học người DTTS
Kết quả khảo sát cho thấy, quan niệm về mục tiêu giáo dục KNS
của CBQL, GV ở mức độ trung bình khá (ĐTB = 2,7).
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh tiểu học người DTTS qua các giờ học trên lớp
Quả khảo sát các đối tượng đều cho rằng nhà trường đã quan
tâm đến giáo dục KNS cho học sinh tiểu học, các nội dung giáo dục
phù hợp với học sinh tiểu học.