Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN CÔNG HƯỚNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 08.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ GIANG NAM
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác.
Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Nguyễn Công Hướng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn này, tác giả đã
luôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, sự chỉ bảo nhiệt tình
của các thầy, cô giáo, sự quan tâm của các đồng nghiệp và bạn bè, người thân.
Với tình cảm chân thành, em bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau Đại học, Khoa QLGD - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các
thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt
quá trình đào tạo của khóa học.
Em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Ngô Giang Nam - Người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để bản luận văn này được hoàn thành.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các đồng
chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên và học sinh tại các
trường phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai; đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tác giả luận văn này rất mong nhận
được ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Công Hướng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH.....................................................................ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ
SỞ..................................................................................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................7
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................11
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................14
1.2.1. Quản lý.....................................................................................................14
1.2.2. Giáo dục, hoạt động giáo dục ..................................................................15
1.2.3. Học sinh dân tộc thiểu số.........................................................................16
1.2.4. Giới tính...................................................................................................17
1.2.5. Giáo dục giới tính (GDGT) .....................................................................19
1.2.6. Giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ....................................22
1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số
tại trường PTDT BT THCS.........................................................................23
iv
1.2.8. Nhiệm vụ, nguyên tắc của giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tại
trường PT DTBT THCS..............................................................................24
1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục giới tính cho học sinh DTTS tại các
trường PTDTBT THCS...............................................................................26
1.3.1. Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS ............................................26
1.3.2. Vị trí, vai trò của giáo dục giới tính cho HS DTTS tại trường PTDT
BT THCS trong chương trình GD...............................................................28
1.3.3. Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường
PTDT BT THCS..........................................................................................30
1.3.4. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường
PTDT BT THCS..........................................................................................31
1.3.5. Phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu
số tại trường PTDT BT THCS ....................................................................33
1.3.6. Các lực lượng phối hợp giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu
số tại trường PTDT BT THCS ....................................................................36
1.3.7. Đánh giá kết quả và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDT BT THCS ..................38
1.4. Nội dung quản lý giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở
trường PTDTBT THCS...............................................................................39
1.4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS..................................................39
1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở
trường PTDTBT THCS...............................................................................40
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở trường PTDTBT THCS................................................................41
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS...................................46
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở trường PTDTBT THCS..................................................47
1.5.1. Các yếu tố chủ quan.................................................................................47
1.5.2. Các yếu tố khách quan.............................................................................48
Kết luận chương 1..............................................................................................49
v
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI...............................................51
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai ..................................................................................................51
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Bát Xát.................................51
2.1.2. Khái quát về giáo dục huyện Bát Xát......................................................52
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................56
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................56
2.2.2. Đối tượng khảo sát...................................................................................56
2.2.3. Nội dung khảo sát....................................................................................56
2.2.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................56
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................57
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số
ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ở huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai .........................................................................................58
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về
vai trò hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các
trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.................................58
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt
động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai...........60
2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai........................................................................63
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai...................................................................................79
2.4.1.Thực trạng công tác lập kế hoạch giáo dục giới tính của các trường PTDTBT
THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .................................................................79
vi
2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính các
trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ..........................................................82
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính của các trường phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .......................85
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hiện giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai........................................................................87
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung
học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai........................................................90
2.5.1. Đánh giá chung........................................................................................90
2.5.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân.................................................91
Kết luận chương 2..............................................................................................94
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI......................................................95
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú
trung học cơ sở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai..............................................95
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục........................95
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................95
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................95
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..........................................................96
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ...........................................................96
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai........................................................................96
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà
trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ..................................96
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ,
giáo viên ......................................................................................................98
vii
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội
dung giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế........100
3.2.4. Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội
dung giáo dục giới tính..............................................................................102
3.2.5. Phối hợp tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các
lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh............106
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................109
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ......110
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..........................................................................110
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..........................................................................110
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm....................................................................110
Kết luận chương 3............................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................115
1. Kết luận........................................................................................................115
2. Khuyến nghị.................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................120
PHỤ LỤC .......................................................................................................122
viii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Quản lý giáo dục
DTTS : Dân tộc thiểu số
ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDGT : Giáo dục giới tính
GT : Giới tính
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
HS : Học sinh
PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất trường THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai năm học 2018-2019 ..................................................................55
Bảng 2.2. Ý nghĩa của điểm số bình quân .......................................................57
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt
động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường
các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai..............58
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về mục tiêu hoạt động
giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các
trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ....................61
Bảng 2.5. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................63
Bảng 2.6. Đánh giá của HS về thực trạng nội dung hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT
THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................................................66
Bảng 2.7. Đánh giá của HS về phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................70
Bảng 2.8. Thực trạng về hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.....................................................................................72
Bảng 2.9. Đánh giá của HS về hình thức giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.....................................................................................74
Bảng 2.10. Thực trạng phối hợp các lực lượng hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.......................................................................76
x
Bảng 2.12. Thực trạng về kết quả hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai .............................................................................78
Bảng 2.13. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.......................................................................80
Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.....................................................................................82
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân
tộc thiểu số tại trường các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.....................................................................................85
Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường các trường
PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................................88
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở
các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.................... 111
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các
trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................112
Hình:
Hình 2.1: Cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Bát Xát giai đoạn 2017-2019...51
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và
nhà nước ta, đặc biệt là ưu đãi trong giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số
(ĐBDTTS), các nhóm đặc biệt khó khăn. Đây là điều có ý nghĩa động viên các
nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục phổ thông
và góp phần bình đẳng xã hội giữa các nhóm người, các dân tộc trên một vùng
lãnh thổ, thể hiện sự ưu việt của nền an sinh xã hội nước nhà trong trách nhiệm
nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định
cuộc sống cho nhóm dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Người dân tộc
thiểu số (DTTS) có tiếng nói và chữ viết riêng có nền văn hóa khác biệt cùng tồn
tại song song và phát triển cùng với các phong tục tập quán của văn hóa cộng
đồng chung của người Việt có những dấn ấn tinh hoa nhưng cũng có những hủ
tục làm cho nhận thức và đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số còn thua
kém so với mặt bằng chung của cả nước vì vậy họ được xem là nhóm đối tượng
yếu thế, cần có sự quan tâm đặc biệt.
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu
số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông
qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Nhờ đó, sự nghiệp giáo
dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến đáng kể: hệ thống
trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo
đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh đến
trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Tỷ lệ HS tốt nghiệp
THCS và THPT hằng năm tăng rõ rệt. Hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường
phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) ngày càng phát huy
hiệu quả tích cực. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và
người học là người dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy
định. Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo
2
dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Vì thế đời sống
của nhân dân các dân tộc vùng dân tộc thiểu số được cải thiện cả về vật chất lẫn
tinh thần.
Để tăng cường công tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời
gian qua, Bộ chính trị đã có Chỉ thị 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ chính trị
khóa VIII về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với
công tác bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chỉ thị số 20-CT/TW ngày
5/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo
dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.
Tuy nhiên khi kinh tế-xã hội phát triển cũng kéo theo các mặt khác của xã
hội cũng phát triển đặc biệt là nền văn hóa khi đất nước đang trong quá trình hội
nhập. Nền văn hóa tác động đến nhiều mặt đến sự phát triển của con người nói
chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có những
ảnh hưởng tiêu cực có ảnh hưởng đến học sinh THCS trong đó có học sinh dân
tộc thiểu số - lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất cũng như giới
tính. Các em học sinh DTTS trong độ tuổi THCS cũng là giai đoạn dậy thì, tâm
lý luôn muốn khám phá thế giới xung quanh, bên cạnh đó là những hủ tục như
tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,… vẫn còn diễn ra ở một số đồng bào dân tộc
thiểu số dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học. Vì thế, việc trang bị cho các em
những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Từ đó, các em sẽ
không còn ngỡ ngàng, lo sợ mà làm chủ được bản thân mình, tạo hành trang vững
chắc để tránh được các hậu quả do sự thiếu hiểu biết là việc làm cần thiết trong
mỗi nhà trường, đặc biệt là các trường PTDTBT THCS. Từ các kiến thức được
trang bị, các em sẽ là nhân tố để về địa phương tuyên truyền cho gia đình và
những người xung quanh hiểu biết và dần xóa bỏ những hủ tục không còn phù
hợp làm ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì vậy vấn
đề giáo dục giới tính, quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh đang
được ngành giáo dục quan tâm nhất là học sinh vùng dân tộc thiểu số.
3
Trong những năm qua thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, ngành giáo dục
và đào tạo tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bát Xát nói riêng đã có nhiều hoạt
động tích cực trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông qua các
hoạt động giáo dục nhằm thu hút học sinh tham gia tìm hiểu. Tuy nhiên công tác
giáo dục giới tính trong các nhà trường phổ thông nói chung, các trường
PTDTBT THCS nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Xuất phát từ những lý do trên,
tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu
số cấp THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động giáo dục giới tính
và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các
trường PTDTBT THCS, tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính, nâng cao hiệu quả giáo dục ở các
trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường
PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Bát Xát.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại các
trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục giới tính là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhân
cách con người, chất lượng và hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số THCS ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục của các trường
4
PTDTBT THCS nói chung. Việc giáo dục giới tính cũng như quản lý hoạt động
giới tính của các trường PTDTBT THCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong
những năm gần đây đã được quan tâm, song vẫn còn những hạn chế. Nếu có
những biện pháp quản lý hợp lý, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt, kiểm tra
đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được những tồn tại và nâng cao hiệu quả
giáo dục giới tính cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Bát Xát gồm các chức năng của nhà quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra, đánh giá.
6.2. Giới hạn về không gian
Đề tài nghiên cứu khảo sát tại 06 trường phổ thông dân tộc bán trú trung
học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tiến hành sử dụng các
phương pháp sau: